Bài 11: LẮP ĐẶT DÂY DẪN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

Một phần của tài liệu Giáo án công nghệ 9 cả năm (vnen) (Trang 61 - 69)

- GV kết luận:+ Đây là mạch điện thường sử dụng ở cầu thang nhà tầng, có ý nghĩa quan trọng trong

Bài 11: LẮP ĐẶT DÂY DẪN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

Tuần: 30 Tiết: 30

I. Mục tiêu:

Sau bài này GV phải làm cho HS

1. Kiến thức

- Biết được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà.

2. Kỹ năng

- Tìm hiểu được phương pháp lắp đặt dây dẫn điện trong nhà kiểu nổi

II. Chuẩn bị:1. Giáo viên: 1. Giáo viên:

- Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu có liên quan

- Một số tranh vẽ và ảnh chụp các kiểu lắp đặt dây dẫn trong nhà. - Một số mẫu dây dẫn điện.

- Một số mẫu phụ kiện lắp đặt dây dẫn điện: ống luồn dây PVC loại tròn và vuông có nắp đậy, puli, kẹp sứ, ống nối thẳng, ống T, ống nối L…..

2. Học sinh:

- Đọc SGK và các tài liệu tham khảo.

- HS có thể sưu tập thêm một số tranh ảnh về các kiểu lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà.

III. Tiến trình dạy học1. Ổn định lớp 1. Ổn định lớp

2. Giới thiệu bài mới

Đặt vấn đề vào bài:

- Lắp đặt mạch điện là một công việc rất cần thiết khi xây dựng nhà ở, trường học… (?) Em hãy cho biết có mấy cách lắp đặt mạng điện trong nhà?

- HS trả lời , có thể đúng, có thể sai hoặc không đầy đủ.

- GV: Để biết cách lắp đặt mạng điện trong nhà, chúng ta học bài “Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà”.

3. Nội dung bài mới

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách lắp đặt mạng điện trong nhà

- GV cho HS quan sát tranh mạng điện trong nhà (2 kiểu) và đặt câu hỏi

- HS quan sát, trả lời

(?) Quan sát tranh mạng điện trong nhà em hãy cho biết có mấy cách lắp đặt dây dẫn điện?

- GV kết luận

+ Lắp đặt kiểu nổi: Đường dây điện được lắp đặt nổi trên tường được bảo vệ bang ống nhựa cách điện (có trường hợp lắp đặt trên tường và được bảo vệ bằng puli sứ)

+ Lắp đặt kiểu ngầm: Đường dây được bọc bên trong tường, trần nhà, sàn nhà,…

- GV: lắp đặt dây dẫn điện là vấn đề phức tạp, trong phạm vi bài học chỉ tìm hiểu hai cách lắp đặt thông dụng đối với mạng điện trong nhà.

- HS lắng nghe

Hoạt động 2: Tìm hiểu lắp đặt mạng điện trong nhà kiểu nổi

*. Tìm hiểu khái niệm

- GV cho HS biết khái niệm mạng điện kiểu nổi Dây dẫn được lắp nổi (mắt nhìn thấy) trên các vật cách điện như puli sứ, khuôn gỗ, trong ống cách điện trên tường, trần, dầm hoặc xà nhà.

- GV: Kiếu lắp này được dùng khá phổ biến với các hộ tiêu thụ điện có mạng điện đơn giản tùy theo yêu cầu sử dụng, điều kiện lắp đặt, yêu cầu kỹ thuật.

a. Các vật cách điện

- Quan sát mạng điện trong lớp học

(?) Em hãy kể tên các loại thiết bị, vật liệu được dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà?

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK trang 11.1, 11.2, 11.3, 11.4, 11.5, 11.6 và giảng cho các em biết tên, chức năng, công dụng của các loại vật liệu, thiết bị được dùng trong lắp đặt mạng điện kiểu nổi gồm: ống luồn dây, ống nối chữ T, ống nối chữ L, ống nối nối tiếp hai ống, kẹp đỡ ống…..

- HS nghiên cứu SGK tìm hiểu

- HS lắng nghe

- HS quan sát

- HS thảo luận trả lời - HS quan sát, lắng nghe

Trường THCS Quang Trung Giáo án công nghệ 9

b. Một số yêu cầu kỹ thuật của lắp đặt dây dẫn kiểu nổi

- GV dùng tranh kết hợp với đặt câu hỏi để hướng dẫn HS biết các yêu cầu kỹ thuật

(?) Vì sao đường dây phải song song với vật kiến trúc? Cách mặt đát 2,5 mét? Bảng điện phải cách mặt đất tối thiểu 1,3 đến 1,5m?

(?) Kẹp ống có tác dụng gì khi đường dây lắp đặt phân nhánh, đổi hướng?

