Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV để trồng khoai lang tại huyện Bình Tân

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng canh tác và danh mục thuốc bvtv được sử dụng để trồng khoai lang tại huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 39)

Hình 4.4. Biểu đồ danh sách các loại thuốc BVTV đang được người dân huyện Bình Tân sử dụng

Qua khảo sát và ghi nhận thông tin về thuốc BVTV trên vỏ bao bì, chai lọ, có trên 44 tên thuốc thương mại khác nhau được người dân sử dụng (hình 4.3). Tất cả các thuốc đó điều nằm trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng.

Nhìn chung, các loại thuốc BVTV được sử dụng huyện Bình Tân rất phong phú về chủng loại. Chúng thuộc nhiều nhóm thuốc như: Cacbamat, Lân hữu cơ, Pyrethroid, nhóm thuốc trị bệnh và nhiều nhóm khác:

- Nhóm Clo hữu cơ: chỉ có 1 loại thuốc chiếm 2,3%, thuộc nhóm hoạt chất 2,4D, nhóm độc I (rất độc)

- Nhóm Cacbamat: thuộc nhóm này có 3 loại (bảng 4.7), đều thuộc nhóm độc III, chiếm 6% tổng số thuốc. Tác dụng trừ sâu.

- Nhóm Lân hữu cơ: sử dụng 6 loại thuốc chiếm 13,6% (bảng 4.7) có tác dụng trừ sâu, trị bệnh và thuộc nhóm độc II, III.

- Nhóm Pyrethroid (cúc tổng hợp): có 8 loại thuốc chiếm 18,2% (bảng 4.7) cùng thuộc một nhóm hoạt chất Cypermethrin có tác dụng trừ sâu thuộc nhóm độc II.

- Các nhóm khác: Có 26 loại thuốc trong đó thuốc kháng sinh trị bệnh được sử dụng tương đối tại địa phương có 5 loại (chiếm 11,4%). Đặc biệt, nhóm thuốc hỗn hợp nhiều hoạt chất đang được người dân sử dụng tương đối có 9 loại (chiếm 20,5% tổng số thuốc sử dụng). Còn lại là các nhóm khác.

Bảng 4.7. Danh sách các loại thuốc BVTV được sử dụng thực tế trên đồng ruộng huyện Bình Tân và độc tính của chúng (kết quả thu thập qua phiếu điều tra)

stt Tên hoạt chất Tên thương mại Nhóm

độc Nhóm thuốc

1

Hexaconazole Anvil 5sc III

cacbamat

2 Tungvil III

3 Difenoconazole Score 250EC III

4 Abamectin Plutel 3.6Ec II Sinh học 5 Tungatin 1.8Ec II 6 Reasgant 1.8EC II 7 Amazin’s 5.5EC II 8 Agromectin 6.0Ec II 9 Dimethoate Bestox II

Lân hữu cơ

10 Dimecide II

11 Ethoprophos Nokaph II

12 Fosetyl Aluminium (min

95 %) Alimet 80WP III

13 Phosethyl - AI Aliette 80Wp III

14 fipronil Tunggent 5Sc II

15 Nereistoxin sattrungdan II

16 Abamectin + Matrine Aga 25Ec II

Hỗn hợp 17 Acetamiprid + Buprofezin Badang 300wp II 18 Hexaconazole + Carbendazim + Special additive

Langsuper 275EC III 19 Tricyclazole +

isoprothilane Bump 650wp III

20 Chlorpyrifos Ethyl +

permethrin Cabatox 600Ec II

21 Fenobucarb +

phenthoate Hopsan 75Ec II

22 Propiconazole +

Isoprothiolane Tungsuper III

23 Propiconazole +

Difenoconazole Padan 95sp nhật III

24 Alpha Cypermethrin + chlorpyrifos Ethyl + Indoxcarb Vitashield 40EC II 25 Cypermethrin Sec SG II Cúc tổng hợp (Pyrethroid)

26 Super tox 50Ec II

27 Sapen – Alpha 5 II

Trong 44 loại thuốc đang được sử dụng thực tế trong khoai lang tại khu vực khảo sát thuộc huyện Bình Tân cho thấy, chúng thuộc cả 3 nhóm có độc tính từ nhóm độc I (rất độc), nhóm độc II (độ độc cao) và nhóm độc III (độ độc trung bình) theo phân chia nhóm độc của Việt Nam.

