6. Bố cục khóa luận
2.2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH HƢNG
YÊN TRONG NHỮNG NĂM 2005 - 2012
2.2.1. Chủ trƣơng của Đảng
2.2.1.1. Chủ trương của Trung ương Đảng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (9 - 2006) đã tiếp tục khẳng định:
Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lƣợc đặc biệt quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hƣớng tới xây
39
dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lƣợng và khả năng cạnh tranh cao; bảo đảm vững chắc an ninh lƣơng thực và tạo điều kiện từng bƣớc hình thành nền nông nghiệp sạch; phấn đấu giá trị tăng thêm trong ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp tăng 3 - 3, 2%/năm.Tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn không thấp hơn tốc độ bình quân cả nƣớc.Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội.
Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trƣờng và hiệu quả kinh tế cao, đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng trên cơ sở áp dụng các loại quy trình sản xuất đồng bộ và tiên tiến; quy hoạch diện tích sản xuất lƣơng thực ổn định, phát triển mạnh chăn nuôi theo hƣớng quy mô lớn, an toàn dịch bệnh và bền vững về môi trƣờng.Xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa, tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất và chế biến, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát.
Phát huy lợi thế khí hậu nhiệt đới, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chƣơng trình bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao chất lƣợng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, phát triển mạnh việc trồng mới và khai thác bền vững rừng sản xuất để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt và lâu dài về nguyên liệu gỗ cho chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu; bảo đảm lợi ích thỏa đáng của ngƣời đƣợc giao kinh doanh, chăm sóc và bảo vệ rừng.
Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hƣớng sản xuất hàng hóa lớn, phục vụ xuất khẩu và thị trƣờng nội địa đi đôi với bảo vệ môi trƣờng sinh thái; chuyển đổi cơ cấu khai thác qua việc lựa chọn ngƣ trƣờng, loại hình nghề nghiệp và sản phẩm để nâng cao giá trị hàng hóa, sử dụng hợp lý nguồn lợi, giảm chi
40
phí.Nâng cao sức cạnh tranh, bảo đảm tăng trƣởng bền vững trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, nhất là những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, coi đây là hƣớng chính để tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần tăng nhanh thu nhập cho nông dân. Phát triển mạnh công nghiệp bảo quản, chế biến, giảm nhanh tổn thất sau thu hoạch, đồng thời nâng cao nhanh giá trị gia tăng các loại nông, lâm, thủy sản, nhất là sản phẩm xuất khẩu chủ lực.
Thực hiện các giải pháp đồng bộ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nhất là đƣa nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp.
Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ; tăng cƣờng hệ thống khuyến nông, lâm, ngƣ, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ khác ở nông thôn, tạo sự đột phá về năng suất, chất lƣợng, hiệu quả trong nông, lâm, ngƣ nghiệp. Triển khai chƣơng trình ứng dụng công nghệ sinh học nâng cao chất lƣợng giống cây trồng vật nuôi kể cả giống thủy, hải sản đến cơ sở, chuyển giao nhanh và đồng bộ công nghệ tiên tiến trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản và công nghệ chế biến nông, lâm, thủy sản; chú ý áp dụng công nghệ cao để sản xuất nông sản, thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao.Nâng cao khả năng phòng ngừa và khắc phục dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi, đặc biệt là gia súc, gia cầm và thủy sản. Xây dựng cơ chế bảo hiểm nông sản để chủ động bù đắp thiệt hại khi bị thiên tai hoặc khi giá cả biến động bất lợi nhất là đối với lƣơng thực.
Tạo điều kiện thuận lợi hơn để giúp nông dân chuyển sang làm ngành nghề và dịch vụ. Tiếp tục điều chỉnh chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tƣ phát triển công nghiệp và dịch vụ, nhất là công
41
nghệ chế biến nông, lâm, thủy sản; giảm nhanh và hết sức hạn chế việc xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chƣa qua chế biến. Chú trọng phát triển kinh tế trang trại các loại hình kinh tế hợp tác; đẩy nhanh việc sắp xếp lại và đổi mới quản lý các nông, lâm trƣờng; phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; phát triển các làng nghề. Khuyến khích nông dân bằng đóng góp quyền sử dụng đất và lao động của mình hợp tác với các doanh nghiệp, hợp tác xã, các chủ trang trại để phát triển sản xuất hàng hóa, ổn định và cải thiện đời sống. Quản lý để khai thác có hiệu quả các công trình đã đƣa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu về nƣớc cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cho công nghiệp, dịch vụ và nƣớc cho sinh hoạt ở nông thôn củng cố hệ thống hồ, đập, đê, kè ven sông, ven biển; nâng cấp các hệ thống cảnh báo, chủ động phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, bảo vệ môi trƣờng nƣớc. Đẩy nhanh việc đầu tƣ xây dựng để hoàn thành có chất lƣợng chƣơng trình cụm tuyến dân cƣ vùng ngập lũ ở đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp tục đầu tƣ phát triển giao thông nông thôn, bảo đảm các xã đều có đƣờng ô tô tới khu trung tâm, từng bƣớc phát triển đƣờng ô tô tới thôn, bản; phấn đấu năm 2010, trên 90% hộ dân cƣ nông thôn có điện sinh hoạt, trên 75% dân cƣ nông thôn có nƣớc sạch.
Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và cho lao động nông thôn, nhất là các vùng Nhà nƣớc thu hồi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở phi nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hƣớng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nhân và dịch vụ. Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm cả trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tại chỗ và ngoài khu vực nông thôn, kể cả ở nƣớc ngoài. Nhà nƣớc đầu tƣ nhiều hơn và phát huy khả năng trợ giúp của xã hội để thực hiện tốt xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng sa.Giải quyết ổn định vấn
42
đề lƣơng thực cho các hộ thuộc diện nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với việc giao khoán rừng.
Xây dựng hoàn chỉnh các quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn, tổ chức chƣơng trình xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng các làng, xã, ấp, bản có chính sách văn minh, sạch đẹp, gắn với việc hình thành các khu dân cƣ đô thị hóa.Phát huy dân chủ đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, bài trừ các tệ nạn xã hội ở nông thôn; gìn giữ và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc” [14, tr. 190, 191].
Trên cơ sở nhìn lại hơn 20 năm đổi mới của đất nƣớc và phân tích thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ năm 2000 đến nay, Hội nghị Trung ƣơng 7 khóa X (7 - 2008).Hội nghị đã tập trung trí tuệ, thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, dân chủ và nhất trí thông qua Nghị quyết “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Nghị quyết đã đáng giá thực trạng nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong những năm vừa qua, nêu lên những thành tựu nổi bật và vạch rõ những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm, đồng thời đƣa ra những chủ trƣơng, giải pháp.
Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là nhiệm vụ chiến lƣợc của Đảng ta. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục giữ vị trí quan trọng: Nông nghiệp là cơ sở, nông thôn là địa bàn, nông dân là lực lƣợng đông đảo góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bền vững, ổn định chính trị, xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải đƣợc giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc phải hỗ trợ mạnh mẽ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng
43
nông thôn mới gắn với các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản, hiện đại hóa nông nghiệp là khâu then chốt”.
Nghị quyết Trung ƣơng 7 (khóa X)” Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đƣợc ban hành vào lúc nông nghiệp, nông dân, nông thôn nƣớc ta đứng trƣớc nhiều thời cơ thuận lợi, nhƣng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức cả ở trong nƣớc và từ kinh tế thế giới dội vào. Vấn đề đặt ra là phải nắm bắt thời cơ, vƣợt qua thách thức với những giải pháp linh hoạt, sáng tạo, hợp lý, và đồng bộ. Chúng ta đã đi qua nửa chặng đƣờng của nhiệm kỳ khóa X của Đảng. Với việc ban hành ba Nghị quyết, trong đó có Nghị quyết” Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng (khóa X) đã hoàn thành việc cụ thể hóa những nội dung quan trọng, chủ yếu trong Văn kiện Đại hội X của Đảng.
Nghị quyết “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” cùng với các Nghị quyết khác của các Hội nghị Trung ƣơng 3, 4, 5, 6, 7 nằm trong một chỉnh thể thống nhất, có quan hệ mật thiết với nhau, do đó cần nghiên cứu, quán triệt sâu sắc, tạo sự nhất trí cao về nhận thức và đồng bộ về biện pháp thực hiện mới hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra, góp phần tích cực vào việc hoàn thành toàn diện Nghị quyết Đại hội X của Đảng.
Đến nay, nông nghiệp nƣớc ta căn bản đã chuyển sang sản xuất hàng hóa diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi tiến bộ.Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn còn diễn ra chậm, chƣa sát với thị trƣờng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn chậm và có nhiều lúng túng, mang tính chất tự phát thiếu bền vững.
