Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2012-2014 (Trang 34)

Vị trí địa lí Khí hậu Thủy văn Thổ nhưỡng 3.3.2. Điu kin kinh tế xã hi Dân số và lao động

Cơ sở vật chất kỹ thuật Tình hình văn hóa xã hội Tình hình phát triển kinh tế

3.3.3 Thc trng công tác qun lý và s dng đất ti xã Tc Tranh

3.3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Tức Tranh 3.3.3.2 Tình hình quản lý đất đai của xã Tức Tranh

3.3.4 Đánh giá công tác cp GCNQSD đất ti xã Tc Tranh giai đon 2012- 2014 2012- 2014

3.3.4.1 Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất tại xã Tức Tranh theo loại đất 3.3.4.2 Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất tại xã Tức Tranh theo đơn vị thời gian

3.3.4.3 Tổng hợp kết quả các trường hợp chưa được cấp GCNQSD đất xã Tức Tranh giai đoạn 2012 – 2014

3.3.5 Nhng thun li, khó khăn và gii pháp khc phc nhm đẩy mnh công tác cp GCNQSD đất xã Tc Tranh trong thi gian ti công tác cp GCNQSD đất xã Tc Tranh trong thi gian ti

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thp s liu

- Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành chọn lọc thông tin cần thiết liên quan đến đề tài. Cụ thể là trong đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp thu thập và xử lý số liệu về:

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tài liệu số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, số liệu về quản lý nhà nước về đất đai và các văn bản có liên quan.

3.4.2 Phương pháp so sánh

Cụ thể là so sánh các số liệu qua các năm để rút ra những kết luận và tìm ra các nguyên nhân tạo nên sự biến đổi đó.

3.4.3 Phương pháp phng vn

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tức Tranh

4.1.1 Điu kin t nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

- Tức Tranh là xã nằm ở phía Đông của huyện Phú Lương; Đông giáp huyện Đồng Hỷ, Tây giáp xã Phấn Mễ, Nam giáp xã Vô Tranh, Bắc giáp xã Phú Đô và Yên Lạc. Vị trí của xã cách đường Quốc lộ 3: 6km, cách trung tâm huyện 9km. Có con đường trục chính Giang Tiên - Phú Đô - Núi Phấn đi qua xã. Xã Tức Tranh nằm giáp ranh với xã Minh Lập của huyện Đồng Hỷ, xã là cầu nối giữa hai huyện về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Tọa độ: 21°43′40″ B 105°46′0″Đ, diện tích 24,6 km², dân số là 8527 người, mật độ 347 người/km².

4.1.1.2 Địa hình , địa mạo:

Xã Tức Tranh là một xã miền núi trung du với nhiều đồi núi nằm rải rác trên toàn bộ địa hình của xã, tạo nên một địa hình tương đối phức tạp. Với độ cao trung bình từ 36,9m÷176,9m so với mặt nước biển (điểm cao nhất là núi Niểng với độ cao là 176,9m). Địa hình của xã nói chung dốc dần từ Bắc xuống Nam từ Tây sang Đông.

Vùng phía Tây và phía Bắc của xã có nhiều đồi núi cao với độ dốc chủ yếu từ 150

÷250.

Vùng phía Nam của xã đồi núi có độ cao thấp hơn, độ dốc chủ yếu từ 100÷200.

Vùng phía Đông Nam của xã có địa hình thấp hơn với độ dốc chủ yếu từ 00

Ngoài ra địa hình của xã còn có những thung lũng do địa hình đồi núi liên tiếp liền kề tạo nên, những vùng thung lũng này có độ dốc chủ yếu từ 00÷30 và từ 30

÷80. Với 6 vùng thung lũng chính được phân bố từ Bắc xuống Nam, phía Bắc và Đông Bắc với 3 thung lũng, phía Đông có 1 thung lũng, phía Tây có 1 thung lũng, và trung tâm xã có 1 thung lũng.

4.1.1.3 Khí hậu

Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua một số năm gần đây cho thấy xã Tức Tranh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa, song chủ yếu là 2 mùa chính: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,50 C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm vào tháng 1 là 15,60

C.

- Nắng: Số giờ nắng trong năm đạt 1.628 giờ. Tháng có giờ nắng cao nhất

là tháng 7 với 195 giờ. Tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và tháng 3 là 50 giờ.

- Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 2.097mm, trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, nhiều khi xảy ra lũ. Theo thống kê vào tháng 7 lượng mưa trung bình trong nhiều năm khoảng 419,3mm, số ngày mưa khoảng 17,3 ngày, vào tháng 8 lượng mưa trung bình thấp hơn (371,5mm) nhưng số ngày mưa lại cao nhất trong năm khoảng 19,3 ngày.

