3.1.2.1. Những hạn chế.
- Quy mô doanh thu thương mại mặt hàng bánh kẹo mặc dù liên tục tăng song tốc độ tăng doanh thu mặt hàng bánh kẹo của Công ty Siêu thị Hà nội từ năm 2006- 2010 không ổn định. Doanh thu bánh kẹo năm 2007 tăng khoảng 3,3 tỷ đồng so với năm 2006. Kế đến năm 2008 doanh thu về mặt hàng này tăng 2 tỷ đồng so với năm 2007. Năm 2009, doanh thu từ bánh kẹo tăng 1,3 tỷ đồng so với năm 2008.
- Quá trình thực thi chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các siêu thị còn rườm rà, mất thời gian, mang nặng tính hình thức, quan liêu trong khâu thủ tục, khiến cho các siêu thị chưa thể tận dụng các chính sách đấy trong quá trình hoạt đông kinh doanh của mình
- Cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt do có nhiều siêu thị được đầu tư với quy mô lớn ra đời. Mặt khác, các công ty kinh doanh siêu thị trên thị trường Hà Nội chưa liên kết chặt chẽ với nhau để bảo vệ thị trường trong nước nói chung và thị trường Hà Nội nói riêng trước sự cạnh tranh của các siêu thị nước ngoài như Big C, Metro,.... Đồng thời nếu có được sự liên kết giữa các công ty kinh doanh siêu thị cũng nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng bánh kẹo trong nước.
- Hệ thống phân phối chưa nhất quán trên các khu vực địa lý làm cho doanh nghiệp khó kiểm soát được thị trường. Hệ thống mạng lưới gồm nhiều vị trí kinh
doanh rất đắc địa, tuy đã có sự đầu tư đổi mới, nhưng chưa khai thác hết lợi thế so sánh của mình như các cửa hàng tiện ích ở phố hàng Bông, hàng Buồm, siêu thị Hà Thành ở Thái Thịnh, siêu thị D2 Giảng Võ thuộc chuỗi siêu thị Giảng Võ. Dù vậy đơn vị chưa phát huy hết nguồn lực sẵn có của mình như lợi thế quy mô doanh nghiệp, nguồn lực con người, nguồn khách hàng. Dẫn đến khả năng kiểm soát chi phí, giá bán, chất lượng chương trình bán hàng, đối tượng khách hàng mục tiêu… của toàn bộ hệ thống chưa cao.
- Số lượng nhân viên phát triển thị trường của công ty siêu thị Hà Nội còn rất hạn chế, chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ trong tổng số nhân viên. Vì vậy việc phát triển thị trường chưa thực sự đạt hiệu quả.
3.1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại
Do thị trường mặt hàng bánh kẹo có nhiều biến động. Cầu đối với mặt hàng bánh kẹo chịu ảnh hưởng lớn từ sự biến động của nền kinh tế. Năm 2008, đầu 2009 nền kinh tế rơi vào thời kỳ khủng hoảng, hầu như mọi thành phần trong nền kinh tế đều gặp khó khăn nên tiêu dùng của dân cư vào mặt hàng bánh kẹo có phần hạn chế. Do đó ảnh hưởng phần nào tới doanh thu của công ty.
Bên cạnh đó nhu cầu đối với việc tiêu thụ mặt hàng bánh kẹo còn phụ thuộc theo mùa vụ. Thông thường bánh kẹo được tiêu thụ nhiều trong mùa lễ tết, lễ hội do vậy vào các thời điểm đó doanh thu tăng cao nhất. Chính vì vậy doanh thu của công ty không ổn định, chủ yếu phụ thuộc vào các tháng cuối năm.
Doanh nghiệp chưa đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường. Đó là nghiên cứu nhu cầu cụ thể của khách hàng về số lượng, chất lượng, chủng loại quy cách, thời điểm mà người tiêu dùng cần sử dụng sản phẩm theo địa dư, phác đồ tâm lý, nhân khẩu học, hành vi ứng xử. Vì vậy chưa có sự quan tâm đúng mực đối với thị trường, vì thế công ty không thể ứng biến theo sự thay đổi của thị trường,điều này tác động xấu tới doanh thu thương mại của công ty.
Việc quản lý kinh doanh đối với các siêu thị vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót ví dụ
như: Việc quản lý nhà hàng hóa trong siêu thị còn nhiều điểm chưa chặt chẽ, hàng hóa bán ra chưa đảm bảo những quy định về cơ cấu chủng loại, chất lượng hàng hóa, chất lượng, tiêu chuẩn… ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng và uy tín của siêu thị. Do vậy vấn đề đội ngũ nhân viên siêu thị chưa đạt yêu cầu.