Cán bộ, chuyên viên làm công tác văn phòng.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập sinh viên đại học nội vụ tại Bộ Nội vụ (Trang 43 - 44)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY ƯU ĐIỂM, KHẮC PHỤC NHƯỢC ĐIỂM

2.2.Cán bộ, chuyên viên làm công tác văn phòng.

2. Hiện đại hoá văn phòng của cơ quan.

2.2.Cán bộ, chuyên viên làm công tác văn phòng.

Con người làm việc trong Văn phòng là nhân vật trung tâm, là chủ thể của Văn phòng. Trong Văn phòng hiện đại, nhân tố con người được coi trọng hơn bao giờ hết. Lao động trong Văn phòng được coi là lao động thông tin với tính sáng tạo và trí tuệ. Do đó, người lao động Văn phòng được đào tạo đạt đến trình độ cao, theo hướng đa năng, toàn diện về nghiệp vụ, kỹ thuật, về kỹ năng giao tiếp - ứng xử để đáp ứng những yêu cầu cao hơn, phù hợp với những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường sức lao động. Để có thể hoàn thiện và nâng cao năng lực, trình độ người làm công tác văn phòng cần:

- Lựa chọn, tuyển dụng cán bộ đủ trình độ, năng lực làm công tác Văn phòng. - Tăng cường hoạt động bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác Văn phòng của các đơn vị, kết hợp với việc tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị trong và ngoài nước.

- Tuyển chọn và đào tạo thêm nhân lực, nhân viên Văn phòng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, đạo đức, tác phong nhanh nhẹn, nhiệt tình, thích ứng với môi trường làm việc, với mọi công việc để hoàn thành tốt công việc được giao góp phần vào sự thành công chung trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.

- Lãnh đạo, người làm quản lý cần quan tâm, động viên, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ nhân viên để họ yên tâm công tác và cống hiến trí tuệ, năng lực cho tổ chức.

- Các nhóm ngành khoa học giao tiếp - ứng xử như tâm lý học, xã hội học, dân tộc học… giúp người lao động có khả năng khẳng định mình trong cộng đồng từ đó tạo ra động cơ, ý chí vươn lên và xây dựng hoài bão nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập sinh viên đại học nội vụ tại Bộ Nội vụ (Trang 43 - 44)