Cô lập đất nhiễm HCBVTV kết hợp với phân hủy hóa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình khử DDT bằng điện cực thép (Trang 27 - 28)

Phƣơng pháp này phù hợp áp dụng đối với khu vực ô nhiễm trung bình ở phạm vi lớn và chƣa có phƣơng án xử lý triệt để [6].

Bản chất của phƣơng pháp này là sử dụng các loại vật liệu có độ chống thấm cao, bền với các tác động của môi trƣờng khu vực để ngăn chặn sự lan tỏa của chất gây ô nhiễm ra môi trƣờng xung quanh (vật liệu hấp phụ bentonit) đồng thời bổ sung các hóa chất thích hợp để phân hủy hóa chất BVTV và đất nhiễm đã cách ly. Tác nhân hóa học sử dụng để phân hủy hóa chất BVTV nhóm clo hữu cơ là bazơ hữu cơ. Bằng các phản ứng hóa học, các hóa chất xử lý sẽ dần dần thay thế các nguyên tử clo trong phân tử hóa chất BVTV để tạo ra các chất ít độc hơn, kém bền vững và dễ phân hủy trong các hố chôn lấp. Đối với các loại hóa chất BVTV có lẫn hữu cơ, carbamat và thuốc diệt chuột, hóa chất xử lý là bazơ vô cơ để phân hủy dựa trên cơ chế thủy phân.

Ưu điểm: Phƣơng pháp này nâng cao tính an toàn của khu đất nhiễm, rút

20

vào mục đích khác. Trong công nghệ này, các phản ứng hóa học của quá trình phân hủy hóa chất BVTV xảy ra trong điều kiện kín hoàn toàn nên mùi hóa chất BVTV không phát tán ra môi trƣờng xung quanh, đồng thời, nƣớc rò rỉ chứa chất ô nhiễm không thẩm thấu, lan tỏa vào các lớp đất sâu hay tầng chứa nƣớc ngầm.

Nhược điểm: Thời gian phân hủy đất nhiễm hóa chất BVTV sau khi

mang đi chôn lấp là rất lâu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình khử DDT bằng điện cực thép (Trang 27 - 28)