Những phương diện hợp thành văn hóa chính trị của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiều văn hóa chính trị của hồ chí minh và vận dụng vào thực tiễn đổi mới của nước ta hiện nay (Trang 29)

Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh được hình thành từ những giá trị văn

hóa chính trị truyền thống của dân tộc Việt Nam như: chủ nghĩa dân bản (lấy

dân là gốc), lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo; cùng với những giá trị văn hóa chính trị mới mẻ và tiến bộ của phương Tây như: công bằng, dân chủ, bình đẳng, tự do, pháp quyền, nhân quyền… Những giá trị này được thể hiện sâu sắc thông qua thực tế hoạt động cách mạng, quá trình lãnh đạo Đảng và Nhà nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nội dung dễ nhận thấy nhất trong văn hóa chính trị Hồ Chí Minh là

quan điểm gần dân, thân dân và dân chủ, coi “dân là gốc”, “dân là chủ”. Việc

Người luôn coi trọng và kiên trì quan điểm này đã có tác dụng to lớn, có ý nghĩa quyết định đến việc thu phục và vận động được sức mạnh của toàn dân vào công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển tư tưởng chính trị của ông cha, các triết gia lớn của phương Đông, phương Tây và đặc biệt là lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để hình thành nên tư tưởng chính trị gần dân, tin dân, thân dân, trọng dân của mình. Khi nói về dân, Hồ Chí Minh để lại những luận điểm nổi tiếng: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. “Dân chủ là của quý báu nhất trên đời của dân”. “Thực hành dân chủ rộng rãi là chiếc chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn”. “Dân đã có quyền làm chủ thì dân cũng phải tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người chủ”. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn của những lời kêu gọi Hồ Chí Minh đối với nhân dân.

26

1.4.2. Bản chất văn hóa chính trị và đặc điểm văn hóa chính trị của Hồ Chí Minh

Bản chất văn hóa chính trị: Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh thuộc về

văn hóa chính trị Mác - Lênin thấm nhuần bản chất khoa học cách mạng và

nhân văn.

- Tính xã hội và tính giai cấp: Văn hóa hay văn hóa chính trị đều là

những phạm trù thuộc về bản chất con người. Sự tồn tại và phát triển của văn hóa chính trị gắn liền với sự hình thành và phát triển xã hội có giai cấp. Năng lực sáng tạo của con người trong xã hội có giai cấp, vừa phản ánh những quan hệ, lợi ích giai cấp, vừa phản ánh những đặc điểm tồn tại xã hội.

Văn hóa chính trị phản ánh tập trung ở quá trình thể chế hóa đường lối, mục tiêu chính trị của Đảng chính trị, thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng những chính sách đối nội, đối ngoại, về mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Thông qua lăng kính pháp luật phản ánh hệ giá trị văn hóa chính trị của một nền chính trị, của một thể chế nhà nước. Trình độ văn hóa chính trị càng cao thì chủ thể chính trị càng nhận thức sâu sắc hơn lợi ích giai cấp trong mối quan hệ với lợi ích dân tộc và lợi ích xã hội, bổ sung chức năng tổ chức và lãnh đạo quá trình vận động của xã hội, chức năng đại biểu cho lợi ích dân tộc của Đảng cầm quyền. Văn hóa chính trị đến lượt nó giữ vai trò định hướng phát triển văn hóa dân tộc.

Dưới chế độ XHCN, văn hóa chính trị của Đảng cầm quyền thống nhất với lợi ích chính trị của đông đảo quần chúng lao động mà nòng cốt là liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Xét cho cùng chỉ có văn hóa chính trị XHCN mới giải quyết triệt để mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người và vì

27

vậy nó vừa là mục tiêu cao cả, vừa là động lực mạnh mẽ của công cuộc đấu tranh vì sự thắng lợi của CNXH ở mỗi quốc gia và trên phạm vi thế giới.

