Định nghĩa dựa trên ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu Dạng bị động trong tiếng pháp và những phương thức biểu đạt tương đương trong tiếng việt (tt) (Trang 25 - 26)

7. Bố cục của luận án

1.2.1. Định nghĩa dựa trên ngữ nghĩa

Theo quan niệm truyền thống, các nhà ngữ pháp thường đối lập dạng chủ động, khi chủ ngữ thực hiện hành động, với dạng bị động, khi chủ ngữ chịu sự tác động của hành động. Theo Wagner R. L. et J. Pinchon :"Dạng bị động là dạng cĩ chủ ngữ của động từ thể hiện đối tượng của hành động (tức là bổ ngữ chỉ đối tượng ở dạng chủ động).". Và chỉ trong phần chú thích thêm thì các tác giả này mới đề cập đến hình thái của động từ :

"Lưu ý

Cái mà người ta gọi là dạng bị động được thực hiện về mặt hình thái trong một ngữ đoạn kiểu : être + dạng tính động từ) (phân từ quá khứ - ND)" [126:246].

Cách định nghĩa này đã bị phê phán từ lâu, vả lại chính các tác giả thuộc trường phái này cũng đã chỉ ra những hạn chế của nĩ. H. Bonnard, tác giả của cuốn Grammaire française des lycées et collèges, [74:147] đã viết :"Cách định nghĩa này đưa ra chỉ để đối lập các nghĩa khác nhau của bản thân một động từ; khơng nên cho rằng tất cả mọi động từ ở dạng chủ động hay phản thân đều cĩ nghĩa như trong định nghĩa trên đây (cĩ nghĩa là chỉ ra rằng chủ ngữ là chủ thể của hành động – ND). Ai cũng biết rằng rất nhiều động

từ ở dạng chủ động chỉ thể hiện một trạng thái: Le malade souffre, le chat est gris (Bệnh nhân bị đau, con mèo màu xám); một số động từ ở dạng chủ động nhưng chủ ngữ ngữ pháp lại

là đối tượng chịu tác động của hành động được diễn tả bằng động từ : Le sucre fond, le

pain cuit."(Đường chảy, bánh chín.)

Một phần của tài liệu Dạng bị động trong tiếng pháp và những phương thức biểu đạt tương đương trong tiếng việt (tt) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)