II. Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của Trung tâm một số năm qua
2.3. Tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩ mở Trung tâm
Ở Trung tâm thiết bị lưới điện phân phối hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá phục vụ cho ngành điện, nên sản phẩm của nó khá đa dạng và phong phú. Từ đó muốn đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh của Trung tâm ta đi sâu phân tích nhiệm vụ hạ giá thành của một số sản phẩm có thể so sánh được của Trung tâm: dây thép mạ kẽm, nhôm thỏi.
Đây là hai sản phẩm chủ yếu mà Trung tâm nhập thường xuyên nên có thể so sánh được đối với việc đánh giá công tác hạ giá thành sản phẩm.
Do việc Trung tâm chưa thực sự coi trọng công tác kế hoạch hoá công tác quản lý chi phí cũng như kế hoạch hạ giá thành của Trung tâm, nên ở đây ta chỉ đi sâu phân tích sự biến động các yếu tố chi phí trong giá thành của hai sản phẩm thực hiện qua hai năm 2000 và 2001.
Dựa vào đặc điểm trong việc quản lý giá thành sản phẩm của Trung tâm, để có được những đánh giá đúng thực tế về vấn đề này ta đi phân tích sự biến đổi chi phí trong giá thành đơn vị sản phẩm từ đó phát hiện sự tăng giảm của các yếu tố trong giá thành sản phẩm giúp Trung tâm biết được sẽ khai thác việc giảm giá thành sản phẩm ở yếu tố nào.
Bảng 5 : CHI PHÍ SẢN PHẨMDÂY THÉP MẠ KẼM
Yếu tố chi phí Năm 2000 Năm 2001
Chênh lệch Số tiền TL (%) TT 1. Chi phí NLVL 629.647 834.974 + 205.327 32,60 93,5 2. Chi phí NC 7.350 8.834 +1.484 20,19 0,67 4. Chi phí DVMN 8.590 10.515 +1.925 22,41 0,87 5. Chi phí bằng tiền 50.299 63.266 +12.967 25,78 5,9 3. Chi phí KHTSCĐ 7.156 5.037 -2.119 -29,61 -0,94 Tổng chi phí 703.042 922.626 219.584 31,23 100 Doanh thu 712.303 869.157 156.854 22,02
Bảng 6 : CHI PHÍ SẢN PHẨM NHÔM THỎI
Yếu tố chi phí Năm 2000 Năm 2001
Chênh lệch Số tiền TL (%) TT 1. Chi phí NLVL 8.046.610 7.521.165 -525.445 -6,53 -93,8 2. Chi phí NC 18.251 20.552 +2.301 +12,61 +0,4 4. Chi phí DVMN 26.392 25.650 -742 -2,81 0,13 5. Chi phí bằng tiền 159.632 121.652 -37.980 -23,79 6,7
3. Chi phí KHTSCĐ 8.174 10.159 1.985 24,28 0,35
Tổng chi phí 8.259.059 7.699.178 -559.881 -6,78 100
Doanh thu 8.292.874 7.732.805 -560.069 -6,7
Qua số liệu tính toán ở hai bảng trên ta thấy được chi phí của hai sản phẩm dây thép mạ kẽm và nhôm thỏi.
Đối với sản phẩm dây thép mạ kẽm chi phí sản xuất kinh doanh năm 2001 tăng 219.584 ngàn đồng so với năm 2000 với tỷ lệ tặng 31,23% trong đó chỉ có yếu tố chi phí khấu hao là giảm 2.119 ngàn đồng với tỷ lệ giảm là 29,61% còn lại các yếu tố chi phí khác đều tăng lên.
- Chi phí nguyên liệu vật liệu tăng 205.327 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 32,60% chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức tăng toàn bộ chi phí 93,50%.
- Chi phí nhân công tăng 1.484 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 20,19% chiếm tỷ trọng 0,67% trong tổng chi phí.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 1.925 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 22,41% chiếm tỷ trọng 0,87% trong tổng chi phí.
- Chi phí bằng tiền khác tăng 12.967 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 25,78% chiếm tỷ trọng 5,8% trong tổng chi phí.
- Chi phí khấu hao giảm 2.119 ngàn đồng với tỷ lệ giảm 29,61% chiếm tỷ trọng 0,94%.
Doanh thu sản phẩm dây thép mạ kẽm năm 2001 cũng tăng hơn so với năm 2000 là 156.854 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 22,02%. Trong khi đó tốc độ tăng chi phí 31,23% lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Như vậy ta thấy tốc độ tăng chi phí của sản phẩm dây thép mạ kẽm là chưa hợp lý.
Đối với sản phẩm nhôm thỏi thì chỉ có yếu tố chi phí nhân công là tăng lên năm 2001 tăng lên 2.301 ngàn đồng với tỷ lệ tặng 12,61% chiếm tỷ trọng 0,4% trong tổng chi phí.
Tổng chi phí năm 2001 giảm so với năm 2000 là 559.881 ngàn đồng với tỷ lệ giảm 6,78%.