Thuốc BVTV được sử dụng nhiều nhất là nhóm độc II (chiếm 54,5%), tiếp nhóm độc I cùng chiếm 11,4% (bảng 4.7). Có thể do có nhiều loại sâu ẩn núp dưới lá, có loại đục vào thân cây, có loại lại chui vào đất, nên phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau để tiêu diệt chúng, vì vậy mà thuốc nhóm II (trừ sâu) được sử dụng nhiều.

4.3.2. Kinh nghiệm sử dụng thuốc BVTV

Kết quả điều tra cho thấy đa số kinh nghiệm sử dụng thuốc nông dân nằm trong khoảng từ 5-10 năm chiếm gần 80%, do có thể do khoai lang bắt đầu được đưa vào trồng từ năm 1990 (bảng 4.8)

Bảng 4.8. Kinh nghiêm sử dụng thuốc

Stt Năm sử dụng Số lượng nông dân Tỷ lệ %

1 <=5 4 8

2 5-10 16 32

3 10-20 24 48

4 >20 6 12

Tổng 50 100

Theo khảo sát chỉ có khoảng 12% các đáp viên là pha thuốc theo hướng dẫn, 82% pha theo kinh nghiệm của bản thân và 6% pha theo lời mách bảo người quen (bảng 4.9). Có thể việc sử dụng thuốc BVTV, nguyên tắc nhất thiết phải theo hướng

30 Cygin super II

31 Sherbush 5nd II

32 Pyrethrins 14g/l Bopy 14EC II

33 Silsau super 1.9Ec Emamectin Benzoate II Clo hữu cơ 34 Validamycin A Vali 5sl III Nhóm thuốc kháng sinh 35 Haifangmeisu 5Wp III

36 Pink vali 5DD III

37 Thiophanate-methyl Topsin M70wp III

38 Quaternary Ammonium

salts Physan 20L III

39 Glyphosate

isopropylamine salt lyphoxim I

Nhóm thuốc cỏ

40 2,4D Dimethyl Amine 24 D I

41 Quizalofop-P-ethyl Targa super I

42 Quinclorac Nomicet 250Ec I

43 Paraquat Gramoxone I

dẫn trên bao bì về thời điểm phun và liều lượng phun của thuốc. Tuy nhiên, qua quá trình phỏng vấn các hộ nông dân cho thấy, để yên tâm trong trừ sâu bệnh, người nông dân phải phun với tần suất rất cao, bất chấp những quy định trong hướng dẫn. Với tỷ lệ người dân phỏng vấn làm theo kinh nghiệm chiếm tỷ lệ cao tuy phòng trừ và diệt được sâu bệnh nhưng gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng đặc biệt là môi trường đất, nước. Điều này cho ta thấy ý thức bảo vệ môi trường của các hộ phỏng vấn còn kém.

Bảng 4.9. Pha thuốc

Stt Pha thuốc Số lượng nông

dân Tỷ lệ %

1 Theo hướng dẩn 6 12

2 Theo kinh nghiệm bàn thân 41 82

3 Mách bảo người quen 3 6

Tổng 50 100

4.3.3. Số lần phun thuốc trên ruộng

Số lần mà người dân áp dụng trên ruộng khoai tùy thuộc vào nhiều yếu tố: kinh nghiệm sản xuất, tình hình dịch bệnh, loại cây trồng, chất lượng của thuốc BVTV và khả năng kháng đối với thuốc của nhiều loại dịch hại,… Hiện nay, trung bình mỗi hộ trồng khoai ở huyện Bình Tân phun thuốc BVTV trung bình 16,5 lần/vụ.

