Hơn mười năm qua, việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được triển khai từng bước vững chắc, theo đúng đường lối, Nghị quyết của Đảng. Chính phủ dã cụ thể hoá các chủ trương của Đảng, ban hành đồng bộ các văn bản pháp quy, có chính sách khá toàn diện và phù hợp, kịp thời giải quyết các vấn đề đặt ra trong sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Đối với cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước, ngày 28 tháng 7 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 09/2010/NQ-CP về sửa đổi, bổ sung
BỘ NỘI VỤ
Số: /TTr-CCVC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cho phép "Áp dụng chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị quyết số 16/2010/NQ-CP và Nghị quyết này đối với các chức danh là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên Ban Kiểm soát trong diện phải sắp xếp do tổ chức lại trong doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn kinh phí giải quyết chính sách đối với các chức danh nêu trên của doanh nghiệp nhà vước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
Riêng việc bố trí, sử dụng cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá không được cử làm đại diện phần vốn nhà nước ở công ty cổ phần, hiện nay chưa có văn bản riêng biệt nào quy định. Hơn nữa, qua khảo sát thực tế một số công ty cổ phần ở các Bộ: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thông, Bưu chính viễn thông, Thương mại, cho thấy:
- Đẩy nhanh việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là đúng đắn và cần thiết. Cổ phần hoá mang lại cho doanh nghiệp cơ chế quản lý năng động thích nghi với nền kinh tế thị trường, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu nhập người lao động ngày càng được nâng cao.
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá, ngoài đối tượng được cử làm đại diện phần vốn nhà nước, hầu hết được Hội đồng quản trị Công ty cổ phần bố trí công việc phù hợp.
- Tuy còn nhiều tâm tư, nhưng tất cả các công ty cổ phần đều cho rằng cần có một văn bản pháp lý để làm chỗ dựa cho doanh nghiệp trong việc bố trí, sử dụng cũng như việc thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ lãnh đạo doạnh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa.
Vì vậy, việc soạn thảo và ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bố trí, sử dụng và chính sách đối với cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà
nước khi thực hiện cổ phần hoá không được cử làm đại diện phần vốn nhà nước ở công ty cổ phần là rất cần thiết.