Đặc điểm đấu tranh chính trị trong xã hội đương đại nói lên mối quan hệ tương tác giữa tính giai cấp và tính xã hội của văn hóa chính trị trong nền chính trị thế giới. Tính chất giai cấp của văn hóa chính trị biểu hiện đan xen trong quá trình hội nhập, hợp tác, đấu tranh trên mọi bình diện của cuộc sống. Nó tuỳ thuộc vào tư duy chính trị của mỗi chủ thể chính trị trong mỗi quốc gia dân tộc mà biểu hiện ra là quan hệ của các nước trong tiến trình hội nhập sâu rộng vào các cơ cấu kinh tế thế giới cũng như quá trình hợp tác, phát triển về văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, môi trường, đấu tranh chống khủng bố và bảo vệ hòa bình.

Đó là quá trình phức tạp, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cùng tồn tại, cùng cạnh tranh trong quan hệ giữa các nước vốn là quan hệ vừa phụ thuộc lại vừa tùy thuộc lẫn nhau trong thế giới toàn cầu hóa. Nó đòi hỏi năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng, biết tận dụng thời cơ và vượt qua những thách thức của chủ thể lãnh đạo và cầm quyền. Biến đối tượng thành đối tác, thêm bạn bớt thù, dĩ bất biến ứng vạn biến với tầm văn hóa chính trị cao thì mục tiêu chính trị sẽ đạt được. Nếu đi ngược lại các quá trình đó thì thất bại.

- Tính dân tộc và nhân loại: Văn hóa chính trị luôn gắn liền với văn

hóa dân tộc, vì văn hóa chính trị là một phương diện của văn hóa. Văn hóa dân tộc là hệ giá trị chung, tiêu biểu của dân tộc. Còn văn hóa chính trị là

nhân lõi, là cơ chế vận hành đời sống văn hóa, phát huy văn hóa dân tộc trong hoạt động chính trị.

Tính nhân loại của văn hóa chính trị là biểu hiện tri thức chính trị được tiếp thu kế thừa từ tinh hoa văn hóa nhân loại của chủ thể chính trị. Đó là năng lực nhận thức, phản ánh đời sống chính trị thế giới, các quy luật vận

28

động khách quan của lịch sử xã hội loài người cũng như các quá trình chính trị, mục tiêu, quyết sách chính trị nhằm hướng tới các giá trị văn hóa nhân loại, phục vụ lợi ích của con người và sự tiến bộ của xã hội loài người. Đó là những giá trị phổ quát, là mục tiêu chung của chính trị cần đạt tới. Tính nhân loại của văn hóa chính trị phản ánh sự tác động của văn hóa chính trị trong quá trình giao lưu, đấu tranh, tiếp biến để làm giàu tri thức chính trị của các Đảng cầm quyền và các nhà nước trong cộng đồng thế giới.

-Tính lịch sử của văn hóa chính trị: Chính trị mang tính lịch sử vì

vậy văn hoá chính trị mang tính lịch sử. Văn hóa chính trị là một hình thái tinh thần của con người chính trị được biểu hiện qua các nhân tố cấu trúc nội dung chính trị. Những tri thức, mục tiêu, đường lối, chính sách, cả những vấn đề về ý thức hệ nếu không được bổ sung, hoàn thiện thì đều trở nên hạn chế trước lịch sử.

Thực tại khách quan và đời sống chính trị luôn luôn vận động trong không gian, thời gian, do đó nhận thức chính trị, quyết sách chính trị trong mỗi giai đoạn lịch sử có vai trò và vị trí khác nhau. Khi hoàn cảnh thay đổi thì nhận thức, quyết sách chính trị phải thay đổi, làm cho văn hóa chính trị luôn luôn là người dẫn đường sáng suốt của thực tiễn, như là trong thực tiễn chính trị, trong

hoạt động tham chính và chấp chính. Ph.Ăngghen đã từng chỉ dẫn chủ nghĩa

Mác không phải là nhất thành bất biến mà là kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng rập khuôn, máy móc, chủ nghĩa giáo điều, không biết sáng tạo nâng tầm văn hóa chính trị mà một số Đảng Cộng sản và công nhân cũng như người cách mạng mắc phải đã dẫn tới xa rời học thuyết khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin. Sự sụp đổ của các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu đã chứng minh nguồn gốc sâu xa về sự xa rời tính lịch sử, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển của văn hóa chính trị.

