Phương hướng cụ thể

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ quỹ quốc gia hổ trợ việc làm (Trang 59 - 85)

3.3.3.1. Hoàn thiện cơ chế cho vay

Quỹ Quốc gia hoạt động mang tính hỗ trợ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi, khuyến khích người lao động tự tạo việc làm. Do nội

dung hoạt động của Quỹ có tính chất xã hội gắn liền với kinh tế nên cơ chế hoạt động cần linh hoạt, năng động. Để đảm bảo cho Quỹ vận hành thông suốt, nhịp nhàng, từ khâu phân bổ kế hoạch, xây dựng dự án, thẩm định, phê duyệt, giải ngân đến giám sát thu hồi vốn phải có sự tham gia phối hợp của các cơ quan đơn vị trong bộ máy Nhà nước, một số tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, đó là các đầu mối được uỷ quyền quản lý và sử dụng vốn. Các cơ quan chức năng trong những năm qua đã hoạt động rất tích cực, là một trong những lý do đạt được kết quả ở trên. Tuy nhiên trong quá trình quản lý và điều hành Quỹ vẫn còn có những tồn tại nhất định, ảnh hưởng đến hoạt động của Quỹ và đặc biệt ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của Quỹ. Để khắc phục những hạn chế này và nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan chức năng trên thì cần hoàn thiện theo hướng sau:

- Nâng cao chất lượng xây dựng dự án, để các dự án đảm bảo tính khoa học và tính khả thi. Dự án mẫu cần được sửa đổi theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, dễ hiểu nhưng vẫn đầy đủ các yếu tố pháp lý.

- Đơn giản hoá thủ tục thẩm định dự án, trình tự xét duyệt theo hướng phân cấp xuống các cơ quan cấp huyện trên cơ sở nâng cao trình độ nghiệp vụ

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát vốn vay sau khi giải ngân đảm

bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, sử dụng vốn đúng nội dung, tránh việc thất thoát vốn, rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.

- Tăng cường công tác thu hồi vốn đến hạn, giảm nợ quá hạn trong dư nợ.

- Kế hoạch hoá việc xây dựng dự án phù hợp với nguồn vốn được phân bổ và tiến độ thu hồi vốn.

33.3.2. Điều chỉnh đôi tượng vay vốn

Hiện nay đối tượng vay vốn của Quỹ khá rộng, từ các hộ gia đình vay vốn phát triển kinh tế hộ đến các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh vay vốn để mở rộng sản xuất, thu hút lao động đều được vay vốn. Phần lớn các hộ gia đình vay vốn tạo việc làm thêm cho lao động trong trong hộ, tăng thêm thời gian lao động ở khu vực nông thôn, nếu chỉ tập trung cho vay đối tượng này sẽ

ảnh hướng đến chỉ tiêu thu hút lao động mới. Các doanh nghiệp vay vốn thu hút tạo việc làm mới thì mức vay tối đa 15 triệu đồng/1 lao động thu hút, mức cho vay này lại không hấp dẫn chủ doanh nghiệp.

- Bổ sung thêm đối tượng vay vốn là hộ kinh doanh cá thể, mức vay cho

một hộ kinh doanh tối đa không quá 100 triệu đồng.

- Bổ sung thêm đối tượng vay vốn là các Trung tâm dịch vụ việc làm, các cơ sỏ’ xã hội có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm kết hợp với chữa trị cho các đối tượng xã hội.

