Huyện Bình tân được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2008 trên cở sở điều chỉnh địa giới hành chánh huyện Bình Minh. Địa hình huyện nằm về hướng tây tỉnh Vĩnh Long, phía tây và phía bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía đông giáp huyện Tam Bình, phía nam giáp huyện Bình Minh và thành phố Cần Thơ (gần trường ĐH Cần Thơ và viện lúa ĐBSCL). Huyện có diện tích tự nhiên158Km2, trong đó đất nông nghiệp 12.804 ha (gồm đất trồng lúa 9.812 ha; đất chuyên màu 450 ha) đất vườn 2.765 ha; đất nuôi thủy sản 263 ha. Còn lại là đất khác.
Hình 2.5. Bản đồ hành chánh huyện Bình Tân
(nguồn: trang thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Long)
Đất hình thành 2 nhóm chính:
1. Nhóm đất phù sa: 37,76%
2. Nhóm đất phèn tìm tàng: 62,64%
+ Về địa hình: huyện có địa hình cao ven quốc lộ 54 và sâu nghiên về phía giáp tỉnh Đồng Tháp. Đất có cao trình từ 0,6-2m (so với mực nước biển), rất phù hợp cho việt đầu tư phát triển cây trồng theo hướng thâm canh (vườn chuyên canh, màu các loại và hoa cảnh….) ở vùng gò quen quốc lộ 54, cũng như phát triển vật nuôi theo hướng trang trại tập trung các xã ven tỉnh đồng tháp.
+ Về khí hậu: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, độ ẩm phổ biến 74-87%. Độ ẩm thấp nhất vào tháng 3 (khoảng 74%) và cao nhất vào tháng 9 (khoảng 86-87%). Về nhiệt độ bình quân 28oC; nhiệt độ cao nhất 36-37oC và thấp nhất 17,7oC. biên độ nhiệt giữa ban ngày và ban đêm từ 7-8oC.
Bức xạ tương đối cao, bình quân trong ngày có khoảng 7,5 giờ nắng; bức xạ quan hợp trên năm khoảng 79.560 kcal/m2. Bức xạ quan hợp trên tháng là 6.630 kcal/cm2. Thời gian chiếu sáng bình quân từ 2.181-2.676 giờ/năm.
Trong năm thể hiện rõ rệt 2 mùa: mùa mưa và nắng. mùa mưa thường bắt đầu từ cuối tháng 5 và kéo dài từ tháng 10-11 (lượng mưa trung bình 1.400- 1.500m/m/năm); mùa nắng, bắt đầu từ tháng 11 đến giữa tháng 5 của năm sau (giờ nắng bình quân trong năm khoảng 2800 giờ/năm).
+ Về thủy văn: nằm trong khu vực ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của biển Đông và trực tiếp ảnh hưởng bởi sông Hậu nên trong ngày thường xuất hiện 01 lần nước lên (nước lớn) và 01 lần nước xuống (nước ròng); trong tháng xuất hiện 02 đợt triều cường (còn gọi là nước rong) thường vào những ngày giữa tháng ( ngày 15-16) và cuối tháng (ngày 29-30 al mỗi tháng), đồng thời cũng xuất hiện 2 đợt triều xuống (còn gọi là nước kém) thường xuất hiện vào những ngày mùng 09- 10 và 24-25 al mỗi tháng. Triều cường cao nhất trong năm của huyên thường vào cuối tháng 8 đến cuối tháng 9 al hàng năm, mực nước lũ cao nhất khoảng 0,6- 1,0m, so với mặt ruộng.
+ Nguồn nước:
Nguồn nước mặt: trực tiếp ảnh hưởng nguồn nước mặt từ sông Hậu thông qua sông lớn như: sông Mỹ Thuận, sông Trà Mơn và các kênh trục chính là kênh Hai Quý; kênh Chú Bèn – Câu Dụng, kệnh Huyện Tưởng, kênh Huyện Hàm, kênh Xã Khánh và kênh Xã Hời nên có nguồn nước ngọt quanh năm, rất thuận lợi cho việt đầu tư thâm canh cây trồng, vật nuôi thích nghi với điều kiện nước ngọt. Vào mùa lũ, mực nước cao nhất khoảng tháng 9 al hàng năm.