Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập nhận thức ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam - chi nhánh sài gòn (Trang 25 - 30)

2. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu VN chi nhánh Sài Gòn

2.3Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Ban Giám đốc chi nhánh: Bao gồm một Giám đốc và hai Phó Giám đốc, chịu trách nhiệm cuối cùng về toàn bộ hoạt đông kinh doanh của chi nhánh đối với khách hàng và ban lãnh đạo ngân hàng. Ban giám đốc chi nhánh quản lý tất cả các phòng ban; đề ra

PGD Trường Sơn Các Phòng giao dịch PGD Võ Văn Tần BP. Ngân quỹ PGD Thảo Điền Phòng Hành chính – Ngân quỹ BP. Hành chính Phòng Tín dụng Phòng Dịch vụ khách hàng Ban Giám Đốc BP TTQT BP Kế toán BP Thẻ KH Cá nhân KH Doanh nghiệp BP KDTT PGD ĐaKao PGD Bến Chương Dương PGD Nguyễn Công Trứ PGD Phan Xích Long

những nhiệm vụ phương hướng; trực tiếp đứng ra ký kết các hợp đồng giao dịch với khách hàng, với các tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trực tiếp với các cơ quan cấp trên.

Phòng hành chính – Ngân quỹ:

Bộ phận Hành chính:

 Phân phối tài liệu, văn phòng phẩm, dụng cụ làm việc tới các phòng ban

 Đóng dấu và quản lý con dấu theo quy định của Ngân hàng Nhà

nước và của Exim Bank.

 In ấn, phô tô văn bản, tài liệu theo yêu cầu của Ban Lãnh đạo

 Phân loại, ghi chép, sắp xếp công văn giấy tờ giao dịch và lưu trữ một cách khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu…

 Tiếp đón, hướng dẫn và phục vụ các cá nhân, tổ chức đến giao

dịch tại Ngân hàng.

 Chuẩn bị và thực hiện công tác phục vụ khi có các cuộc họp, hội

thảo, tập huấn, đào tạo… theo yêu cầu của lãnh đạo.

Bộ phận Ngân quỹ:

 Thực hiện thu, chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các loại ngoại tệ.

 Kiểm tra, kiểm soát các loại chứng từ trước khi thu, chi: chữ ký, chứng minh thư nhân dân, số tiền...

 Đối chiếu bảng kê thu, chi tiền khớp đúng với chứng từ thực tế.

 Kiểm tra phát hiện tiền giả, lập biên bản thu giữ theo đúng quy định hiện hành. Chọn lọc tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, lạt/bó tiền theo quy định

 Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục nộp/lĩnh tiền, giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng về các nghiệp vụ liên quan. Nhập số liệu vào máy, cân quỹ cuối ngày.

Phòng Tín dụng: Bao gồm Phòng Khách hàng doanh nghiệp và Khách hàng cá nhân

 Nắm bắt thị trường, định hướng để lựa chọn phương thức đầu tư;

cũng như lựa chọn khách hàng.

 Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp; hướng dẫn khách hàng trong mọi quan hệ; kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, các thủ tục, điều kiện vay vốn.

 Thẩm định các dự án đầu tư và phân tích tình hình tài chính của

khách hàng. Trực tiếp kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay vốn; kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay.

Phòng Dịch vụ khách hàng:

Bộ phận thẻ: cung cấp những thông tin cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến thẻ như: làm thẻ ATM mới; hướng dẫn cách sử dụng thẻ; hướng dẫn các trình tự làm thẻ…

Bộ phận Kinh doanh tiền tệ:

 Tham gia xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển dịch vụ

thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại trong nước, các sản phẩm quản lý tiền tệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Triển khai kế hoạch bán hàng các sản phẩm thanh toán quốc tế

(L/C, nhờ thu, TT), tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại trong nước (tài trợ nhà cung cấp, tài trợ nhà phân phối), quản lý tiền tệ …và các sản phẩm khác liên quan

 Thực hiện hỗ trợ các phòng giao dịch triển khai các hoạt động thanh toán toán quốc tế, thanh toán trong nước, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại trong nước, các sản phẩm quản lý tiền tệ.

Bộ phận Thanh toán quốc tế:

 Mở thư tín dụng, chuyển cho Kiểm soát viên kiểm soát và cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 Kiểm tra chứng từ hàng nhập khẩu, làm thông báo cho khách hàng trình cấp có thẩm quyền duyệt sau đó chuyển cho phòng Doanh nghiệp. Liên hệ với phòng Doanh nghiệp khi bộ chứng từ đến hạn thanh toán

 Làm điện thông báo ra nước ngoài khi bộ chứng từ có sai sót, huỷ L/C, hay các vấn đề liên quan đến L/C khi có phát sinh. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, phát điện đi.

 Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế. Ghi sổ chứng từ chuyển tiền và thanh toán L/C. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán quốc tế phát sinh. Lưu các hồ sơ có liên quan.

Bộ phận Kế toán:

 Kiểm soát trước và sau khi hạch toán các chứng từ kế toán: Tiết kiệm, chuyển khoản, thu đổi ngoại tệ, tài khoản (cá nhân, các tổ chức kinh tế)…phát sinh trong ngày

 Kiểm soát các chứng từ trên hệ thống

 Thực hiện các công việc kế toán cuối ngày, tháng, năm, đối chiếu với sổ sách của bộ phận kho quỹ cân với số tiền mặt tồn kho thực tế để chuẩn bị cho việc khoá sổ sách kế toán

 Giải thích hướng dẫn, thu thập thông tin từ khách hàng để nâng cao chất lượng công tác kế toán nói riêng và công việc của cả phòng nói chung.

Các Phòng giao dịch:

 Tiếp nhận và thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh, nhiệm vụ trực tiếp từ Ban Giám đốc Chi nhánh theo từng thời kỳ.

 Nhìn chung Phòng giao dịch sẽ thực hiện các nghiệp vụ giống như tại Chi nhánh nhưng sẽ giới hạn tại một số nghiệp vụ tùy theo năng lực và đặc thù của từng Phòng giao dịch

PHẦN II: NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỰC TẬP

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập nhận thức ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam - chi nhánh sài gòn (Trang 25 - 30)