- Chi phí tiền lương 57 72 15 Chi phí khấu hao tài sản cố định43 39
PHÂN PHỐI CÔNG TY SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỆN
Những ưu điểm và nhược điểm trong công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm
* Ưu điểm :
Nhìn chung công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm ở Trung tâm là tương đối và hợp lý. Trong công tác tập hợp chi phí Trung tâm đã xác định đối tượng tập hợp chi phí theo toàn doanh nghiệp. Theo cách tập hợp này công tác tập hợp chi phí đơn giản, dễ làm, phục vụ kịp thời cho công việc tính giá thành. Từ đó dùng phương pháp hợp lý để tính toán giá thành sản phẩm, thực hiện tốt chiến lược hạ giá thành mà vẫn đảm bảo có lợi nhuận.
Trung tâm đã từng bước mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, cũng như việc tìm kiếm những đối tác mới trong việc nhập khẩu hàng hoá sao cho hàng có chất lượng cao hơn mà giá thành lại hạ. Trung tâm đã xây dựng nhiều chính sách ưu đãi với khách hàng, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho Trung tâm.
Với sự nỗ lực cố gắng của tất cả tập thể cán bộ công nhân viên trong Trung tâm, nên đã đạt được một số thành tích cụ thể nhưng xét trên góc độ thực tế thì giá thành sản phẩm của Trung tâm vẫn chưa giảm. Do đó trong công tác quản lý chi phí hoạt động kinh doanh vẫn còn những tồn tại mà Trung tâm cần phải được khắc phục.
- Công tác lập kế hoạch chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm chưa được coi trọng nên việc đánh giá, cũng như định giá sản phẩm còn nhiều hạn chế. Từ đó dẫn đến việc kiểm soát sự tăng giảm của chi phí rất khó khăn.
- Trung tâm là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại dịch vụ, nên chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí của Trung tâm. Nhưng Trung tâm lại tính chung vào chi phí quản lý doanh nghiệp nên không biết được chi phí bán hàng là bao nhiêu, từ đó làm cho giá thành sản phẩm tăng lên.
- Trong yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp chi phí tiền lương trả cho nhân viên quản lý bao gồm cả tiền ăn trưa (theo quy định tiền ăn trưa là khoản phụ cấp trích theo lương) hoặc được trích từ quỹ phúc lợi của Trung tâm. Do vậy không được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp làm tăng giá thành sản phẩm.
- Kế hoạch giá thành của Trung tâm còn sơ sài, do đó việc đánh giá, phân tích và xác định trọng tâm của công tác quản lý để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành còn nhiều khó khăn. Kế hoạch giá thành là trọng tâm của công tác quản lý, vì thế phát huy tốt vai trò của kế hoạch giá thành sẽ làm cho công tác quản lý đem lại hiệu quả tốt hơn
Trong điều kiện nền kỹ thuật thị trường hiện nay, mục tiêu tồn tại của mỗi doanh nghiệp là các hoạt động sản xuất kinh doanh phải tạo ra thu nhập từ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra có tích luỹ để tiếp tục quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Sự phát triển tất yếu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình tức là phải chú ý tới việc ngày càng nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh và giảm chi phí bỏ ra.
Là sinh viên thực tập tại Trung tâm thiết bị lưới điện phân phối Hà Nội, em xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến nhỏ hy vòng góp phần hoàn thiện hơn công tác quản lý chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm ở Trung tâm.
Thứ nhất : Chú trọng hơn tới công tác kế hoạch hoá chi phí hoạt động kinh
doanh và hạ giá thành sản phẩm
Lập kế hoạch chi phí hoạt động kinh doanh chính là việc tính toán trước mọi chi phí mà Trung tâm dự chi trong kế hoạch để phục vụ cho hoạt động kinh doanh và tiêu
thụ sản phẩm. Còn việc lập kế hoạch giá thành là việc xác định toàn bộ các khoản chi phí mà Trung tâm sẽ chi ra để có sản phẩm đó và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hoặc một loại sản phẩm của Trung tâm trong năm kế hoạch.