Tháng 1 và tháng 2 mưa ít, lượng mưa trung bình 24,1÷ 25,3mm với số ngày mưa khoảng từ 6,8 ÷ 10,5 ngày.

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm là 82%. Vào mùa mưa độ ẩm không khí trung bình là 83,28%. Vào mùa khô độ ẩm trung bình là 80%.

- Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông Nam và mùa khô là gió Đông Bắc.

Số ngày có sương mù trong năm khoảng 4 ÷ 5 ngày.

Hệ thống thuỷ văn: Với dòng sông Cầu chảy qua địa bàn xã cũng là ranh giới giữa xã với huyện Đồng Hỷ ở phía Nam – Đông Nam dài khoảng 2,7km cùng với hệ thống các con sông, suối, khe lớn nhỏ với tổng diện tích là 39,79 ha đã tạo nên mạng lưới thủy văn cho toàn xã.

4.1.2 Thc trng phát trin kinh tế - xã hi

4.1.2.1 Thực trạng phát tiển các ngành kinh tế

1. Ngành nông, lâm nghiệp

*Trồng trọt:

Năm 2010 diện tích gieo trồng là: 272,27 ha, tổng sản lượng lương thực cây có hạt là: 1.603 tấn đạt 104,38% kế hoạch, tăng bình quân hàng năm 1,07%.

Vụ xuân năm 2014 gieo cấy được: 131,29 ha, trong đó lúa cao sản là:24,29 ha, lúa thường là 107,00 ha sản lượng ước đạt 6.985 tấn.

* Lâm nghiệp:

Tập huấn Luật quản lý bảo vệ rừng phòng cháy chữa cháy có 130 lượt người tham gia, tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng rừng 04 lớp thu hút 121 lượt người tham gia, giải quyết tranh chấp đất lâm nghiệp 02 vụ hòa giải 01 vụ, 01 vụ chuyển cấp trên giải quyết.

* Chăn nuôi thú y:

Công tác chăn nuôi thú y trên địa bàn xã ổn định, chủ động phòng chống dịch bệnh, thường xuyên tuyên truyền các loại dịch bệnh nhất là các bệnh nguy

hiểm (Cúm A H1N1)… thực hiện tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Do làm tốt công tác tuyên truyền nên trong năm không xảy ra dịch bệnh. Chăn nuôi đã từng bước đi vào hướng tập trung sản xuất hàng hóa, xuất hiện một số mô hình chăn nuôi lợn, gà theo kiểu trang trại nhỏ. Tổng đàn gia cầm tăng 25%.

Tuy nhiên trong những năm qua, đàn trâu, bò của xã giảm do sự phát triển khoa học, kỹ thuật sản xuất và đồng cỏ ngày càng thu hẹp nên các hộ dân bán đi để đầu tư máy cày kéo. Nông nghiệp, nông thôn của xã đang được đầu tư theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

2. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Trong những năm vừa qua, khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của xã Tức Tranh đã có bước phát triển, có sự chuyển biến tích cực đầu tư trang thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến. Do vậy năng suất, chất lượng sản phẩm từng bước được nâng lên, một số ngành nghề đang được duy trì như: Gò hàn, sửa chữa xe máy, điện dân dụng, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng, thu hút nhiều lao động có tay nghề. Các máy cày bừa, máy xạ lúa đã thay thế hàng trăm công lao động và sức cày kéo. Từ đó lao động phổ thông chuyển đổi đi lao động tập trung trong và ngoài nước có thu nhập cao, tuy nhiên kết quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng của xã. Tỷ trọng ngành công nghiêp – tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, giá trị sản xuất ngành còn chưa cao.

Thế mạnh của địa phương là các xưởng chế biến chè và các xưởng chế biến gỗ, sửa chữa gia công, vì vậy các cơ sở đã đầu tư, mở rộng.

3. Ngành thương mại – dịch vụ

Luôn giữ vững và ổn định, số hộ bán buôn, bán nhỏ tại các nơi tập trung dân cư và thuận tiện giao thông. Hiện nay xã có 1 chợ, phần nào đáp ứng được nhu cầu giao lưu buôn bán của nhân dân trong xã.

4.1.2.2 Dân số, lao động, việc làm

- Dân số: Năm 2014, dân số của xã có khoảng 8.716 người, với 2.236

hộ.Xã đã từng bước đổi mới công tác tuyên truyền vận động về dân số KHHGD để ổn định dân số và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Duy trì thường xuyên chế độ giao ban, báo cáo hàng tháng nắm vững sự biến ng về dân số trên địa bàn.

- Lao động và việc làm: Là một xã thuần nông nên lao động của xã

chủ yếu là làm nông nghiệp, một số ít lao động, hộ làm công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp, tuy nhiên còn nhỏ lẻ, đơn giản, chưa thu hút được nhiều lao động.

