Những quan điểm chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc (Trang 76 - 79)

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Xuyên dựa trên những quan điểm chủ yếu sau: Phát triển chuyên môn hóa đi đôi với kinh doanh tổng hợp phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Chuyên môn hóa sản xuất đến từng nông hộ, từng vùng là điều kiện để sản xuất hàng hóa phát triển nhằm khai thác lợi thế từng vùng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67

Bình Xuyên là huyện có truyền thống và lợi thế về sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản. Mức thu nhập của người dân khá dựa vào việc tận dụng tiềm năng đất đai phát triển sản xuất. Nông sản ở huyện Bình Xuyên thể hiện rõ tính đa dạng, sản phẩm hàng hóa phát triển mạnh, nhưng chủ yếu vẫn mang tính tự phát, vì vậy rủi ro thị trường là rất lớn. Tuy nhiên, sản xuất nông sản hàng hóa đã có những bước phát triển vững chắc tạo tiền đề cho những phát triển sau này.

Để nâng cao được hiệu quả sử dụng đất cần phát triển cây trồng hàng hóa kết hợp đa dạng hóa cây trồng theo định hướng chung là hướng đi đúng cần phát triển.

- Sử dụng đất triệt để trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng đất.

- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung với khối lượng lớn. Mở rộng diện tích cây rau màu có thị trường tiêu thụ ổn định, có khả năng xuất khẩu và làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tạo mô hình sản xuất lớn tập trung nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao giá trị thu nhập. Vùng sản xuất hàng hóa tập trung có thể xây dưới dạng: vùng chuyên canh, vùng đa canh hoặc kết hợp chuyên canh một loại cây trồng chủ lực với đa canh nhiều loại cây trồng khác.

- Xây dựng tốt mối liên kết giữa doanh nghiệp, nông dân, nhà khoa học và nhà quản lý trong một mô hình sản xuất nhằm đảm bảo thị trường tiêu thụ ổn định, tránh rủi ro trong sản xuất. Để liên kết này đạt hiệu quả cao thì cần:

+ Một là, xây dựng mô hình sản xuất. Mô hình sản xuất phổ biến hiện nay là hợp tác xã và trang trại. Có hai mô hình này thì doanh nghiệp mới có thể ký kết các hợp đồng với chủ nhiệm hợp tác xã hoặc chủ trang trại, doanh nghiệp không thể ký hợp đồng với tất cả nông dân. Sau đó, hợp tác xã sẽ phổ biến sản xuất trực tiếp người dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68

+ Hai là, phải xác định sản phẩm trước khi ký kết hợp đồng, chứ không phải bất kỳ sản phẩm nào cũng ký.

- Sử dụng đất nông nghiệp đi đối với bảo vệ môi trường sinh thái. Môi trường sinh thái là yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đó là các yếu tố thời tiết, khí tượng, thủy văn, đất đai. Vì vậy trong quá trình sử dụng đất phải bảo vệ được môi trường đất, bố trí thời vụ phù hợp với các điều kiện khí tượng, thời tiết, thủy văn nhưng khai thác tối ưu các điều kiện đó mà không làm ảnh hưởng đến môi trường. Vấn đề quan trọng trong bảo vệ môi trường là phải phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững đòi hỏi một hệ thống canh tác ổn định, kết hợp hài hòa giữa trồng trọt, chăn nuôi, chế biến. Đó chính là vấn đề quan trọng nhất.

3.4.2. Định hướng s dng đất sn xut nông nghip huyn Bình Xuyên

Việc định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Bình Xuyên dựa trên các căn cứ sau:

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 28/3/2013.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Xuyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của huyện đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định 4108/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 (Thái Phiên, 2000).

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Bình Xuyên đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số80/QĐ-UBND ngày 10/01/2014. theo đó:

- Quán triệt quan điểm lấy hiệu quả tổng hợp, trong đó hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đóng vai trò chủ đạo để quyết định phương hướng đầu tư và bố trí cây trồng vật nuôi.

- Thực hiện tốt việc phân vùng quy hoạch sản xuất trên cơ sởđó bố trí cây con cho phù hợp với từng vùng, với tập quán canh tác của địa phương để từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69

- Tập trung đẩy mạnh thâm canh, đổi mới phương thức luân canh, xen canh gối vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng vụđông theo hướng mở rộng diện tích các cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chỉđạo thực hiện có hiệu quả chương trình sản xuất chế biến nông sản xuất khẩu, trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết giữa người sản xuất và đơn vị thu mua, chế biến nhằm đảm bảo quyền lợi cho nông dân. Đầu tư hỗ trợ để mở rộng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là những cây trồng mới có giá trị kinh tế cao.

- Tăng cường cải tạo hệ thống tưới tiêu của huyện.

- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. - Đánh giá đúng tiềm năng lao động và khả năng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)