CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Một phần của tài liệu VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT LÍ THUYẾT MÔN SINH HỌC TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA (Trang 45 - 46)

1. Tính trạng: Là đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí riêng, di truyền… của một cơ thể mà cĩ thể làm dấu hiệu để phân biệt với cơ thể khác. Cĩ 2 loại tính trạng:

- Tính trạng tương ứng là những biểu hiện, khác nhau của cùng một tính trạng.

Ví dụ: Tính trạng màu sắc ở hoa cĩ những trạng thái khác nhau là đỏ, hồng, trắng, xanh, tím, …

- Tính trạng tương phản là 2 tính trạng tương ứng cĩ biểu hiện trái ngược nhau.

Ví dụ: Tính trạng kích thức thần cĩ 2 trạng thái trái ngược nhau là cao và thấp, tính trạng vị quả cĩ 2 trạng thái ngọt và chua, tính trạng màu sắc hạt cĩ 2 trạng thái là vàng và xanh dương. 2. Cặp gen tương ứng: là cặp gen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng và quy định một cặp tính trạng tương ứng hoặc nhiều cặp tính trạng

khơng tương ứng (di truyền đa hiệu)

Ví dụ: Ở đậu Hà la cặp gen Aa qui định hạt trơn, ở ruồi giấm BB qui định cánh ngắn và đốt thân ngắn

3. Alen (gen): Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen. Gen bị đột biến tạo nên các alen khác nhau qui định những trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng.

Ví dụ: Gen qui định màu sắc hạt ở đậu Hà Lan bị đột biến tạo nên các alen A qui định hạt vàng, a qui định hạt xanh da trời.

4. Gen alen: là các alen của cùng 1 gen tồn tại trên 1 vị trí nhất định của cặp NST tương đồng (lơcut) cĩ thể giống

hoặc khác nhau về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nuclêơtit.

Ví dụ: P và P, a và a, B và b ở hình 1 chiếm cùng vị trí trên NST (gọi là lơcut) nên được gọi là các gen alen với nhau.

5. Gen khơng alen: là các alen của các gen khác nhau trên các cặp NST khơng tương đồng hoặc ở vị trí khơng tương ứng trên cùng một cặp NST.

Ví dụ: Ở hình 1, gen P và a, P và B, a và b là các gen khơng alen.

6. Kiểu gen: là tổ hợp tồn bộ các gen trong tế bào của cơ thể thuộc 1 lồi sinh vật. Tuy nhiên, trong thực tế nĩi đến kiểu gen là chỉ xét đến các gen qui định tính trạng cần nghiên cứu.

Ví dụ: Kiểu gen qui định màu sắc và hình dạng hạt ở đậu Hà Lan; AABB: hạt vàng, trơn; Aabb: hạt vàng, nhăn.

7. Kiểu gen đồng hợp: Là các cặp gen tương ứng (cặp gen alen) mang hai alen giống nhau Ví dụ: AA, AAbb, aaBB, aabb, AAbbDD,…

8. Kiểu gen dị hợp: Là các cặp gen tương ứng mang hai alen khác nhau. Ví dụ: Aa, AaBb, AaBbDd,…

9. Kiểu hình: là tập hợp tồn bộ các tính trạng của cơ thể. Kiểu hình thay đổi theo giai đoạn phát triển và điều kiện của mơi trường. Trong thực tế khi đề cập tới kiểu hình người ta chỉ quan tâm tới 1 hay một số tính trạng liên quan đến tính trạng cần nghiên cứu.

Ví dụ: Kiểu hình về kích thước thân, màu sắc hoa và vị quả gồm: thân cao, hoa đỏ, vị ngọt; thân thấp, hoa trắng, vị chua,…

10. Giống thuần chủng: là giống cĩ đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ con cháu khơng phân li cĩ kiểu hình giống bố mẹ, cĩ kiểu gen đồng hợp. Trong thực tế khi đề cập tới giống thuần chủng thường chỉ đề cập tới 1 hay 1 vài tính trạng nào đĩ mà nhà chọn giống quan tâm tới.

Ví dụ: Hạt vàng thuần chủng (AA); Thân cao, hoa đỏ, vị ngọt (AABBDD).

11. Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện khi cĩ kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử. Thực tế cĩ trội hồn tồn và trội khơng hồn tồn (trạng thái dị hợp biểu hiện trung gian).

Ví dụ: AA, Aa quy định hạt vàng (tính trội), aa quy định hạt xanh (tính lặn); AA qui định hoa đỏ (tính trội), Aa quy định hoa hồng (tính trạng trung gian), aa quy định hoa trắng (tính lặn). 12. Tính trạng lặn: là tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp lặn.

13. Lai phân tích: là phương pháp lấy cơ thể mang tính trạng trội cần kiểm tra kiểu gen lai với cơ thể mang gen lặn. Nếu đời con đồng tính (xuất hiện 1 loại kiểu hình) thì cơ thể cần kiểm tra kiểu gen là đồng hợp tử trội, nếu đời con phân tính thì cĩ thể đưa kiểm tra kiểu gen dị hợp tử.

14. NST giới tính: là NST đặc biệt khác NST thường, khác nhau giữa cơ thể đực với cơ thể cái. NST đĩ mang gen xác định việc hình thành 1 số tính trạng, khi biểu hiện gắn liền với biểu hiện tính trạng giới tính.

Ví dụ: Ở người, nam mang cặp NST giới tính XY, nữ mang cặp NST giới tính XX.

15. Sự di truyền giới tính: Là sự di truyền tính trạng đực cái ở sinh vật luơn tuân theo tỉ lệ trung bình 1 đực: 1 cái tính trên qui mơ lớn, được chi phối bởi cặp NST giới tính của lồi.

16. Sự di truyền liên kết giới tính: là sự di truyền của các gen nằm ở các vùng khơng tương đồng của NST giới tính khi biểu hiện tính trạng tuân theo qui luật di truyền chéo (gen nằm trên X) hoặc di truyền thẳng (gen nằm trên Y).

17. Các kí hiệu thường dùng:

- P: Thế hệ xuất phát (bố mẹ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- G: Giao tử. Trong đĩ: GP - Giao tử P; GF1 - Giao tử F1 ....

- F: thế hệ con. Trong đĩ: F1: Đời con của P, F2: Đời sau của các cây lai F1, FA: Thế hệ con của phép lai phân tích.

- ♂: giống đực; ♀: giống cái. - X: Phép lai (lai giống)

Một phần của tài liệu VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT LÍ THUYẾT MÔN SINH HỌC TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA (Trang 45 - 46)