Hình 4.5. Tỷ lệ thay đổi thuốc BVTV

Theo khảo sát có tới 86% nông dân đổi thuốc BVTV thường xuyên (hình 4.4). có thể do mỗi lần phun phối trộn nhiều loại thuốc BVTV với nhau. Có thể do việc dùng thuốc bất hợp lý khiến cho tính kháng thuốc của sâu bệnh càng cao và người dân phải đổi thuốc dùng liên tục và sử dụng ngày càng đa dạng hơn các loại thuốc.

Hình 4.6. Tỷ lệ đáp viên trả tiền thuốc BVTV

Theo báo cáo của trạm BVTV huyện Bình Tân (2012), sỡ dĩ việc tăng số lần sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng của nông dân là do: nông dân chưa áp dụng đúng quy cách trong phong trừ dịch hại, nông dân có ít có kiến thức trong việc sử dụng thuốc BVTV, nông dân chưa sử dụng thuốc theo qui tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều và đúng cách)... Quan trọng hơn là nông dân không có tiền để trả cho đại lý khi mua phân bón hay thuốc BVTV nên không chủ động trong chọn lựa sản phẩm. Khi phỏng vấn có tới 32% nông dân trả tiền thuốc sao khi thu hoạch khoai (hình 4.5)

4.3.4. Thuốc BVTV đối với sức khỏe và môi trường

Hình 4.7. Tỷ lệ hướng phun thuốc của đáp viên

Hướng phun thuốc: kết quả khảo sát cho thấy có 28% phun xịt theo đúng hướng gió, 6% đi ngược, 66% không để ý (hình 4.6). Có thể do đặc thù diện tích đất canh tác của từng hộ nhỏ và do hình dạng và cấu trúc đất mà người dân phun thuốc khó theo đúng hướng với lại đa số người dân phun thuốc vào buổi chiều và tối (lúc đó gió đả giảm) nên cung không quan tâm đến hướng gió, qua đó cho thấy một bộ phận người phỏng vấn không biết việc lựa chọn hướng phun thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.

Hình 4.8. Tỷ lệ sử dụng đồ bảo hộ

Hình 4.9. Tỷ lệ hành động sau khi phun thuốc cảm thấy khó chiụ của các đáp viên

Sử dụng bảo hộ lao động: việc sử dụng đồ bảo hộ lao động khi phun xịt thuốc không được người dân quan tâm đến. Điều này có thể do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau: (1) chủ quan: ý thức về bảo vệ sức khỏe khi sử dụng thuốc BVTV chưa cao, rất khó di chuyển ở điều kiện ruộng, diện tích đất nhỏ nên họ nghĩ sẽ ít ảnh hưởng đến sức khỏe; (2) Khách quan: thời tiết nóng, các chương trình về an toàn lao động cho nông dân rất ít được triển khai. Có 92% người phun thuốc sử dụng một số thiết bị bảo vệ nhưng chỉ sơ sài hầu như chỉ mang khẩu trang và nón (hình 4.7) và có tới 98% nghỉ ngơi sau đó phun tiếp trong trường hợp đang phun thuốc cảm thấy khó chịu (hình 4.8). như vậy cho thấy mặt dù chú ý tới sức khỏe nhưng người dân vẫn không biết làm cách nào để bảo vệ nó. Đến nay, có rất ít nghiên cứu và sự ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe sau một thời gian dài sử dụng nên vẫn chưa có tác động nhiều đến ý thức của người dân

.

Hình 4.10. Tỷ lệ dự trữ thuốc

Tồn trữ thuốc BVTV: việc tồn trữ thuốc cũng là một thói quen hình thành từ những nếp sinh hoạt hàng ngày của người dân. Rất ít nông dân có một khu vực riêng biệt để trữ thuốc BVTV và các dụng cụ để phun xịt. Việc có thói quen tồn trữ thuốc trong nhà sẽ ảnh hướng đến sức khỏe của người thân trong gia đình, có hơn 50% nông hộ trử thuốc trong nhà (hình 4.9), cũng như những chai lọ thuốc để gần những nơi chứa đứng thức ăn sẽ rất nguy hiểm. tuy nhiên do không có chổ riêng chứa và để thuận tiện trong việt lấy sử dụng nên người dân vẫn vô tư để trong nhà.

