Xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 49)

- Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Bình Xuyên. - Dự kiến chu chuyển các loại hình sử dụng đất trong tương lai.

2.2.5. Đề xut các gii pháp nâng cao hiu qu s dng đất sn xut nông nghip nghip

- Giải pháp thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Giải pháp về nguồn lực và khoa học công nghệ. - Giải pháp về hoàn thiện hệ thống chính sách.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điu tra, kho sát

a. Số liệu thứ cấp:thu thập từ các cơ quan như Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - tài chính, các Sở, Ban, Ngành.

b. Số liệu sơ cấp: thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ, chọn các hộđiều tra đại diện cho các xã trong tiểu vùng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các hộ được điều tra là các hộ tham trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp trên 03 xã đại diện cho 03 tiểu vùng, tiến hành điều tra 50 hộ gia đình sản xuất nông nghiệp của mỗi xã trong tổng số 150 phiếu điều tra và điều tra, quan sát từ thực địa.

2.3.2. Phương pháp thng kê

Phân tích, xử lý số liệu theo chuỗi thời gian để nhận biết quy luật của các yếu tố liên quan trong quá trình sử dụng đất và hiệu quả kinh tế sử dụng đất, làm cơ sởđưa ra những giải pháp sử dụng đất hiệu quả hơn. Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel.

2.3.3. Phương pháp chn đim nghiên cu

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp của huyện. Những xã được chọn là những xã có đặc điểm vềđất đai, địa hình, tập quán canh tác, hệ thống cây trồng có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, đại diện cho các vùng sinh thái của huyện. Trên cơ sở các đặc điểm vềđịa hình, thổ nhưỡng, thủy văn..., đểđảm bảo tính khách quan của đề tài tôi tiến hành chọn 03 xã đại diện cho 03 tiểu vùng Miền núi, Trung du, Đồng bằng trong đó:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

- Tiểu vùng miền núi có xã Trung Mỹ, chọn làm xã đại diện cho tiểu vùng. - Tiểu vùng trung du gồm các xã, thị trấn: Gia Khánh, Hương Sơn, Thiện Kế, Bá Hiến, Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lưu. Trong đó chọn xã Thiện Kế làm đại diện cho tiểu vùng.

- Tiểu vùng đồng bằng gồm các xã, thị trấn: Hương Canh, Đạo Đức, Phú Xuân, Tân Phong, Thanh Lãng. Trong đó chọn xã Tân Phong làm đại diện cho tiểu vùng.

Chọn các hộ điều tra đại diện cho các tiểu vùng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các hộ điều tra là những hộ tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn hơn 600 m2, thuộc 3 xã đại diện cho 3 tiểu vùng. Mỗi xã tiến hành điều tra 50 hộ và tổng số hộđiều tra là 150 hộ.

2.3.4. Phương pháp đánh giá hiu qu s dng đất da trên 3 tiêu chí

Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá hiệu quả sử dụng đất dựa trên 3 tiêu chí, bao gồm:

- Hiu qu kinh tế: tính toán GTSX/ha, GTGT/ha, CPTG/ha. Từ đó, tôi tiến hành phân tích so sánh, đánh giá và rút ra kết luận.

` - Hiu qu xã hi: tính toán GTSX/lao động, GTGT/lao động, số công lao động đầu tư cho 1 ha đất. Từđó, tôi tiến hành phân tích so sánh, đánh giá và rút ra kết luận.

- Hiu qu môi trường: Trên cơ sở phiếu điều tra, tính mức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích sinh trưởng bình quân. Từđó, tôi so sánh với tiêu chuẩn cho phép và đưa ra các khuyến cáo cho người nông dân.

Các số liệu thống kê được xử lý bằng phần mềm Excel. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu, bản đồ và biểu đồ.

2.3.5. Phương pháp chuyên gia, chuyên kho

Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ chuyên trách khuyến nông, hội nông dân của các xã cũng như các điển hình sản xuất nông dân giỏi để đề xuất hướng sử dụng đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bình Xuyên là một huyện có cảđồng bằng, trung du và miền núi, nằm gần trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, trung tâm huyện cách thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo QL2, có diện tích tự nhiên là 14847,31 ha, được giới hạn bởi toạ độđịa lý từ 21012’57” đến 21027’31”độ vĩ Bắc và 105036’06”đến 105043’26” độ kinh Đông. Ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Đông giáp huyện Phúc Yên và huyện Mê Linh (Hà Nội). - Phía Nam giáp huyện Yên Lạc.