2.2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
Từ năm 2001 đến năm 2005, Đảng bộ và nhân dân Hƣng Yên đã đồng lòng, quyết tâm vƣợt qua khó khăn của một tỉnh mới đƣợc tái lập, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.Nền kinh tế tiếp tục phát triển nhanh, khá toàn diện và vững chắc.GDP năm sau cao hơn năm
44
trƣớc, bình quân tăng 12, 28%/năm (mục tiêu Đại hội trên 10%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đến năm 2005 nông nghiệp 30, 5% - công nghiệp xây dựng 38% - dịch vụ 31, 5%(mục tiêu Đại hội 34% - 30% - 36%).Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 550 USD (mục tiêu Đại hội trên 500 USD).
Thực hiện chỉ thị 46 - CT/TW ngày 6 - 12 - 2004 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. Đại hội Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên lần thứ XVI có nhiệm vụ đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và xây dựng mục tiêu, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ 5 năm 2006 - 2010 trong chiến lƣợc phát triển đất nƣớc đến năm 2010.
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã khẳng định:
Tiếp tục đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Hình thành các cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra vùng chuyên canh, thâm canh, sản xuất hàng hóa chất lƣợng cao; phấn đấu tăng diện tích lúa chất lƣợng cao lên trên 45%, cây vụ đông trên 40% diện tích canh tác, mở rộng diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả, dƣợc liệu. Chú trọng phát triển chăn nuôi, thực hiện mô hình nuôi thâm canh thủy sản an toàn và có tính kháng bệnh cao. Đến năm 2010 cơ cấu cây lƣơng thực là 24% - cây công nghiệp, rau quả là 31% - chăn nuôi là 45%. Tiếp tục thực hiện tốt các dự án” nạc hóa” đàn lợn, suất hóa” đàn bò”, chăn nuôi bò sữa, nuôi cá rô phi đơn tính, sản xuất giống lúa và cây ăn quả theo hƣớng thâm canh.Khuyến khích phát triển dịch vụ nông nghiệp, trong đó chú trọng dịch vụ khoa học kỹ thuật nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm.Xây dựng xuất xứ và thƣơng hiệu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế. Nghiên cứu triển khai các dự án mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thu dần khoảng cách giữa tốc độ tăng giá trị sản xuất và giá trị gia tang.
45
Tiếp tục đầu tƣ để cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thủy lợi, hệ thống đê điều và khuyến nông theo quy hoạch. Tăng nhanh số lƣợng trang trại, phấn đấu năm 2010 có từ 2500 - 3000 trang trại đạt tiêu chí liên bộ; quy hoạch đƣa chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm theo hƣớng công nghiệp, tập trung và xa khu dân cƣ nhằm đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch. Nhân rộng mô hình thu nhập trên 100 triệu đồng/ha canh tác và mô hình thu nhập trên 100 triệu đồng/hộ/năm. Quy hoạch phát triển kinh tế vùng bãi, vùng nguyên liệu, vùng sản xuất giống lúa chất lƣợng cao gắn với các chính sách hỗ trợ, ƣu tiên thu hút các dự án chế biến nông sản thực phẩm. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nông nghiệp, thủy lợi; hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với việc giữ gìn bản sắc văn hóa làng xã Việt Nam.Tăng cƣờng quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo quy định của pháp luật”[3, tr.60 - 61].
Nghị quyết số 210/2010/NQ - HĐND ngày 13 - 12 - 2010 về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2011. Nghị quyết đã đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010 đồng thời đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản năm 2011. Trong đó xác định:” Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ nhằm phát triển nhanh kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Hoàn thành xây dựng quy hoạch nông thôn mới và tổ chức làm điểm ở 20 xã, khuyến khích phát triển kinh tế hộ, trang trại, gắn sản xuất với chế biến và thị trƣờng, mở rộng xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.Thực hiện có hiệu quả chƣơng trình nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi; chủ động công tác phòng ngừa dịch bệnh đàn gia súc gia cầm.Thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt bão và quản lý đê điều. Tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực, làm tốt công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phát triển nông nghiệp, nông thôn”.
46
Quyết định số 2009/QĐ - UBND ngày 1 - 12 - 2011 phê duyệt” Đề án thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 7 khóa X và Chƣơng trình số 18 - CTR/TU của tỉnh ủy Hƣng Yên về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2011 - 2020, định hƣớng đến năm 2030”. Trong đó xác định mục tiêu chung” Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở ƣu tiên đầu tƣ cho các loại cây, con có hiệu quả cao, coi phát triển nông nghiệp công