Trong đó chi phí nguyên liệu vật liệu năm 2001 giảm so với năm 2000 là 525.445 ngàn đồng với tỷ lệ giảm 6,53% chiếm tỉ trọng 93,80% trong tổng chi phí.
Chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 742 ngàn đồng với tỷ lệ giảm 2,81% chiếm tỉ trọng 0,13%.
Chi phí bằng tiền khác giảm 37.980 ngàn đồng với tỷ lệ giảm 23,79% chiếm tỉ trọng 6,7% tổng chi phí.
Chi phí khấu hao giảm 1.985 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 24,28% chiếm 0,35% tổng chi phí.
Doanh thu năm 2001 giảm hơn so với năm 2000 là 560.069 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 6,7%. Trong khi đó tốc độ giảm của chi phí 6,78% thì tốc độ giảm doanh thu là 6,7%. Như vậy việc giảm chi phí của sản phẩm nhôm thỏi có thể coi như là hợp lý.
Nhìn vào kết quả phân tích chi phí trên đây thì ta mới chỉ nhận biết được một cách tổng quát các yếu tố chi phí và doanh thu. Như vậy, ta chưa thể đánh giá một cách chính xác công tác quản lý chi phí hoạt động kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm của Trung tâm tăng hay giảm và hợp lý hay không hợp lý vậy chúng ta đi sâu phân tích giá thành đơn vị sản phẩm, từ đó xem xét sự biến động của các khoản mục trong giá thành sản phẩm.
Căn cứ vào đặc điểm của công tác quản lý giá thành sản phẩm của Trung tâm, để có được đánh giá đúng đắn về vấn đề này ta dùng phương pháp phân tích sự biến đổi chi phí trong giá thành đơn vị sản phẩm từ đó phát hiện được các chi phí làm tăng, giảm giá thành sản phẩm giúp Trung tâm biết được khai thác khả năng giảm giá thành ở khoản
mục chi phí nào. Vì công tác kế hoạch giá thành ở Trung tâm chưa thực sự được chú trọng cho nên ở đây có thể thấy rõ được sự biến động các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm được thực hiện qua hai năm 2000 và 2001.
Bảng 7 : GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ DÂY THÉP MẠ KẼM
Đơn vị 1000đ
Yếu tố chi phí Năm 2000 Năm 2001
Chênh lệch Số tiền TL (%) 1. Chi phí NLVLTT 8.061 8.235 174 2,15 2. Chi phí NCTT 93 86 -7 -7,5 4. Chi phí SXC 745 723 -22 2,95 Giá thành 8.899 9.044 145 1,63
Bảng 8 : GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SẢN PHẨM NHÔM THỎI
Đơn vị 1000đ
Yếu tố chi phí Năm 2000 Năm 2001
Chênh lệch Số tiền TL (%) 1. Chi phí NLVLTT 13.053 13.003 -50 0,38 2. Chi phí NCTT 32 33 1 3,1 4. Chi phí SXC 254 301 47 18,5 Giá thành 13.339 13.337 -2 0,014
Qua số liệu của hai bảng tính giá thành đơn vị sản phẩm dây thép mạ kẽm và nhôm thỏi có thể thấy rằng giá thành của sản phẩm dây thép mạ kẽm tăng, còn giá thành sản phẩm nhôm thỏi thì đã giảm song mức giảm không đáng kể.
Năm 2001 giá thành đơn vị sản phẩm dây thép mạ kẽm 9.044 ngàn đồng/1tấn sản phẩm so với giá thành đơn vị sản phẩm năm 2000 là 8.899 ngàn đồng/1 tấn sản phẩm thì đã tăng 145 ngàn đồng/1 tấn sản phẩm với tỷ lệ tăng tương đối là 1,63%. Còn với sản phẩm nhôm thỏi năm 2001 giá thành sản phẩm đã giảm được 2 ngàn đồng/tấn sản phẩm với tỷ lệ giảm tương đối là 0,014%. Cũng qua hai bảng 7 và 8 ở trên ta thấy rằng: sự tăng giảm của từng mục chi phí đã tổng hợp nên mức hạ của giá thành sản phẩm.
Đối với sản phẩm dây thép mạ kẽm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản chung đã giảm cụ thể :
Chi phí nhân công trực tiếp giảm 7 ngàn đồng/1 tấn sản phẩm với tỷ lệ giảm tương đối 7,5%.
Chi phí sản xuất chung trực tiếp giảm 22 ngàn đồng/1 tấn sản phẩm với tỷ lệ giảm tương đối 2,95%.
Song khoản mục chi phí nguyên vật liệu lại tăng lên hơn mức hạ của các khoản mục trong giá thành, làm giá thành sản phẩm vẫn tăng lên.
Còn sản phẩm nhôm thỏi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung lại tăng lên cụ thể:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm 50 ngàn đồng/1 tấn sản phẩm với tỷ lệ giảm tương đối 0,38%.
Chi phí nhân công trực tiếp tăng 1 ngàn đồng/1 tấn sản phẩm với tỷ lệ tăng tương ứng 3,1%.
Chi phí sản xuất chung tăng 47 ngàn đồng/1 tấn sản phẩm với tỷ lệ 18,5%.