- Phía Tây giáp huyện Tam Dương, Yên Lạc và thành phố Vĩnh Yên. Vị trí địa lý có nhiều thuận tiện cho sự giao lưu hàng hoá và phát triển kinh tế. Bình Xuyên nằm giữa hai trung tâm kinh tế - chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đường sắt Hà Nội-Lào Cai, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và QL2 chạy qua là những điều kiện rất thuận lợi để huyện phát triển một nền kinh tếđa dạng (nông – lâm nghiệp, dịch vụ, công nghiệp) và hình thành các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá của huyện.

3.1.1.2. Địa hình

Bình Xuyên có ba dạng địa hình khá rõ rệt: Đồng bằng, trung du, miền núi; nhìn chung địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam:

- Địa hình miền núi: Nằm ở phía Bắc của huyện có dãy núi Tam Đảo chạy ngang từ Tây sang Đông phân chia ranh giới huyện với tỉnh Thái Nguyên, gồm toàn bộ xã Trung Mỹ với diện tích 4.571,92 ha, chiếm 30,79% diện tích tự nhiên toàn huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

- Địa hình trung du: Tiếp giáp với vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam, gồm các xã, thị trấn: Gia Khánh, Hương Sơn, Thiện Kế, Bá Hiến, Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lưu; với diện tích 6.289,69 ha, chiếm 42,36% diện tích tự nhiên toàn huyện.

- Vùng đồng bằng: Gồm các xã, thị trấn: Hương Canh, Đạo Đức, Phú Xuân, Tân Phong, Thanh Lãng với diện tích 3.986,70 ha, chiếm 26,85% diện tích tự nhiên toàn huyện.

3.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết

Huyện Bình Xuyên chịu ảnh hưởng của chếđộ khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa và nóng vào mùa Hè, khô và lạnh vào mùa Đông thuận lợi cho phát triển sản xuất theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi:

- Lượng mưa trung bình năm là 1300-1400mm. trong đó, tập trung vào tháng 6,7,8 (lượng mưa trong thời gian này chiếm 50% lượng mưa cả năm) gây ngập úng cục bộ ở khu vực có địa hình úng trũng và rửa trôi đất đai ở khu vực đất dốc.

- Nhiệt độ trung bình năm từ 23,5 - 250C, tuy nhiên chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông khá lớn. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào các tháng 6,7,8 là từ 28 - 340C; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào các tháng 12,1,2 là từ 13 - 160C. Do điều kiện địa hình nên nhiệt độ giữa vùng đồng bằng và miền núi chênh lệch nhau đến 5 - 70C.

- Số giờ nắng trung bình năm đạt 1.400-1.700 giờ, mặc dù bình quân theo năm cao nhưng giữa các tháng có sự chênh lệch khá lớn, thường các tháng có số giờ nắng cao là các tháng mùa hè, thấp là các tháng cuối mùa đông.

- Độẩm trung bình năm là 82- 84%, trong đó, tháng cao nhất (tháng 8) là 85%, tháng thấp nhất (tháng 12) là 73-74% có sự phân hóa theo địa hình, vùng núi thường cao hơn khu vực trung du và đồng bằng.

- Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, đôi khi kèm sương muối ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

3.1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng

Theo số liệu đánh giá phân hạng đất năm 2012 của Trung tâm Thổ nhưỡng nông hoá Vĩnh Phúc phối hợp với bộ môn Thổ nhưỡng trường Đại học nông lâm Thái Nguyên đã xác định được huyện Bình Xuyên có 39 đơn vị đất sau:

+ Nhóm đất phù sa trung tính ít chua (Đ1): Có 5 đơn vị đất đai, diện tích là 776,59ha, chiếm 5,23% diện tích đất tự nhiên của cả huyện. Phân bố chủ yếu ở các xã Đạo Đức, Thị trấn Hương Canh, xã Sơn Lôi, Phú Xuân. Đặc trưng chính của nhóm này là có địa hình từ thấp đến cao, thành phần cơ giới nhẹ, tưới có diện tích chủđộng tưới là 593,01ha, còn lại là địa hình cao, không được tưới, diện tích bị ngập úng mùa mưalà 179,92ha, độ phì nhiêu trung bình.

