V. CẢC VẮN ĐÈ LĨẺN QUAN ĐÉN CẮC BIÊN PHÁP CHỎNG LAM PHÁT.
5.2. Cắt giám đầu tư công để chống lam phát: vẫn chì là bề nối.
TT - Theo Bộ Kế hoạch - đầu tư (KH-ĐT), tính đến ngày 19-5 mới có 30 địa phương và chín bộ, ngành gửi báo cáo về số công trình dự định cắt giảm với gần 600 dự án, tương đương khoảng 2.000 tỉ đồng. Theo một số chuyên gia, mức cắt giảm này còn khiêm tốn, cần phải làm mạnh tay hơn mới góp phần kiềm chế lạm phát.
5.3. Giám nhâp siêu : vẫn trong vòng luẩn quẩn.
Theo Bộ Công Thương, chỉ trong quý 1/2008, nhập siêu đã lên tới 7,36 tỉ USD, bằng khoảng 50% mức nhập siêu của cả năm 2007.
trở nên cấp thiết hơn khi theo cam kết WTO, VN phải tiếp tục cắt giảm nhiều dòng thuế ngay trong năm nay và hoàn toàn mở cửa thị trường bán lẻ vào năm 2009.
Đe giảm nhập siêu, theo các chuyên gia, có hai cách là tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó khăn chồng chất do đồng USD rớt giá.
Đứng truớc cửa hàng thịt của Vissan rau con cá. ở chợ Bà Chiểu (Q.BÌnh Thạnh, TPHCM),
chị Thanh Trang không tin nổi vào mắt mình khi nhìn bảng giá: sườn non đã lên 78.000 đồng/kg; thịt ba rọi, nạc dăm: 63.000. Bó rau muống bé tí cũng đã 4.000 đồng. Tiền chợ một ngày của chị giờ phải tăng gần gấp đôi.
“Bão” giá mới từ “cú hích” xăng dầu. Một buổi sáng theo chân các bà nội trợ mới hiểu hơn cho chị em cái khó, áp lực của việc đi chợ thời “bão” giá. Niềm vui đi chợ, được lo bữa ăn cho những người yêu thương trong gia đình trở thành một gánh nặng của chị em phụ nữ.
Giá cả như trực thăng cất cánh: Bấm bụng lựa lkg ba rọi, chị Thanh
Trang lật đật sang sạp bán rau và tiếp tục bị choáng. Bó rau muống bé bằng nắm tay đã lên 4.000 đồng, ngay cả khế chua cũng lên 10.500 đồng/kg, cà chua leo lên tận 12.000 đồng/kg... Mua đủ nguyên liệu đế nấu canh chua đã hết 12.000 đồng, xin thêm trái ớt chị bị bà hàng rau nhắc ngay “ba trái 500 đồng”. Ghé qua hàng thủy hải sản mua một con cá điêu hồng bé nấu canh, đang nghĩ ngợi về nồi canh buổi tối, bà bán cá báo giá khiến chị giật mình “19.000 đồng”!
Theo chị Trang, tiêu chuẩn một ngày của gia đình bốn thành viên như nhà chị lúc trước chỉ cần 50.000 - 60.000 đồng là đủ, giờ phải tăng gần gấp
Nhung chị Trang vẫn “may mắn” khi khả năng chi tiêu còn có thế “nhúch nhích” được. Như chị H, ngụ ở quận 3, có chồng chạy xe ôm, ăn uống đạm bạc vì chồng phát tiền chợ 40.000 đồng cho cả nhà bốn miệng ăn.
“Bữa ăn nào ổng cũng đặt chén nặng nhẹ, hỏi tiền chợ đưa làm gì mà cơm không có gì ăn, hết rau muống xào đến luộc rồi nấu canh. Thịt thì loe ngoe vài ba miếng đã hết...”, giọng chị đầy ấm ức.
Ngồi nghe chị tính mới thấy toát mồ hôi. Thịt sườn từ 55.000 đồng giờ lên hơn 70.000 đồng, mua kho chỉ dám cân hai lạng cũng hết 14.000 đồng. Rau muống phải ba bó xào ăn mới đủ hết thêm 9.000 đồng, bí xanh lúc trước có 7.000 đồng/kg giờ cũng lên 9.000 đồng. Tính nhẩm sơ sơ đã là 32.000 đồng...
Người nghèo phải đi chợ... chiều: Không ít bà nội trợ không dám đi
chợ buổi sáng mà chọn đi chợ buổi chiều để mong mua được đồ rẻ hơn. Chị T, công nhân may mặc làm theo thời vụ ở Gò vấp, lương tháng khoảng 700.000 đồng, đi chợ Trần Hữu Trang đế lo bữa ăn cho hai vợ chồng và đứa con trai học lớp 7.
Ba bìa đậu hũ chiên quắt queo giá 7.000 đồng, hai lạng thịt “rẻo” (dính cả mờ lẫn nạc, cắt lụn vụn) 8.500 đồng, một giỏ cá hấp ba con, mỗi con bằng hai ngón tay ghép lại thêm 3.000 đồng, nửa ký rau muống 1.000 đồng và thêm 2.000 đồng dầu ăn.
Bạn Bùi Tấn Thời, sinh viên năm 2 Trường đại học Văn Hiến, than: “Bình thường đi chợ khoảng 30.000 đồng nấu ăn hai bữa (chưa kế tiền gạo và chất đốt) cho bốn anh em. Sáng 26-11 em đi chợ chi hết 38.000 đồng nhưng bữa trưa ăn thâm qua bữa chiều. Tụi em phải thêm mấy gói mì tôm làm canh mới tạm đủ no”.