Để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí tới giá thành sản phẩm cũng như công tác quản lý các khoản mục chi phí đó của Trung tâm, ta tiến hành phân tích từng khoản mục chi phí trong giá thành.
* Khoản mục chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp trong giá thành đơn vị sản
phẩm
Dây thép mạ kẽm được Trung tâm nhập khẩu từ Hàn Quốc nó là vật liệu phụ cho việc sản xuất dây điện cao thế. Tác dụng của nó không phải là dẫn điện mà là chịu lực.
Khoản mục nguyên liệu vật liệu trực tiếp trong sản phẩm dây thép mạ kẽm năm 2001 tăng 174 ngàn đồng/1 tấn sản phẩm với tỷ lệ tăng 2,15% so với năm 2000. Chi phí nguyên liệu vật liệu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kết cấu của giá thành sản phẩm nên việc thay đổi khoản mục này có tác động tích cực đến giá thành đơn vị của sản phẩm. Năm 2001 chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp tăng hơn năm 2000 là do giá cả trên thị trường có sự biến động hàng hoá nhập khẩu cập cảng quá xa nơi bán làm cho giá cả nguyên liệu vật liệu Trung tâm nhập về tăng cao.
Còn đối với sản phẩm nhôm thỏi yếu tố chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp năm 2001 giảm so với năm 2000 là 50 ngàn đồng/1 tấn sản phẩm với tỷ lệ giảm 0,38%. Sản phẩm nhôm thỏi Trung tâm nhập khẩu từ nước Nga do trong năm 2000 nước Nga có sự
biến động về thị trường, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ quy đổi USD cao, nhưng sang năm 2001 thị trường nước Nga dần trở lại bình ổn lạm phát giảm, giá cả trở lại bình thường.
* Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành đơn vị sản phẩm :
Năm 2001 chi phí nhân công tính cho một tấn sản phẩm dây thép mạ kẽm là 86 ngàn đồng, năm 2000 chi phí nhân công 93 ngàn đồng trên một tấn sản phẩm. Như vậy chi phí nhân công năm 2001 giảm 7 ngàn đồng trên một tấn sản phẩm với tỷ lệ giảm 7,5%.
Đối với sản phẩm nhôm thỏi yếu tố chi phí nhân công năm 2001 so với năm 2000 tăng lên 1 ngàn đồng trên một tấn sản phẩm với tỷ lệ tăng 3,1%.
Yếu tố chi phí nhân công là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm của Trung tâm. Qua nghiên cứu thực tế các khoản trích nộp theo lương được Trung tâm thực hiện theo đúng chế độ quy định của nhà nước, xem xét số liệu trên sổ kế toán cho thấy tổng quỹ lương năm 2001 đã tăng lên, thu thập bình quân đầu người tăng lên đời sống cán bộ công nhân viên đã được cải thiện. Như vậy có thể kết luận việc quản lý yếu tố chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm của Trung tâm tương đối tốt, tăng năng suất lao động nhằm giảm yếu tố chi phí nhân công trên một đơn vị sản phẩm.
* Khoản mục chi phí sản xuất chung trong giá thành đơn vị sản phẩm :
Khoản mục chi phí sản xuất chung trong giá thành đơn vị sản phẩm dây thép mạ kẽm giảm còn trong giá thành đơn vị sản phẩm nhôm thỏi lại tăng lên cụ thể:
Sản phẩm dây thép mã kẽm chi phí sản xuất chung năm 2001 là 723 ngàn đồng/`1 tấn sản phẩm còn năm 2000 là 745 ngàn đồng/1 tấn sản phẩm. Như vậy năm 2001 đã giảm được 22 ngàn động/1 tấn sản phẩm với tỷ lệ giảm tương đối 2,95%.
Còn sản phẩm nhôm thỏi chi phí sản xuất chung năm 2001 là 301 ngàn đồng/1 tấn sản phẩm và năm 2000 là 254 ngàn đồng/1 tấn sản phẩm. Như vậy năm 2001 đã tăng lên 47 ngàn đồng/1 tấn sản phẩm với tỷ lệ tăng tương đối là 18,5%.
Khoản chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều khoản mục như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên liệu vật liệu, tiền lương nhân viên phân xưởng... Đây là
khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm. Vậy quản lý sao cho chi phí này giảm trong giá thành sản phẩm đòi hỏi Trung tâm phải quan tâm nhiều vấn đề, tức là phải qua tâm tới các khoản mục chi tiết trong chi phí sản xuất chung. Có thể thấy rõ sự biến động cho chi phí sản xuất chung trong giá thành đơn vị sản phẩm qua số liệu ở bảng sau:
Bảng 9 : BẢNG CHI TIẾT KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG TRONG
ĐƠN VỊ SẢN PHẨM DÂY THÉP MẠ KẼM Đơn vị 1000đ
Chi tiết khoản mục chi phí trong chi Năm 2000 Năm 2001 Tăng giảm chi
- Chi phí tiền lương 183 189 +6 - Chi phí khấu hao tài sản cố định 86 52 -34