ngành rất rõ nét đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, giữa các tổ chức đoàn thể Trung ương và các địa phương. Tuy nhiên trong thời gian hoạt động việc phối hợp này còn mang tính hành chính theo chức năng kiêm nhiệm cuả mỗi ngành mà chưa có thể chế hoá thành chức năng nhiệm vụ cụ thể với quy chế, điều lệ riêng biệt. Nên khi triển khai thì gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa trong cơ chế phối hợp hiện nay không thể hiện rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phân tán quyền hạn và trách nhiệm theo kiểu hội đồng, do vậy không quyết đáp kịp thời các vấn đề đòi hỏi cấp bách của cuộc sống, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc vận hành, tổ chức quản lý và điều hành Quỹ. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là kết hợp sự phối hợp của các bộ ngành địa phương, các tổ chức đoàn thể và việc phân định rõ trách nhiệm quyền hạn giữa các cơ quan phối hợp. Khi phối hợp thì có sự tham gia liên ngành còn khi điều hành triển khai phải do cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện đó là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Như vậy để nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành Quỹ quốc gia giải quyết việc làm Nhà nước cần phải quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của cơ

quan tham gia quản lý chương trình từ Trung ương đến địa phương. Việc phân công, phân cấp được thực hiện trong tất cả các khâu từ lập kế hoạch về chỉ tiêu

giải quyết việc làm, lập dự toán phân bổ ngân sách, triển khai thẩm định quyết định cho vay đến khâu xử lý dự án rủi ro và nợ quá hạn. Việc phân định rõ nhiệm vụ của từng thành viên đã tránh được việc quản lý chồng chéo, giảm bớt các thủ tục phiền hà mang tính hình thức. Từ đó giúp cho Quỹ hoạt động có hiệu quả hơn.

- Tăng cường tập huấn hướng dẫn quản lý, giám sát dự án cho các địa phương, các tổ chức đoàn thể, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm

kinh tế-tài chính-ngân hàng mà còn phải hiểu biết về xã hội, văn hoá, phong tục tập quán sinh sống của từng cộng đồng dân cư, nắm rõ cơ chế vận hành riêng của Quỹ. Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm là một loại quỹ xã hội hoạt động khác hẳn với các quỹ khác, trong khi các cơ quan chức năng phải thực hiện cùng một lúc nhiều nhiệm vụ cho nên rất dễ bị nhầm lẫn với các quỹ khác. Vậy cần phải tăng cường tập huấn hướng dẫn quản lý giám sát dự án, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và thẩm định dự án. Hơn nữa việc tập huấn cũng như bồi dưỡng chuyên môn phải mang tính thường xuyên vì cơ chế vay của Quỹ phải thường xuyên thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội. Hằng năm Liên Bộ

cần tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý cho cán bộ, trao đổi kinh nghiệm quản lý, tổ chức triển khai thực hiện, I*út kinh nghiệm. Có như vậy Quỹ mới có thể vận hành tốt đảm bảo việc cho vay theo đúng cơ chế hiện hành, từ đó nâng cao hiệu quả của các dự án.

- Hiện đại hoá các phương tiện điều hành và quản lý Quỹ bằng việc sử dụng hệ thống máy vi tính nối mạng. Các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương cần được trang bị và sử dụng các phương tiện điều hành hiện đại như hệ thống máy vi tính nối mạng, tăng cường khả năng xử lý các thông tin về điều chỉnh, sửa đổi bổ sung cơ chế cho vay của Quỹ một cách nhanh chóng, các địa phương thay đổi cơ chế quản lý kịp thời hơn. Hơn nữa thông tin

qua nối mạng sẽ giúp các cơ quan chức năng cấp trên sẽ thường xuyên nhận dược thông tin phản hồi từ các cơ quan chức năng cấp dưới và có thể trực tiếp nhận được thông tin từ người trực tiếp sử dụng vốn, nhận thấy ngay được những vướng mắc trong công tác cho vay và sử dụng vốn của cấp dưới. Từ đó có những giải pháp điều chỉnh kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động cho Quỹ. Hiện nay các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương đã sử dụng

qua các thông tư hướng dẫn trên văn bản gửi về, còn các thông tin phản hồi thì

cơ quan trung ương nhận được qua các báo cáo hàng quý, hàng năm của các địa phương các tổ chức đoàn thể. Điều này làm chậm lại việc quản lý, thẩm định dự án, thậm chí các thông tin này nhiều khi không chính xác không đúng thực tế. Để hạn chế nó các cơ quan trung ương đã có một đội ngũ kiểm tra thường xuyên song công việc này tốn nhiều chi phí mang hiệu quả thấp. Vậy cách tốt nhất để phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương là phải sử dụng nối mạng cho tất cả 64 tỉnh thành, 8 tổ đoàn thể quần chúng và Bộ Quốc phòng. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả quản lý

và thẩm định dự án, giám sát thực hiện nguồn vốn. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm.