(?) Vì sao tổng tiết diện của dây dẫn điện trong ống không vượt quá 40 % tiết diện ống cách điện?

(?) Tại sao không được luồn dây khác cấp điện áp vào chung một ống?

- HS quan sát, tiếp thu bài - HS thảo luận trả lời các câu hỏi

Hoạt động 3: Tổng kết, dặn dò

- GV thu một số phiếu học tập và nhận xét, đánh giá mức độ đạt được của bài học

- Dặn dò HS học phần ghi nhớ và chuẩn bị phần còn lại của bài 12

Bài 11: LẮP ĐẶT DÂY DẪN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

Tuần: 31 Tiết: 31

I. Mục tiêu:

Sau bài này GV phải làm cho HS

1. Kiến thức

- Biết được phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà kiểu ngầm.

2. Kỹ năng

- Tìm hiểu được các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện trong thực tế và để áp dụng vào những bài thực hành sau.

II. Chuẩn bị:1. Giáo viên: 1. Giáo viên:

- Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu có liên quan

- Một số tranh vẽ và ảnh chụp các kiểu lắp đặt dây dẫn trong nhà. - Một số mẫu dây dẫn điện.

- Một số mẫu phụ kiện lắp đặt dây dẫn điện: ống luồn dây PVC loại tròn và vuông có nắp đậy, puli, kẹp sứ, ống nối thẳng, ống T, ống nối L…..

2. Học sinh:

- Đọc SGK và các tài liệu tham khảo.

- HS có thể sưu tập thêm một số tranh ảnh về các kiểu lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà.

III. Tiến trình dạy học1. Ổn định lớp 1. Ổn định lớp

2. Giới thiệu bài mới

Đặt vấn đề vào bài:

- Lắp đặt mạch điện là một công việc rất cần thiết khi xây dựng nhà ở, trường học… (?) Em hãy cho biết có mấy cách lắp đặt mạng điện trong nhà?

- HS trả lời , có thể đúng, có thể sai hoặc không đầy đủ.

- GV: Để biết cách lắp đặt mạng điện trong nhà, chúng ta học bài “Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà”.

3. Nội dung bài mới

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách lắp đặt mạng điện kiểu ngầm

a. Cho HS biết khái niệm lắp đặt kiểu ngầm b. Cách lắp đặt mạng điện ngầm

- Có sơ đồ thiết kế mạng điện

- Đường dây được đặt ngầm trong sàn, tràn, sàn…. c. Yêu cầu kỹ thuật

- Dây phải được cách điện tốt, đúng tiêu chuẩn thiết

- HS đọc SGK tìm hiểu khái niệm

Trường THCS Quang Trung Giáo án công nghệ 9

kế (có thể được bọc ống ghen chống ẩm)

- Các tiêu chuẩn khác như cách lắp đặt kiểu nổi. d. So sánh hai kiểu lắp đặt

(?) Em hãy cho biết ưu và nhược điểm của hai cách lắp đặt kiểu nổi, kiểu ngầm?

- GV phát phiếu học tập cho HS. Yêu cầu điền nhanh vào bảng theo nội dung câu hỏi trong phiếu học tập.

- GV: Bố trí hợp lí dây dẫn chọn dây dẫn phù hợp

với công suất ở từng mạch và có khoảng cách ưu việt nhất tránh được tổn hao trên dây dẫn điện.

- HS trả lời bằng cách thảo luận nhóm và điền vào phiếu học tập

Hoạt động 2: Tổng kết, dặn dò

- GV thu một số phiếu học tập và nhận xét, đánh giá mức độ đạt được của bài học

- Dặn dò HS học phần ghi nhớ và chuẩn bị bài 12

Bài 12 : KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

Tuần: 32 Tiết: 32

I. Mục tiêu:

Sau bài này GV phải làm cho HS

1. Kiến thức

- Hiểu được sự cần thiết phải kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà. - Hiểu cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.

2. Kỹ năng

- Biết kiểm tra an toàn các đồ dùng điện trong nhà.

3. Thái độ

- Đảm bảo an toàn điện

II. Chuẩn bị:1. Giáo viên: 1. Giáo viên:

- Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu có liên quan - Một số mẫu vật về dây dẫn điện còn mới và cũ.

- Một số thiết bị điều khiển và bảo vệ của mạng điện trong nhà: cầu chì, ổ cắm điện, phích cắm điện,…..

- Một số đồ dùng điện không đảm bảo an toàn điện: dây dẫn sứt lướp cách điện, phích cắm bị vỡ vỏ, bị rò điện.

- Bút thử điện.

2. Học sinh:

- Đọc SGK và các tài liệu tham khảo.

III. Tiến trình dạy học1. Ổn định lớp 1. Ổn định lớp

2. Giới thiệu bài mới

GV hỏi:

(?) Mạng điện trong nhà thường xảy ra hiện tượng gì?