29

Đảng Cộng sản Việt Nam do duy trì đường lối kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp kéo dài sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đã làm cho đất nước lâm vào khó khăn, suy thoái dẫn tới khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng vào giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX vừa qua cũng là một minh chứng về hệ quả của chủ nghĩa giáo điều, tả khuynh, chủ quan, duy ý chí, xa rời quy luật khách quan trong chính trị mà Đảng ta đã tự phê phán tại Đại hội VI (1986).

Tính lịch sử của văn hóa chính trị đòi hỏi chủ thể chính trị phải luôn luôn đổi mới và sáng tạo, không thoả mãn với những thành tựu văn hóa chính trị đã có, dẫn tới sự “kiêu ngạo cộng sản” mà phải luôn nhạy bén nắm bắt thực tiễn để đưa ra đường lối, quyết sách chính trị đúng đắn sáng tạo đáp ứng nhu cầu vận động của thực tiễn. Hồ Chí Minh đã nhắc nhở Đảng ta: “Mỗi dân tộc, mỗi Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ họ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [20, tr.557-558].

-Tính đa dạng phong phú của văn hóa chính trị: Hoạt động chính trị là

hoạt động xã hội đặc biệt phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp, giai tầng xã hội có lợi ích đối lập nhau hoặc khác nhau nhằm giành, giữ, thực thi quyền lực chính trị mà thực chất là hướng tới quyền lực nhà nước. Do đó, hoạt động chính trị rất đa dạng phong phú, mỗi giai cấp có sự khác nhau về tư tưởng, mục tiêu, quyết sách chính trị, phương pháp tổ chức thực hiện, vì vậy văn hóa chính trị cũng mang tính đa dạng phong phú. Ngay trong hệ thống thiết chế chính trị cùng một hệ tư tưởng thì văn hóa chính trị cũng biểu hiện sự đa dạng phong phú, có sự khác biệt nhau do sự tác động của bản sắc văn hóa các dân tộc, bởi tâm lý, tình cảm, nhận thức, thái độ, tính cách khác nhau của các chủ thể chính trị. Tính đa dạng phong phú của văn hóa chính trị là nhân tố ngoại

30

sinh trong quá trình vận động của văn hóa chính trị, thúc đẩy văn hóa chính trị phát triển cùng với sự phát triển của văn hóa.

Đặc điểm văn hóa chính trị của Tư tưởng Hồ Chí Minh:

Văn hóa Hồ Chí Minh nổi bật ở văn hóa chính trị. Đặt vấn đề như vậy,

phù hợp với thực tiễn hoạt động của Hồ Chí Minh mà cũng đúng như tự đánh giá của Người. Người đã từng tham dự nhiều đại hội của Quốc tế Cộng sản. Trong hồ sơ đại biểu, mục khai về nghề nghiệp, Người chỉ ghi vắn tắt: làm chính trị, dường như là hoạt động chính trị chuyên nghiệp, là nhà chính trị chuyên nghiệp. Mục đích hoạt động chính trị của Người là để giải phóng cho dân tộc và nhân loại. Khi xây dựng chính thể dân chủ cộng hòa, lập quốc và lập pháp, Người nhận được sự tín nhiệm gần như tuyệt đối của quốc dân đồng bào. Vậy mà Người cũng chỉ xác định mình “như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui... Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn cùng với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi” [18, tr.161]. Cả cuộc đời chính trị của Người là như vậy. Trong định nghĩa về chính trị, Người đặc biệt

nhấn mạnh: "Đoàn kết và thanh khiết”. Đó là đạo đức trong chính trị.

Người căn dặn thanh niên, tuổi trẻ phải có hoài bão, khát vọng làm việc lớn vì dân vì nước. Phải tránh xa tiền bạc, quyền lực, địa vị và danh vọng.