Lập chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm sẽ giúp Trung tâm có mục tiêu để phấn đấu, có cơ sở để tìm tòi và khai thác mọi khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận cho mình.
Ở Trung tâm, công tác lập kế hoạch chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm chưa được coi trọng. Vì thế nó chưa thực sự phát huy được chức năng quản lý chi phí. Theo em Trung tâm cần quan tâm hơn tới công tác này để ngày càng hoàn thiện hơn công việc quản lý chi phí và giá bán sản phẩm của Trung tâm.
Căn cứ để lập kế hoạch giá thành :
- Căn cứ vào giá thành thực tế năm trước : căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh tính vào giá thành sản phẩm năm trước để phân tích, đánh giá sự tăng, giảm của từng nhân tố, xác định những nguyên nhân và đưa ra những giải pháp nhằm tính toán các yếu tố chi phí cho giá thành kế hoạch kỳ tới được chính xác.
- Căn cứ vào sự biến động của giá cả thị trường : hàng kỳ căn cứ vào chi phí bỏ ra và giá cả của các loại hàng hoá để tính toán chi phí trực tiếp trong giá bán của sản phẩm kỳ kế hoạch.
- Căn cứ vào khối lượng sản phẩm tiêu thụ : đây là căn cứ rất quan trọng để lập kế hoạch giá thành. Giá bán của sản phẩm cũng như tổng chi phí phụ thuộc nhiều vào số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm. Nếu số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm tăng thì doanh thu sẽ tăng và ngược lại.
- Căn cứ vào hình thức tổ chức quản lý : tình hình tổ chức, xắp xếp bố trí cán bộ quản lý và sự tăng hay giảm cán bộ quản lý cũng là căn cứ để Trung tâm tính chi phí gián tiếp vào giá bán đơn vị sản phẩm : ra quyết định về hưu, mất sức với CBCNV già, yếu hoặc chưa đủ tuổi nhưng là việc kém hiệu quả, giảm biên chế cán bộ phòng ban, cuối năm khen thưởng cho CBCNV trẻ, làm việc nhiệt tình từ 01 tháng lương /Năm.
Thứ hai : Tiết kiệm tối đa các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền
khác.
Chi phí dịch vụ mua ngoài của Trung tâm bao gồm nhiều khoản trong đó chủ yếu là chi phí vận chuyển, thử nghiệm sản phẩm, thông tin liên lạc, thuế, phí lệ phí và các khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước... Các khoản chi phí này rất dễ bị lãng phí và bị sử dụng thiếu ý thức tiết kiệm.
- Giảm chi phí vận chuyển từ cảng về kho Trung tâm bằng cách liên kết với DNo khác có nhu cầu vận chuyển đến Cảng, Trung tâm vận chuyển hàng về kho còn DNo bạn chở hàng ra Cảng, như vậy, giảm được chi phí thuê phương tiện vận tải.
- Bảng 5 – Năm 2002, có thể giảm Chi phí Dây thép mạ kẽm tăng hơn so với doanh thu bằng cách giảm chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền : nên ký Hợp đồng vận chuyển nguyên tắc cả năm với một đơn vị dịch vụ cố định nhằm tiết kiệm chi phí Xăng dầu, sửa chữa, chi phí bốc xếp, vận chuyển chuyến lẻ...
- Xử lý nhanh lượng hàng tồn kho : tận dụng lượng vật tư hàng hoá tồn thuộc Ctr35KV có thể dùng để sản xuất, thúc đẩy quá trình thanh lý lượng hàng này có thông báo rộng rãi trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng để các DNo, cá nhân được biết, từ đó giảm được chi phí bảo quản, tránh ứ đọng vốn, giảm sút chất lượng hàng hoá gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, tránh thất thu cho NSNN.
Thứ ba : Xây dựng định mức chi tiêu, đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí hành chính.
