(1). Khu vực đại dương có diện tích đủ lớn với nhiệt độ mặt biển đủ cao (từ 26 - 27oC trở lên) đảm bảo nước bốc hơi đủ mạnh nhằm cung cấp năng lượng ngưng kết lớn cho hệ thống bão.
(2). Vị trí hình thành bão có lực Coriolis đủ lớn để tạo xoáy.
(3). Khả năng làm lạnh nhanh luồn không khí nóng ẩm bay lên tạo ra lượng ẩn nhiệt ngưng tụ đủ để duy trì cơn bão tại thời điểm phát sinh bão.
(4). Ở trên cao, trường khí áp phải phân kỳ (dãn ra) đủ để đảm bảo giải tỏa khối lượng không khí hội tụ (tập trung) ở mặt đất.
(5). Ở mặt đất phải có sự nhiễu động áp thấp ban đầu.
- Khi áp thấp nhiệt đới đủ mạnh vì liên tục phát triển đủ năng lượng để thu hút gió và hơi nước mạnh lên sẽ hình thành bão nhiệt đới. Nên ấp thấp là cấp độ trước của bão nhiệt đới, có cùng quá trinh hình thành.
- Sự khác biệt giữa áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới được phân biệt theo cấp gió. - Theo sự phân chia cấp gió từ 0 tới 12:Khi gió xoáy mạnh từ cấp 6-7 được gọi là áp thấp nhiệt đới.
* Tác hại: Mang theo gió lớn, lốc xoáy gây đổ,xập nhà cửa, cây cối và các công trình con người xây dựng,với lượng mưa lớn gây lũ lụt tại đồng bằng, lũ quét, lũ ống tại địa phương miền núi và trung du, tại vùng ven biển gây nước biển và song biển dâng cao gây vỡ đê, sạt lở đất… Nói tóm lại biển và áp thấp nhiệt đới gậy thiệt hại to lớn về người và của, cộng với tác động xấu với môi trường và tự nhiên.
b. Nước biển dâng: Mực nước biển đang dâng với tốc độ trung bình là 1,8
mm/năm trong thế kỷ qua, và gần đây, trong kỷ nguyên sử dụng vệ tinh đo độ cao để xác định mực nước biển, từ năm 1993 đến 2000, mực nước biển đã dâng vào
khoảng 2,9-3,4 ± 0,4-0,6 mm/năm. Mực nước biển dâng có thể do hiện tượng ấm lên toàn cầu - mà phần lớn là từ những tác động của con người. Điều này sẽ làm tăng mực nước biển trong tương lai về lâu dài. Nhiệt độ gia tăng làm nước giãn nở, đồng thời làm tan chảy các sông băng, núi băng và băng lục địa khiến lượng nước bổ sung vào đại dương tăng lên. Dự kiến, nhiệt độ tăng sẽ tiếp tục là nhân tố chủ yếu làm mực nước biển dâng trong thế kỷ tới.
- Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên 3.000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển. Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô.
- BĐKH và nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển.
- Mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển.
VII.1. Khái niệm về thổ quyển:
Thổ quyển: Lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động
tổng hợp của nước, không khí, sinh vật.
* Đặc điểm hình thái của đất:
- Phẫu diện đất là mặt cắt thẳng đứng từ bề mặt đất xuống tầng đá mẹ. Các loại đất khác nhau có độ dày và đặc trưng phẫu diện khác nhau. Phẫu diện đất là hình thái biểu hiện bên ngoài phản ánh quá trình hình thành, phát triển và tính chất của đất. Gồm có lớp đất mặt/ hay tầng mặt trên cùng (để canh tác), đến lớp đất bên dưới, lớp mẫu chất và cuối là lớp đá mẹ.