Kết quả của việc thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sau

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của việt nam các biện pháp thực hiện chủ yếu kể từ khi gia nhập WTO (Trang 30 - 33)

sau khi gia nhập WTO

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2007 đã tăng mạnh 31,3%, mức tăng về số tương đối cao nhất trong giai đoạn 2003-2012, tương đương tăng 26,52 tỷ USD so với năm 2006.

Sau 6 năm là thành viên của WTO, thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2012 đã đạt 228,31 tỷ USD, cao gấp hơn 2 lần so với kết quả thực hiện của năm 2007. Trước đó xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã cán mốc 200 tỷ USD vào những ngày cuối cùng của năm 2011.

Thống kê cho thấy tính chung cả năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114.57 tỷ USD, tăng 18.3% so với năm 2011, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 113.79 tỷ USD, tăng 7.1%. Theo đó, cán cân thương mại cả năm 2012 thặng dư khoảng 0.78 tỷ USD.

Đây là lần đầu tiên cán cân thương mại thặng dư kể từ năm 1993 đến nay. Thâm hụt thương mại sau khi đạt đỉnh với 18.03 tỷ USD trong năm 2008, đã có dấu hiệu thu hẹp dần; và đến năm 2012, cán cân thương mại đã có thặng dư.

Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2012 vẫn giữ được đà tăng ấn tượng 18.3%, bất chấp những khó khăn chung của kinh tế thế giới. So với Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước trong khu vực ASEAN như Philippines, Malaysia, Thái Lan, thì động lực tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay vẫn mạnh mẽ và có phần vượt bậc. Tuy nhiên, góp phần không nhỏ vào đà tăng này chủ yếu nhờ vào các doanh nghiệp FDI với mức tăng 31.2%. Điều này được giải thích là do họ vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh và thị trường, trong khi hàng loạt doanh nghiệp trong nước vẫn đang suy yếu.

Theo xếp hạng của WTO, thứ hạng của Việt Nam xét theo kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong năm 2003 lần lượt ở vị trí 50 và 42 trên toàn thế giới. Tuy nhiên, theo số liệu cập nhật mới đây của WTO, đến năm 2012, thứ hạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã tăng 13 bậc và xếp ở vị trí thứ 37 trong số các nước, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong khi nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng 18 bậc và xếp ở vị trí thứ 34.

Bảng: Thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam theo thống kê của WTO giai đoạn 2003-2012

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Xuất khẩu 50 50 49 50 50 50 40 40 41 37

Nhập khẩu 42 44 44 44 41 42 36 34 33 34

Nguồn: WTO

Trong cấu phần kim ngạch xuất khẩu đáng chú ý là 2 nhóm hàng Điện thoại các loại và linh kiện – Điện tử, máy tính và linh kiện có mức tăng trưởng lần lượt là 97.7% và 69.1% so với năm 2011. Ngoài ra, nhóm hàng nông nghiệp như Thủy sản, Gạo cũng góp mặt trong 10 nhóm hàng xuất khẩu mạnh nhất trong năm 2012.

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của việt nam các biện pháp thực hiện chủ yếu kể từ khi gia nhập WTO (Trang 30 - 33)