Dày của đất được xác định từ tầng mặt đến tầng mẫu chất hình thành đất Độ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG môn KHOA học TRÁI đất và sự SỐNG (Trang 27 - 29)

dày phẫu diện đất thay đổi từ 40-50 đến 100-150 cm, có nơi dày 10m hay hơn (Feralit trên đá basalt Tây Nguyên).

2. Các nhân tố hình thành đất

a. Đá mẹ quyết định thành phần khoáng của đất: Nguồn cung cấp vật chất vô

cơ cho đất, trước hết là khoáng chất, cho nên nó là bộ xương và ảnh hưởng tới thành phần cơ giới, khoáng -học và cơ học của đất.

- Thành phần và tính chất đất chịu ảnh hưởng của đá mẹ thường được biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất, càng về sau sẽ bị biến đổi sâu sắc do các quá trình hóa học và sinh học xảy ra trong đất.

b. Yếu tố sinh học quyết định đến thành phần hữu cơ trong đất: Cây xanh có

vai trò quan trọng nhất vì nó tổng hợp nên chất hữu cơ từ những chất vô cơ của đất và của khí quyển – nguồn chất hữu cơ của đất.

- Vi sinh vật phân hủy, tổng hợp và cố định nitow (N)

- Các động vật có xương và không xương xới đảo đất làm cho đất tơi xốp, đất có cấu trúc.

- Xác sinh vật là nguồn chất hữu cơ cho đất , có thể nói vai trò của sinh vật trong quá trình hình thành đất là: tổng hợp, tập trung, tích lũy chất hữu cơ, phân giải và biến đổi chất hữu cơ.

- Con người...

c. Khí hâu và địa hình quyết định một phần đến quá trình hình thành và biến đổi đất: đổi đất:

- Nước mưa quyết định độ ẩm, mức độ rửa trôi, pH của dung dịch đất và tham gia tích cực vào phong hóa hóa học.

- Nhiệt độ làm cho đất nóng hay lạnh, nó thúc đẩy quá trình hóa học, hòa tan và tích lũy chất hữu cơ.

- Địa hình khác nhau thì sự xâm nhập của nước, nhiệt các chất hòa tan sẽ khác nhau. Nơi có địa hình cao, dốc, độ ẩm bé hơn nơi có địa hình thấp và trũng. Địa hình cao thường bị rửa trôi, bào mòn.

- Hướng dốc ảnh hưởng đến nhiệt độ của đất.

- Địa hình ảnh hưởng tới hoạt động sống của thế giới sinh vật, tới chiều hướng và cường độ của quá trình hình thành đất.

Yếu tố thời gian

- Yếu tố này được coi là tuổi của đất. Đó là thời gian diễn ra quá trình hình thành đất và một loại đất nhất định được tạo thành đó là tuổi.

- Đất có tuổi càng cao, thời gian hình thành đất càng dài thì sự phát triển của đất càng rõ rệt.

VIII.1. Định nghĩa sinh quyển là một phần của Trái Đất, bao gồm tầng trên của

thạch quyển (có thể sâu tới 11 km), toàn bộ thủy quyển, tầng đối lưu, tầng bình lưu của khí quyển, nơi có các điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sống phát triển. Sinh quyển thường được hiểu gắn liền với Trái Đất. Sinh quyển của Trái Đất bao gồm các loài động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm,... từ sinh vật đơn bào nguyên thủy đến đa bào tiến hóa cao.

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố sinh vật trên Trái đất

a. Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp bởi sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua

các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, nước, ánh sáng… Điều này dẫn đến các hệ sinh thái đặc trưng sau:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG môn KHOA học TRÁI đất và sự SỐNG (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)