3.4.CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG VỐN CỦA

QUỸ QUỐC GIA

HỖ TRỢ VIỆC LÀM

3.4.1. Giải pháp chung

Với chính sách cho vay vốn để phát triển sản xuất, tạo mở việc làm từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm, Nhà nước ta đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, muốn tạo mở việc làm phát triển sản xuất không chỉ cần đến vốn mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như kỹ thuật, công nghệ, trình độ sản xuất, các chính sách ưu đãi khác như thuế, chính sách đất đai. Vì vậy, bên cạnh việc cho vay vốn với cơ chế hợp lý linh hoạt của Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm, Nhà nước nên hoàn thiện một số chính sách nữa để cho việc sử dụng vốn không chỉ trong phạm vi cuả Quỹ quốc gia mà còn nhiều loại hình tín dụng khác đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể:

tự vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo mở việc làm cho mình và cho

nhiều người khác thì Nhà nước cần bổ sung hoàn chỉnh chính sách thuế theo hướng sau đây:

+ Tiếp tục thực hiện chính sách miễn giảm thuế đối với các loại doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình mới đăng ký kinh doanh lần đầu thu hút được nhiều lao động như: Các co so, hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn; Các doanh nghiệp hộ gia đình sản xuất các mặt hàng sử dụng nguyên liệu trong nước hoặc các cơ sở sản xuất ở nông thôn sử dụng nhiều lao động nhàn rỗi.

+ Miễn giảm thuế hoàn toàn cho các cơ sở sản xuất của các thương binh

và người tàn tật.

+ Miễn giảm thuế hoàn toàn cho các cơ sở sản xuất của các đối tượng thuộc Chương trình 05-06.

+ Miễn giảm thuế cho các cơ sở dạy nghề xã hội gắn liền với việc nâng cao trình độ và tạo thuận lợi cho người lao động tìm kiếm việc làm.

+ Nghiên cứu xác định hợp lý mức thuế suất, miễn thu hợp lý đảm bảo nguyên tắc là đủ bù đắp nhu cầu tối thiểu của người lao động trong gia đình và

mức khuyến khích người chủ thu hút nhiều lao động.

- Chính sách đất đai: Đối với nước ta, đất đai là đối tượng cơ bản nhất của quá trình sản xuất và phát triển việc làm, đặc biệt ở nông thôn. Theo Luật Đất đai, đất đai là sở hữu của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Người

tế cao trên một đơn vị ruộng đất canh tác, cần phải sửa đổi một số điểm trong chính sách đất đai như sau:

+ Đối với người nghèo ở nông thôn không được thu bớt đất đai của họ trong trường hợp người nghèo nợ sản lượng khoán (đối với các địa phương còn

thực hiện cơ chế khoán, nhất là ở các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước), người nghèo vay vốn Quỹ Quốc gia Giải quyết việc làm để đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi. Mặt khác, không để người nghèo nhượng quyền sử dụng đất cho người khác khi chưa có việc làm khác ổn định và có thu nhập cao hơn làm ruộng.

+ Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thực hiện các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp... để người nông dân có điều kiện về vốn, trình độ có quyền sử dụng ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp. Các địa phương nên chủ động tổ chức để các hộ nông dân đổi ruộng cho nhau để đẩy nhanh quá trình tập trung ruộng đất tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá phát triển tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

+ Xác định giá đất hợp lý theo hướng ưu đãi cho các hộ gia đình khi chuyển nhượng quyền mộng đất ở quê cũ để đến phát triển vùng kinh tế mới, tạo cho họ có thêm vốn phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho gia đình ở nơi đất mới.

