Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013 (Trang 28 - 32)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.1.2. Mục tiêu phát triển

Đưa ngành du lịch phát triển, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, biến địa phương là khu vực trọng điểm của quốc gia và khu vực.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch, tạo nhiều công ăn việc làm cho các tầng lớp lao động địa phương.

Phát triển du lịch phải đi đôi với việc bảo đảm hài hòa xã hội về văn hóa, chính trị an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc Việt Nam.

3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể.

a) Mục tiêu kinh tế.

Gia tăng sự đóng góp của ngành du lịch vào kinh tế của địa phương giúp nền kinh tế chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tạo môi trương kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của bản thân ngành cũng như các ngành liên quan.

b) Mục tiêu văn hóa – xã hội.

Hoạt động du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đặc thù của địa phương, bảo tồn được môi trường lịch sử - nhân văn.

Khai thác có hiệu quả các di tích văn hóa - lịch sử, lễ hội để phục vụ phát triển du lịch, góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ tương lai.

c) Mục tiêu môi trường.

Hoạt động du lịch phải gắn liền với những chương trình cụ thể để bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Đặt ra được các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài nguyên du lịch.

d) Mục tiêu an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Việc tiếp nhận một lượng du khách nội địa và quốc tế đến địa phương đòi hỏi phải có biện pháp quản lý đảm bảo an toàn, trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Phải tổ chức được bộ máy quản lý du lịch có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, làm cho tình hình kinh tế, chính trị và an ninh ngày càng ổn định, tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái và an toàn cho du khách khi họ đến thăm địa phương.

3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch Đồng Tháp. 3.2.1. Củng cố và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

3.2.1.1. Củng cố những sản phẩm du lịch hiện hữu.

Điểm yếu của các sản phẩm du lịch hiện hữu là sự đơn điệu và không chuyên nghiệp trong nội dung hoạt động cũng như cung cách phục vụ. Cần khắc phục tư tưởng “ăn sẳn” và “tận thu” vẫn tồn tại phổ biến trong ngành du lịch địa phương.

a) Đối với các cơ sở lưu trú.

Địa phương cần siết chặt hơn việc quản lý những cơ sở lưu trú tự phát. Cần huy hoạch lại khu vực hoạt động kinh doanh loại hình dịch vụ này và ban hành các quy định chặt chẽ hơn nhằm hạn chế sự ra đời ồ ạt tiếp theo của những khách sạn nhỏ, nhà nghĩ không đạt tiêu chuẩn phục vụ du khách. Đối với những cơ sở lưu trú hiện đang hoạt động, ngành du lịch quy định lại những tiêu chuẩn tối thiểu về diện tích và tiện nghi của cơ sở lưu trú nhằm nâng cao chất lượng lưu trú của du khách cả trong mùa vắng khách lẫn cao điểm. Ở đây, công tác tuyên truyền là hết sức quan trọng để bản thân những cơ sở lưu trú hiểu rằng những hoạt động của họ có tác động rất lớn đến bộ mặt du lịch của địa phương, đến kết quả của từng bộ phận và của toàn ngành. Cũng

cần tìm cách chấn chỉnh lại tình trạng nâng giá, ép giá, tranh giành khách, đầu cơ gây khan hiếm giả tạo trong những mùa cao điểm của những cơ sở kinh doanh lưu trú.

b) Đối với các khu du lịch, điểm thăm quan.

Khuyến khích việc đổi mới cung cách phục vụ du khách nhằm tạo ra tính chuyên nghiệp trong hoạt động của mình. Trước hết, địa phương có thể hỗ trợ một số khóa đào tạo và tái đào tạo ngắn hạn, tập trung nâng cao tính chuyên nghiệp trong từng khía cạnh, ngay cả những hoạt động dịch vụ đơn giản nhất như bảo vệ, chụp ảnh… Chính bản thân các khu du lịch, điểm tham quan phải hình thành được thái độ xem du khách là trên hết thì mới có thể đưa họ quay trở lại tham quan, du lịch những lần sau. Các khu du lịch cần tự mình loại bỏ được những “hạt sạn” đối với hoạt động của mình như tình trạng chèo kéo khách, nói thách, nâng giá dịch vụ…Các điểm du lịch cần chú ý hơn nữa đến điều kiện vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài điểm thăm quan. Bảo tồn nguồn tài nguyên du lịch.

c) Đối với hệ thống vận chuyển du khách.

Khuyến khích các doanh nghiệp luôn đổi mới hệ thống vận chuyển nhằm tạo được sự an toàn và thoải mái cho các du khách đến địa phương.

d) Đối với các doanh nghiệp lữ hành.

Cần đẩy mạnh hoạt động quảng bá ở những thị trường chính trong nước như thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông – Tây Nam Bộ…cũng như mở rộng mạng lưới phân phối trực tiếp và gián tiếp ở trong nước cũng như nước ngoài.

Việc cung cấp các dịch vụ lữ hành tại địa phương, cần nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ cho du khách đến thăm địa phương.

Trong thời gian sắp tới cần đẩy mạnh hơn nữa tiến độ triển khai các dự án du lịch. Nên kết hợp các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nhân văn và sắp tới đây là khu du lịch nghĩ dưỡng 195.

Đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức các chương trình lễ hội trong năm. Ngoài ra địa phương cũng cần nghiên cứu tổ chức thêm những lễ hội khác rãi đều trong những thời gian ít khách trong năm.

Quan tâm và tập trung đầu tư cho việc tổ chức và duy trì các lễ hội truyền thống và phát triển các loại hình văn hoá nghệ thuật của các dân tộc Kinh – Hoa – Chăm – Khơmer, du lịch mùa nước nổi; phát triển và duy trì mô hình du lịch cộng đồng, nghiên cứu và phát triển thêm một số mô hình du lịch mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w