Trong định hướng phát triển xuất khẩu, Bộ Thương mại tập trung vào 2 hướng chính:
- Tập trung phát triển những mặt hàng lớn vì các mặt hàng này tăng trưởng sẽ tạo ra giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn, giải quyết nhiều lao động và các vấn đề xã hội khác - Tập trung vào các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tuy chưa lớn nhưng vừa qua có tốc độ tăng trưởng nhanh, có tiềm năng, không bị hạn chế hoặc chưa bị hạn chế về thị trường, hạn ngạch.
Để chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu từ các mặt hàng thô sang các mặt hàng đã qua chế biến, có hàm lượng công nghệ cao thông qua:
-Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ sản xuất
Nước ta hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng thiết bị, công nghệ lạc hậu nên hiệu quả sản xuất thấp. Nguyên nhân do doanh nghiệp còn hạn chế về năng lực tài chính và khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ của Nhà nước. Vì vậy các bộ và sở KH và CN cần triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến góp phần nâng cao năng suất và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng ứng dụng của các doanh nghiệp. Các loại hình công nghệ cần được hỗ trợ chủ yếu là công nghệ tạo sản phẩm mới; công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng; công nghệ cải tiến, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm…; đồng thời lựa chọn đầu tư công nghệ cho những ngành sản xuất có thế mạnh. Nhiều doanh nghiệp đã được hỗ trợ vốn đầu tư đổi mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm.
- Khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên
Dựa trên tình hình thực tế của công tác quản lý tài nguyên thời gian qua cũng như dự báo tình hình sắp tới, Đảng đã đề ra các mục tiêu tổng quát cũng như mục tiêu cụ thể đến năm 2020.
Theo đó, về mục tiêu tổng quát, đến năm 2020, Việt Nam có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững. Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững. Về các mục tiêu cụ thể, đến năm 2020, thực hiện đánh giá được tiềm năng, giá trị của các nguồn tài nguyên quan trọng trên đất liền; đạt được bước tiến quan trọng trong điều tra cơ bản tài nguyên biển.Trên cơ sở mục tiêu tổng quát cũng như mục tiêu cụ thể, Đảng xác định các nhiệm vụ cụ thể cho công tác quản lý tài nguyên.
Xây dựng và thực hiện các chiến lược bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý các loại tài nguyên đất, khoáng sản, nước, rừng, nguồn lợi thủy sản, năng lượng tái tạo. Nâng cao chất lượng quy hoạch các loại tài nguyên, tính đến các tác động của biến đổi khí hậu. Xây dựng và thực hiện các cơ chế quản lý giám sát minh bạch việc sử dụng các loại tài nguyên quốc gia, bảo đảm sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững. Kết hợp dự trữ khoáng sản chiến lược quan trọng với thúc đẩy khai thác hợp lý và hiệu quả tài nguyên khoáng sản; định hướng nhập khẩu một số loại khoáng sản chiến lược đáp ứng phát triển kinh tế lâu dài; tăng cường chế biến, không xuất khẩu khoáng sản thô. Sớm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng khai thác và xuất khẩu khoáng sản trái phép. Tái cơ cấu ngành công nghiệp khoáng sản gắn với chế biến sâu, để đáp ứng nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô và sử dụng hiệu quả khoáng sản sau khai thác.