Như đã trình bày ở trên chi phí quản lý doanh nghiệp ở Trung tâm tăng khá cao trong đó chủ yếu là chi phí hành chính. Đó là các khoản chi tiếp khách, giao dịch, đối ngoại, chi phí về mua sắm đồ dùng văn phòng, báo chí... Trong điều kiện Trung tâm ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh và quan hệ với các đối tác kinh doanh, các
khoản chi này tăng lên là một tất yếu khách quan. Song cũng như chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí này rất dễ bị rơi vào tình trạng tuỳ tiện và lãng phí bất hợp lý .
- Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh năm nay và năm tới để tự đề ra định mức từng khoản mục chi phí trên doanh thu bán hàng đạt được : chẳng hạn, nên phân loại rõ khoản mục chi tiếp khách ra làm các khoản nhỏ như : Chi tiếp khách nước ngoài, DNo liên doanh, liên kết, cấp trên, tổng công ty, các cơ quan Bộ...từ đó, so sánh được với năm trước mà có quyết định chi hợp lý.
- Ban hành nội quy sử dụng thiết bị văn phòng, nâng cao hơn ý thức tiết kiệm cho cán bộ công nhân viên trong quá trình sử dụng hệ thống chiếu sáng để tránh hao tổn điện năng, báo cho bưu điện cắt toàn bộ liên lạc điện thoại đường dài chỉ để lại 01 máy thật cần thiết vì khách hàng của đơn vị chủ yếu trong ngành điện mà doanh nghiệp đã có Sổ điện thoại liên lạc ngành điện riêng rất thuận tiện...
Thứ tư : Trung tâm nên tách chi phí bán hàng ra khỏi chi phí quản lý doanh
nghiệp
Trung tâm là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ nên khoản chi phí bán hàng tương đối lớn, muốn quản lý tốt khoản chi phí này em đề nghị Trung tâm nên tập hợp chi phí bán hàng riêng, không nên tập hợp chung vào cùng với chi phí quản lý. Theo em làm như vậy Trung tâm không biết rõ được chi phí bán hàng tăng bao nhiêu và tăng ở những khoản mục nào, nên khó khăn trong việc quản lý chi phí được chính xác. Khi tách chi phí bán hàng ra khỏi chi phí quản lý doanh nghiệp thì Trung tâm quản lý tốt được cả hai khoản chi phí này, có như vậy thì Trung tâm mới biết được cả hai khoản chi phí này tăng bao nhiêu và tăng ở những khoản mục nào để kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp nhằm giảm chi phí tăng lợi nhuận cho Trung tâm.
Thứ năm : Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho đội ngũ
Yếu tố con người tại một DNo vô cùng quan trọng, hàng năm, Trung tâm nên tổ chức cho CBCNV học tập tại chỗ về PCCC, mời giảng viên bổ sung kiến thức tin học cho mọi người, cử cán bộ theo học các lớp nâng cao về quản trị kinh doanh, sản xuất, bán hàng...cả ở trong nước và nước ngoài.
Đặc biệt, Trung tâm nên cử cán bộ nghiên cứu, tìm hiểu về Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, dần dần áp dụng, thực hiện rồi xin cấp chứng chỉ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, theo kịp với xu thế của thị trường trên thế giới.
KẾT LUẬN
Thời gian thực tập tại Trung tâm thiết bị lưới điện phân phối đã thực sự giúp Em rất nhiều trong công việc củng cố kiến thức đã được học và việc vận dụng lý thuyết vào thực tế. Qua đó Em càng nhận thức rõ về tầm quan trọng của chi phí sản xuất kinh doanh và việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay.
Nhờ sự hướng dẫn tận tình của TS. Trần Công Bảy, sự chỉ bảo giúp đỡ của lãnh đạo Trung tâm đặc biệt là Phòng Tài chính kế toán, trên cơ sở những số liệu thu thập được kết hợp với kiến thức đã học, Em đã hoàn thành luận văn này.
Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng vì điều kiện còn hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi sai sót trong nhận thức về chi phí và giá thành vốn là vấn đề rất phức tạp và sinh động. Vì vậy, Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cán bộ công nhân viên Trung tâm, các thầy cô giáo và bạn bè.
Một lần nữa Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của TS Trần Công Bảy, Ban lãnh đạo cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên tại Trung tâm thiết bị lưới điện phân phối đã giúp Em hoàn thành luận văn này.