(?) Để sử dụng có hiệu quả, an toàn mạng điện trong nhà cần phải làm gì? (?) Khi mạng điện không an toàn có tác hại gì?

- Để bảo vệ an toàn cho người, đồ dùng điện, mạng điện, thiết bị điện cần tiến hành

“Kiểm tra an toàn mạng điện”.

3. Nội dung bài mới

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách kiểm tra dây dẫn điện

(?) Em hãy mô tả đường dây dẫn điện vào nhà, trong nhà?

(?) Dây dẫn điện từ ngoài cột điện vào nhà là loại

- HS liên hệ thực tế trả lời các câu hỏi

Trường THCS Quang Trung Giáo án công nghệ 9

dây gì?

(?) Dây dẫn điện trong nhà là loại dây dẫn nào? (?) Dây dẫn như thế nào là an toàn?

- GV gợi ý, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi

- GV dùng các loại dây dẫn đã chuẩn bị, hướng dẫn HS so sánh loại tốt, loại cũ (không an toàn) và trả lời các câu hỏi SGK để hiểu

(?) Để khắc phục dây không an toàn (hở, rạn, nứt lớp vỏ cách điện) cần xử lý như thế nào?

(?) Tại sao dây dẫn điện không được buộc lại với nhau?

- HS quan sát và trả lời câu hỏi

Hoạt động 2: Tìm hiểu kiểm tra cách điện của mạng điện trong nhà

- GV kiểm tra cách điện của mạng điện là: kiểm tra ống luồn dây dẫn điện trong mạng (độ chắc chắn, ống luồn bị rạn, nứt, vỡ, cháy biến dạng…)

- HS quan sát, lắng nghe và thực hành theo

Hoạt động 3: Tìm hiểu kiểm tra cách điện các thiết bị điện

a. Kiểm tra các thiết bị đóng, cắt

- GV phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu hai HS trao đổi điền vào phiếu học tập

- Gợi ý cho các em cách khắc phục

- GV cho các em dùng bảng 12.1 SGK trang 52 để kiểm tra vị trí đóng, mở của cầu dao, công tắc. b. Kiểm tra cầu chì

- GV cho HS đọc và giảng cho các em hiểu những yêu cầu khi kiểm tra cầu chì.

+ Vị trí lắp đặt, nối dây vào dây pha

+ Đầy đủ các chi tiết, đế, nắp có bị nứt, vỡ hay không?

+ Tiết diện dây chì phù hợp với phụ tải (đúng kỹ thuật)

Chú ý cho HS: Không thay dây chì bằng dây đồng cùng tiết diện

- HS nhận phiếu học tập, trao đổi, trả lời câu các nội dung trong phiếu học tập

- HS thực hành

- HS nghe giảng và thực hành

- HS lắng nghe

Hoạt động 4: Tìm hiểu cách điện kiểm tra ổ cắm và phích cắm điện

Yêu cầu về độ an toàn

- Phích cắm điện không bị vỡ vỏ cách điện, các chốt cắm phải chắc chắn, đảm bảo tiếp xúc tốt với các cực của ổ cắm điện

- Các đầu dây nối của ổ cắm điện, phích cắm điện

- HS lắng nghe

phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn điện để tránh bị chập mạch, đánh lửa

(?) Nếu chân phích cắm xảy ra hiện tượng gì? (đánh lửa cháy tiếp điểm, chảy nhựa cách điện). - Nếu mạng điện dùng nhiều cấp điện áp khác nhau thì nên dùng nhiều loại ổ cắm điện khác nhau để tránh nhầm lẫn.

- Không nên đặt ổ cắm điện ở những nơi ẩm ướt, quá nóng hoặc nhiều bụi.

- HS liên hệ thực tế trả lời

Hoạt động 5: Tìm hiểu phương pháp kiểm tra các đồ dùng điện

- GV cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi

(?) Các bộ phận cách điện bằng cao su, nhựa phải đảm bảo yêu cầu gì?

(?) Dây điện như thế nào là an toàn?

- Hướng dẫn HS cách dùng bút thử điện ở các bộ phận bằng kim loại của các đồ dùng điện.

- GV làm thao tác mẫu về cách thử và gọi 1-2 HS làm thử để cả lớp cùng quan sát và nhận xét.

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi

- HS quan sát và thực hành

Hoạt động 6: Tổng kết, dặn dò

- Cho HS trả lời các câu hỏi SGK Dặn dò

- Yêu cầu HS về nhà viết bài báo cáo thực hành - Đọc và trả lời các câu hỏi của bài tổng kết

Trường THCS Quang Trung Giáo án công nghệ 9

Một phần của tài liệu Giáo án công nghệ 9 cả năm (vnen) (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w