Hình 4.11. Tỷ lệ bì thuốc sau khi sử dụng

Xử lý bao bì thuốc sau khi sử dụng : ngày nay, việc sản xuất bao bì sản phẩm được thực hiện dễ dàng, nhưng việc thu gom chúng lại thì không được các nhà sản xuất thực hiện. Có 24% người sử dụng thuốc BVTV vứt bỏ dụng cụ chứa trên đồng, 28% đốt, 8% đem chôn, 40% gôm thành đóng và bán cho các vựa ve chai để tái chế các chai hoặc họp bằng nhựa (hình 4.10). Việc sử dụng chai lọ để tái chế và hiện trạng xử lý bao bì chưa thuốc BVTV cho thấy ý thức người dân bảo vệ môi trường chưa cao. Điều này có thể kiểm chứng dễ dàng trên những cánh đồng, người dân thường bỏ những chai nhựa, sành hoặc bao bì ở bờ ruộng. Đối với các dụng cụ chứa thuốc BVTV là loại rác thải độc hại và khó phân hủy theo thời gian, khi không được thu gom, lượng

thuốc BVTV dư thừa sẽ đi vào nguồn nước, đặc biệt những chai đựng bằng thuỷ tinh sẽ vô cùng nguy hiễm nếu chúng bị vỡ.

Hình 4.12. Thuốc BVTV được bỏ thành đóng, lâu năm 4.3.5. Đề xuất các biện pháp khắc phục

Sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ một nền sản xuất nông nghiệp bền vững phải đi đôi với việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường. Vì vậy, nhiệm vụ phòng chống ô nhiễm và suy thoái môi trường do sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV phải được coi là mục tiêu quan trọng. Muốn đạt được mục tiêu đó nên chăng cần có một số giải pháp sau đây:

 Thường xuyên mở các lớp hướng dẩn sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả

 Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, nâng cao hiểu biết của người nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV an toàn và có hiệu quả từ đó giảm lượng thuốc BVTV sử dụng.

 Thường xuyên tổ chức thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng theo sơ đồ.

 Vận động các doanh nghiệp tặng và hướng dẫn sử dụng đồ bảo hộ cho nông dân.

 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ thực vật. thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV để tránh tình trạng buôn bán thuốc nhập lậu.

Bao bì thuốc BVTV

trách nhiệm thu gôm của người dân

Bể thu gom

Trách nhiệm

xử lý của Phân loại bao bì đã sạch thuốc BVTV hợp tác xã

Hình 4.13. Sơ đồ đề xuất cơ chế duy trì hoạt động thu gom và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật ở quy mô hợp tác xã.

(nguồn: thu gom xử lý và xây dựng mô hình thực nghiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật quy mô phòng thí nghiệm - áp dụng tại Hưng Yên)

Hợp tác xã đang quản lí về đất đai, thủy lợi rất phù hợp làm đầu mối quản lí công tác thu gôm:

(1)Trực tiếp nhận kinh phí từ ngân sách nhà nước hổ trợ, thu phí thu gôm của các người nông dân tình theo m2 ruộng (có thể thu cùng thế đất, phí bảo vệ, múc thu phí vừa phải mà người dân có thể chấp nhận được.

Bể xử lý Tái chế Tiêu hủy Tái sử dụng Tại lò tiêu hủy tập trung Đóng rắn

(2)Quản lý, giám sát người thu gôm, xử lí và phân loại bao bì. (3)Trả lương cho người thu gôm, xử lí và phân loại bao bì.