+ Khuyến khích người có vốn đến khai hoang và kinh doanh theo kiểu trang trại ở vùng đất còn hoang hoá, nhất là ở miền núi, ven biển hải đảo, thông qua việc cho mượn đất hoặc thuê đất lâu dài với giá thấp.

+ Quy hoạch lại các nông lâm trường để giao phần đất nông lâm trường chưa sử dụng cho các hộ gia đình. Mở rộng mô hình bán vườn cây, vườn rừng

Trong mấy năm trở lại đây, ở nước ta đã có nhiều các tổ chức hiệp hội làm kinh tế như Hội phụ nữ, Hội người mù, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh... đưa nội dung phát triển kinh tế trở thành nội dung hoạt động chính của mình. Đây là các hình thức rất thích hợp góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động nhất là các hộ gia đình và sử dụng lao động nhàn rỗi ở

nông thôn, lao động trẻ em, người tàn tật.

Đối với Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm thì các tổ chức hiệp hội này là các

kênh trực tiếp tham gia vào quá trình cho vay vốn. Chúng đóng góp một phần không nhỏ vào hiệu quả cho vay và sử dụng vốn của Quỹ. Các hiệp hội tổ chức này làm chức năng chủ yếu chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và hướng dẫn cách thức làm ăn như trợ giúp vốn, cung cấp vật tư kỹ thuật. Bởi vậy, Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích và trợ giúp các hiệp hội tổ chức phát triển, cụ thể là:

+ Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, điều lệ tổ chức hoạt động của các hiệp hội quần chúng phù hợp với điều kiện mới của phát triển kinh tế - xã hội. Tuy các tổ chức hiệp hội quần chúng này hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính, nhưng chúng cần được giúp đỡ về nghiệp vụ và được giám sát chặt chẽ trong quá trình hoạt động nhằm tránh những thất thoát.

+ Nghiên cứu để trong các tổ chức hiệp hội quần chúng có thể hình thành các trung tâm dịch vụ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, các trung tâm giới thiệu việc làm và cung ứng lao động... như các đơn vị sự nghiệp có thu và tự trang trải, nằm trong hệ thống các trung tâm xúc tiến việc làm quốc gia. Có thể tiến tới xây dựng luật hay pháp lệnh cho các loại hình này.

- Chính sách trợ giá cho các sản phẩm nông nghiệp: Như chúng ta đã phân tích ở trên, Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho vay vốn chủ yếu là để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp mà sản xuất nông nghiệp lại bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố thời tiết khí hậu, sản phẩm nông nghiệp có tính rủi ro cao, hơn nữa giá cả các sản phẩm nông nghiệp không ổn định và thường rất rẻ. Có nhiều loại sản phẩm có ích cho đời sống xã hội nhưng kết quả sản xuất không đủ bù đắp lại chi phí bỏ ra để sản xuất cũng như tiêu thụ chúng. Do đó, có nhiều người nông dân bỏ đồng bỏ ruộng ra thành thị kiếm sống, bởi sản xuất nông nghiệp không đủ để nuôi sống bản thân và gia đình họ. Vậy để khuyến khích nông dân vay vốn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi thì Nhà nước phải có chính sách trợ giá cho các sản phẩm này. Có chính sách trợ giá người dân sẽ yên tâm “bám vườn, bám ruộng”, sẽ mạnh dạn vay vốn đầu tư vào trồng trọt cũng như chăn nuôi các loại cây con cho giá trị kinh tế cao. Trợ giá sẽ chia bớt rủi ro, những gánh nặng về chi phí sản xuất cho người lao động. Do vậy, chính sách trợ giá phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Trợ giá cho những sản phẩm nông nghiệp mang tính rủi ro cao và có tính hiệu quả kinh tế lớn. Thường thì những sản phẩm này chi phí sản xuất bỏ ra lớn, do đó giá thành cao, giá thành mà cao thì việc tiêu thụ gặp nhiều khó

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ quỹ quốc gia hổ trợ việc làm (Trang 59 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w