- Thu nhập và mức sống: Do nền kinh tế của xã đang trong giai đoạn phát triển, số lao động có việc làm trên địa bàn xã tương đối ổn định. Tuy nhiên phần lớn hoạt động trong ngành nông nghiệp nên thu nhập của người dân thấp chỉ đạt khoảng 12 triệu đồng/người/năm từ đó kéo theo mức sống của người dân còn thấp.

4.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn xã Tức Tranh

4.2.1 Tình hình qun lý đất đai

a. Xã đã chỉ đạo việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai theo hệ thống văn bản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cụ thể như:

Công tác quản lý tài chính về đất đai của xã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện việc thu, chi liên quan đến đất đai, UBND xã Tức Tranh đã thực hiện đúng thẩm quyền chức năng theo quy định của Luật đất đai. Đồng thời xã cũng đã gửi hồ sơ của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức lên các ban ngành của huyện để tổ chức thực hiện việc thu thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trên cơ sở hệ thống các văn bản đã ban hành.

b. Lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính:

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính: thực hiện chỉ thị 364/CT-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ), huyện đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hành chính. Các tuyến ranh giới đều được xác định, thống nhất rõ ràng bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ địa hình. Riêng biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc trên địa bàn huyện Phú Lương đã thực hiện xong việc phân định cắm mốc giới.Hồ sơ được lập và lưu trữ, quản lý đúng theo quy định của pháp luật.

c. Khảo sát, đo đạc lập bản đồ, đánh giá, phân hạng đất

- Công tác điều tra khảo sát, đánh giá, phân hạng đất được xã quan tâm nhằm phục vụ cho các dự án phát triển nông nghiệp, các vùng chuyên canh, các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành ở địa phương, đặc biệt là ngành tài nguyên môi trường, xã đã tiến hành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 tỷ lệ 1/25.000. Trong năm 2010 xã cũng đã tiến hành tổng kiểm kê đất đai năm 2010 và xây dựng xong bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỷ lệ 1/25.000.

- Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính được tiến hành tương đối khẩn trương giúp huyện, các xã nắm được quỹ đất, tăng cường một bước công tác quản lý nhà nước về đất đai, phục vụ kịp thời việc giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Toàn bộ đất đai của huyện Phú Lương đã được đo đạc địa chính, lập bản đồ địa chính chính quy với các tỷ lệ 1/500,1/2.000, bản đồ giao đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/10.000.

- Các sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính hiện nay ở dạng giấy và dạng số theo hệ tọa độ VN2000 được sử dụng để phục vụ các nhu cầu về quản lý đất đai,

làm cơ sở để phát triển đo đạc, lập các bản đồ chuyên đề của các ngành. (Giáo

trình quản lý nhà nước về đất đai )

d.Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai :

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai đã được ghi trong Luật đất đai. Vì vậy, để thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã cần phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã Tức Tranh sau khi được Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lương phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để quản lý đất đai,căn cứ để giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, định giá đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư... Vì vậy, các cấp, các ngành, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý và sử dụng đất phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi được phê duyệt.

- Mục tiêu cơ bản của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã là đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.

- Mục đích của quy hoạch sử dụng đất còn là cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm và cụ thể hoá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện.

- Yêu cầu quy hoạch sử dụng đất của xã phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện; đáp ứng được các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của huyện. Đồng thời đảm bảo tính kề thừa, tính liên tục và tính phát triển của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.

đ.Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

- Việc giao đất ổn định lâu dài cho người dân sử dụng là một bước tiến mới trong nhận thức về quản lý đất đai, một giải pháp quan trọng nhằm khắc

phục tình trạng đất vô chủ, sử dụng kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho người dân yên tâm đầu tư để phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn. Đến nay toàn huyện đã hoàn thành việc giao đất nông-lâm nghiệp cho các hộ nông dân theo nghị định 64/CP,02/CP của chính phủ. Việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cơ quan đoàn thể được thực hiện thường xuyên.

- Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được tiến hành thường xuyên, theo đúng quy định của pháp luật.Quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất chưa được chặt chẽ.

4.2.2 Tình hình s dng đất

Xã Tức Tranh có tổng diện tích tự nhiên là 2.559,36 ha. Đất đai của xã phân theo mục đích sử dụng như sau:

4.2.2.1 Nhóm đất nông nghiệp:

-Tổng diện tích là 2.256,43ha, chiếm 88,48 % 4.2.2.2 Nhóm đất phi nông nghiệp:

- Tổng diện tích là 302,76 ha chiếm 8,5 % 4.2.2.3 Nhóm đất chưa sử dụng:

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2012-2014 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)