(4)Giám sát vật tư tiêu hao như: bảo hộ lao động, xe thu gom, dụng cụ lao dộng, túi, lưới,…

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Đa phần các hộ dân được khảo sát có trình độ văn hóa thấp sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là khoai lang. Khoai lang chiếm một vị trí cao trong việc đem lại nguồn thu nhập cho người dân, Tuy nhiên giá cả khoai lang vẫn còn bấp bên. Đa số các hộ nông dân vẫn tự quyết trong sản xuất.

Tổng cộng có 44 loại thuốc được các hộ phỏng vấn sử dụng (5 nhóm thuốc) các loại thuốc hầu hết điều nằm trong danh mục được nhà nước cho phép sử dụng và có tính độc tương đối tuy nhiên vẫn còn một loại thuốc (thuốc cỏ 2,4D) có tính độc rất cao điều này cho thấy người dân vẫn chưa hiểu biết rõ tính độc của các loại thuốc

Nhu cầu sử dụng thuốc BVTV rất cao và việc sử dụng thuốc BVTV còn nhiều vấn đề hạn chế, lạm dụng quá mức không tuân theo hướng dẫn. Điều đó cho thấy các hộ phỏng vấn chưa quan tâm hơn đến sức khỏe và môi trường.

Hiện tượng vứt bỏ vỏ bao bì, chai lọ chứa thuốc BVTV tràn lan trên các cánh đồng khoai lang mà vẫn chưa có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm giải quyết và xử lý. Đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng ô nhiễm thuốc BVTV cho các nguồn nước mặt, môi trường đất, nước ngầm và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng người dân địa phương và các vùng lân cận.

5.2. Kiến nghị

Đẩy mạnh công tác quản lý thuốc BVTV tại các nơi buôn bán thuốc BVTV. Nghiêm cấm việc buôn bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, nghiêm cấm các loại thuốc lậu.

Triển khai các tài liệu hướng dẫn việc sử dụng thuốc BVTV hợp lý, có hiệu quả đối với từng loại cây trồng đặt biệt là khoai lang, thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách). Phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn cho người tiêu dùng các loại sản phẩm có sử dụng thuốc BVTV. Giảm mức thấp nhất gây tác động cho môi trường xung quanh.

Huy động lực lượng khoa học, các chuyên gia tham gia vào việc tuyên truyền giúp đỡ người dân hiểu rỏ hơn về việc sử dụng thuốc BVTV, tác hại của thuốc BVTV đối với môi trường xung quanh và con người, thường xuyên mở các lớp tập huấn về sử dụng an toàn thuốc BVTV

Xây dựng thương hiệu khoai lang Bình Tân, quy hoạch trồng khoai lang cụ thể để tránh tình trạng được mùa rớt giá, thương lái chèn ép giá (đặt biệt là trung quốc).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Hồng Nhung (2012), bài giảng hướng dẫn thực hành SPSS cơ bản, Đại học Cần Thơ, nhà xuất bản Cần Thơ.

[2] Trần Quang Hùng. 1999. Thuốc bảo vệ thực vật. NXB Nông Nghiệp. Việt Nam [3] Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. 2006

[4] Lê Huy Bá , Lâm Minh Triết, 2005. Sinh thái Môi trường Ứng dụng. Nhà xuất Khoa học Kỹ thuật

[5] Đỗ Thị Chiến. Báo cáo kết quả điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp việc quản lí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trong sản xuất nông nghiệp. 2005

[6] Cục Thống kê huyện Bình Tân (2012). Niên giám thống kê huyện Bình Tân

[7] http://www.binhtan.vinhlong.gov.vn/view.aspx?tempid=56&temparentid=12 [8] http://doc.edu.vn/tai-lieu/khoa-luan-thuc-trang-cua-viec-su-dung-hoa-chat-bao-ve- thuc-vat-va-van-de-o-nhiem-cac-che-pham-hoa-hoc-su-dung-trong-nong-11626/ [9] http://rcrd.agu.edu.vn/sites/default/files/ctools/css/Hanoi%20Report.pdf

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng canh tác và danh mục thuốc bvtv được sử dụng để trồng khoai lang tại huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)