Những cái đó nếu không làm chủ được thì sẽ rất dễ hư hỏng. Thanh niên

không bao giờ đòi hỏi Tổ quốc đem lại cho mình những gì mà phải luôn luôn tự hỏi, mình đã làm gì cho Tổ quốc. Đó là đức hy sinh, sự quên mình, là ý thức sâu sắc về bổn phận, nghĩa vụ. Người căn dặn bộ đội và mọi cán bộ đảng viên: "Trung với nước, hiếu với dân". Người có 6 điều dạy cán bộ chiến sĩ công an mà nghĩ kỹ ra là dạy tất cả mọi người chúng ta: Với tự mình, phải

31

cần, kiệm, liêm, chính; với công việc phải tận tụy; với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép; với chính phủ, phải tuyệt đối trung thành; với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ; với địch, phải cương quyết, khôn khéo [19, tr.406-407]. Đó là điển hình đạo đức trong chính trị.

Chính trị Hồ Chí Minh là đề cao tuyệt đối chữ Dân. Trong một nước dân chủ thì nhân dân là người chủ. Dân đã là chủ thì cán bộ đảng viên là công bộc, là đầy tớ của dân. Đảng và Chính phủ (Nhà nước) chỉ vì dân mà tồn tại, vì dân mà phục vụ. Chỉ làm điều lợi cho dân, tránh mọi điều có hại tới dân, trù tính rằng, cách mạng thành công, quyền hành phải trao vào tay dân chúng, lợi và quyền đều là của dân, đều thuộc về dân. Suốt 24 năm ở cương vị Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước mà Người vẫn thực hành sự giản dị và tiết kiệm, hiểu rõ mỗi đồng tiền bát gạo mà chúng ta tiêu dùng là mồ hôi nước mắt của dân làm ra, thương dân thì phải tiết kiệm, lãng phí là không thương dân, tham ô là ăn cắp của dân, có tội với dân. Trong giờ phút lâm chung, Người vẫn chỉ

nghĩ tới dân, không thể bỏ dân mà đi được. Rõ ràng, Hồ Chí Minh là một kiểu

mẫu về đạo đức chính trị, nhờ đó mà chính trị quyền lực và cầm quyền tránh được sự tha hóa. Cũng nhờ đó, văn hóa chính trị không chỉ là trí tuệ, mưu lược, bản lĩnh mà sâu xa ra là đạo đức. Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ qua thực hành văn hóa trong Đảng, trong Nhà nước, trong các đoàn thể, trong thể chế, bộ máy, trong con người và qua hành vi, lấy dân làm hệ

quy chiếu. Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh là loại hình văn hóa nổi bật trong văn hóa Hồ Chí Minh.

Những yếu tố làm nên nét đặc sắc của văn hóa chính trị Việt Nam và văn hóa chính trị Hồ Chí Minh:

Một là, về lịch sử, văn hóa chính trị Việt Nam được hình thành và phát

triển trong quá trình hình thành ý thức dân tộc, quốc gia, kết tinh thành truyền thống dựng nước và giữ nước của các thế hệ người Việt Nam. Ý thức độc lập

32

dân tộc, tự lực tự cường, tinh thần yêu nước, đoàn kết cộng đồng đã trở thành nội dung bền vững mang tính truyền thống của văn hóa chính trị Việt Nam.

Hai là, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nền văn hiến quốc gia, tinh thần yêu

nước, đoàn kết, phát huy nội lực, sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, gắn liền với việc coi trọng, tôn vinh hiền tài đã tạo nên sức sống của văn hoá chính trị, và, khả năng phát huy những truyền thống, giá trị tốt đẹp đó của dân tộc đã tạo

nên “độ cao” của văn hóa chính trị Việt Nam trong truyền thống lịch sử.

Ba là, tôn trọng đạo lý, tôn trọng chính nghĩa, bảo vệ công lý, ý chí quật

cường dân tộc, nhưng nhân ái, khoan dung, độ lượng, vị tha. Những nét đẹp đó đã tác động, ảnh hưởng sâu sắc vào đời sống chính trị, làm cho văn hóa chính trị Việt Nam mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiều văn hóa chính trị của hồ chí minh và vận dụng vào thực tiễn đổi mới của nước ta hiện nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)