Chiết bằng dung môi
Chiết bằng dung môi là phƣơng pháp cổ điển, thƣờng sử dụng trong công nghệ hóa học để tách và tinh chế các chất. Kỹ thuật chiết sử dụng tính tan tƣơng hỗ của một chất không trộn lẫn vào nhau. Lợi dụng khả năng hòa tan tốt của nhiều hóa chất, HCBVTV trong các dung môi hữu cơ, trong khi các dung môi này không hòa tan trong nƣớc, có thể tinh chế cho các quá trình xử lý tiếp theo.
Nhƣợc điểm cơ bản của kỹ thuật này là việc sử dụng dung môi để tách chiết lại có thể gây ô nhiễm môi trƣờng do chính dung môi sử dụng, đòi hỏi những thiết bị sử dụng cồng kềnh, chi phí đầu tƣ lớn.
Chiết bằng màng lỏng
Kỹ thuật chiết màng mỏng khác với kỹ thuật chiết cổ điển nêu trên ở chỗ kỹ thuật chiết màng mỏng sử dụng một hệ nhũ tƣơng trong nƣớc trong dầu để phân tách. Nhờ bề mặt lớn của màng ở dạng phân tán huyền phù đã tạp điều kiện thu gom rất tốt các chất trong pha nƣớc. Hơn nữa việc chiết và tách trong quá trình sử dụng kỹ thuật chiết màng lỏng xảy ra đồng thời và nhanh hơn so với phƣơng pháp chiết cổ điển. Những kết quả của phƣơng pháp cho thấy phƣơng pháp chiết bằng màng lỏng sử dụng khá hiệu quả để tách các chất, thậm chí cả những chất có độ hòa tan tốt trong nƣớc nhƣ axit axetic và các ion
21
kim loại. Kết quả nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp chiết màng lỏng cho thấy hơn 99% phenol có thể chiết từ dung dịch nƣớc sau gần 1 phút.
Hóa chất diệt cỏ MCPA có độ hòa tan cao (852 ppm) có thể đƣợc chiết tới hơn 61% còn hóa chất diệt cỏ atrazin có độ hòa tan thấp (33 ppm) đƣợc chiết tới 93% sau 15 đến 20 phút. Phƣơng pháp này dễ dàng áp dụng, thiết bị gọn nhẹ, đầu tƣ ban đầu thấp, có thể chiết các kim loại nặng nhƣ kẽm, crom, niken và ứng dụng trong việc xử lý nƣớc thải của các ngành khác nhau.