+ Nhóm đất phù sa chua (Đ2): Có 9 đơn vị đất đai, diện tích là 2.173,14ha, chiếm 14,64% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Thanh Lãng, Tân Phong, Phú Xuân, Thị trấn Hương Canh, Đạo Đức, Sơn Lôi, Bá Hiến, một số chiếm diện tích ít ở xã Hương Sơn, Tam Hợp, Quất Lưu. Đặc trưng chính của nhóm này là có địa hình từ thấp đến trung bình, thành phần cơ giới nhẹ, tưới có diện tích đất chủ yếu là tưới chủđộng và bán chủ động, còn lại một phần diện tích không được tưới. Độ phì nhiêu trung bình.

+ Nhóm đất glây chua (Đ4): có 2 đơn vịđất, diện tích là 349,11ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, phân bố chủ yếu ở các xã Thanh Lãng, Thị trấn Hương Canh, Tân Phong, Sơn Lôi, Thanh Lãng. Đặc trưng chính của nhóm này là có địa hình từ thấp trũng, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, ngập úng, độ phì nhiêu trung bình. Thích hợp cho loại hình sử dụng đất chuyên lúa.

+ Nhóm đất cát bạc màu (Đ6): Có 2 đơn vị đất đai, diện tích là 107,94, chiếm 0,73% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Trung Mỹ, Bá Hiến, Gia Khánh. Đặc trưng chính của nhóm này là có địa hình từ thấp đến trung bình, thành phần cơ giới nhẹ, 100% diện tích đất được tưới, tiêu chủ động, độ phì nhiêu thấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

+ Nhóm đất loang lổ chua (Đ7): có 4 đơn vịđất, diện tích đất là 285,33ha, chiếm 1,92% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, phân bố chủ yếu ở các xã Gia Khánh, Hương Sơn, Bá Hiến. Đặc trưng chính của nhóm này là có địa hình từ thấp đến cao, thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là diện tích đất được tưới tiêu chủđộng, còn lại là 55,12ha được tưới bán chủđộng, độ phì nhiêu trung bình.

+ Nhóm đất loang lổ chua bạc màu (Đ8): có 5 đơn vị đất, diện tích đất là 1.147,11ha, chiếm 7,73% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, phân bố chủ yếu ở các xã Trung Mỹ, Thiện Kế, Gia Khánh, Hương Sơn, Bá Hiến, Quất Lưu, Sơn Lôi, Tam Hợp. Đặc trưng chính của nhóm này là có địa hình từ thấp đến trung bình, thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là diện tích đất được tưới tiêu từ bán chủ động đến chủ động, còn lại là 87,99ha không được tưới, độ phì nhiêu thấp.

+ Nhóm đất xám bạc màu (Đ10): có 1 đơn vịđất, diện tích đất là 56,69ha, chiếm 0,38% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, phân bố 100% ở xã Thiện Kế. Đặc trưng chính của nhóm này là có địa hình thấp, thành phần cơ giới nhẹ, tưới, tiêu chủđộng, không bị ngập úng, độ phì nhiêu trung bình.

+ Nhóm đất xám đỏ vàng (Đ11): có 10 đơn vị đất, diện tích đất là 3.974,89ha, chiếm 26,77% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, phân bố chủ yếu ở các xã Trung Mỹ, Hương Sơn, Thiện Kế, Bá Hiến, Gia Khánh, Tam hợp, Quất Lưu, Sơn Lôi, thị trấn Hương Canh. Đặc trưng chính của nhóm này là chủ yếu đất ở trên các đồi núi, diện tích đất có độ dốc cấp I (0-8o) là 72,43ha, địa hình cấp II (8-15o) là 167,55ha, địa hình cấp III (15-25o) là 937,49ha, địa hình cấp IV (>25o) là 2.797,42ha, độ dày tần đất từ dưới 50-100cm, thành phần cơ giới hầu hết từ nhẹ đến trung bình, không được tưới, không bị ngập úng, độ phì nhiêu từ trung bình đến thấp.

+ Nhóm đất xám mùn (Đ12): có 1 đơn vị đất, diện tích đất là 99,80ha, chiếm 0,67% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, phân bố 100% ở xã Trung Mỹ. Đặc trưng chính của nhóm này là có địa hình cấp IV, độ dày tầng đất dưới 50cm, thành phần cơ giới nhẹ, không được tưới, không bị ngập úng, độ phì nhiêu thấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Bảng 3.1. Kết quả phân loại đất của huyện Bình Xuyên

TT Loại đất Ký hiệu Diệ(ha) n tích T(%) ỷ lệ 1 Đất phù sa trung tính ít chua Đ1 776,59 5,23 2 Đất phù sa chua Đ2 2.173,14 14,64 3 Đất glây chua Đ4 349,11 2,35 4 Đất cát bạc màu Đ6 107,94 0,73 5 Đất loang lổ chua Đ7 285,33 1,92 6 Đất loang lổ chua bạc màu Đ8 1.147,11 7,73

7 Đất xám bạc màu Đ10 56,69 0,38

8 Đất xám đỏ vàng Đ11 3.974,89 26,77

9 Đất xám mùn Đ12 99,80 0,67

(Nguồn: Trung tâm Thổ nhưỡng nông hoá Vĩnh Phúc năm 2012 )

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê đất ngày 01/01/2014 tài nguyên đất của huyện Bình Xuyên có tổng diện tích 14.847,31 ha, hiện đã được khai thác đưa vào sử dụng trên 14.768,23 ha, chiếm tới 99,5% quỹ đất đai của huyện. Trong đó: Đất nông nghiệp là 10.111,28 ha; đất phi nông nghiệp là 4.656,95 ha; đất chưa sử dụng còn lại 79,08 ha, chủ yếu là diện tích bằng chưa sử dụng (74,72 ha), còn lại là đất đồi núi chưa sử dụng (4,36 ha).

3.1.1.6. Thuỷ văn

Nguồn nước mặt của huyện khá phong phú, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước từ các suối nhỏ thuộc dãy Tam Đảo chảy vào ở xã Trung Mỹ (hồ Thanh Lanh). Hệ thống sông Cà Lồ: Có thể phân chia thành 3 nhánh: nhánh nối với sông Phan, từ Hồ Thanh Lanh, sông Cánh; nhánh nối liền với Cầu Bòn tiêu thoát nước trực tiếp nước mưa của dãy núi Tam Đảo thuộc huyện Bình Xuyên và huyện Phúc Yên nhánh nối với sông Phan tiêu thoát nước vùng trũng của hai huyện Yên Lạc và Bình Xuyên. Sông Cà Lồ là sông tiêu tự nhiên duy nhất trên địa bàn huyện, mực nước cao nhất 9,14m, lưu lượng lớn nhất 268m3/s. Vào mùa mưa lũ tập trung, nước sông Cầu dâng cao không tiêu kịp gây úng lụt cục bộ tại khu vực trũng trong huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

3.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn 2000-2013, kinh tế huyện Bình Xuyên đã có bước phát triển khá. Năm 2000-2005, tốc độ (GTSX tính theo giá quy đổi 1994) tăng trưởng bình quân 13,28%/năm, giai đoạn năm 2006-2013 tăng trưởng bình quân đạt 14,97%/năm và tính chung cả thời kỳ 2001-2013 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,23%/năm.

* Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất của các khu vực kinh tế như sau:

Khu vực nông - lâm nghiệp và thuỷ sản thời kỳ 2000-2013 đạt 3,19%/năm trong đó thời kỳ 2000-2005 đạt 6,29%/năm và thời kỳ 2006-2013 đạt 0,18%/năm;

Khu vực công nghiệp -TTCN và xây dựng thời kỳ 2000-2013 đạt

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)