- Bệnh trên lá (đạo ôn, đốm nâu, tiêm lửa)
4.8 Thời gian phát dục của rầy nâu trên một số giống lúa địa phƣơng.
Mặc dù việc nghiên cứu thời gian phát dục của rầy nâu đã được nhiều nước, nhiều tác giả nghiên cứu. Nhưng việc so sánh thời gian phát dục của rầy nâu trên nhiều giống khác nhau, đặc biệt là giống lúa địa phương thì chưa được nghiên cứu nhiều.
Vòng đời, thời gian phát dục của một loại côn trùng nào đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ngoại cảnh, thức ăn...Với rầy nâu cũng vậy, thời gian phát dục và vòng đời của nó hoàn toàn phụ thuộc vào thức ăn. Rầy nâu chỉ phát dục tốt trên những giống nhiễm, những giống lúa phù hợp với biotyp của nó. Sự phát dục của rầy nâu sẽ bị rối loạn nếu sống trên những giống kháng. Vì vậy qua việc nghiên cứu vòng đời, thời gian phát dục của rầy trên các giống lúa địa phương sẽ góp phần tìm ra những giống không phù hợp cho rầy nâu, tức là những giống kháng rầy để phục vụ cho sản xuất và cho lai tạo giống.
Mặc khác, qua việc nghiên cứu thời gian phát dục của rầy nâu trên các giống lúa địa phương sẽ góp phần vào việc xác định chính xác thời gian phát dục của một giai đoạn nào đó để áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật có hiệu quả khi chúng ta đưa những giống địa phương này vào trong sản xuất.
Kết quả nghiên cứu thời gian phát dục của rầy nâu trên một số giống lúa địa phương thể hiện ở Bảng 4.13
Qua Bảng 4.13 chúng tôi nhận thấy:
Vòng đời trung bình của rầy nâu trên tất cả các giống ở nhiệt độ 250C là 36,2 ngày, trong đó thấp nhất là giống khang dân với 32,4 ± 0,09 ngày, cao nhất là giống lúa nàng hương với 38,0 ± 2,04 ngày.
Về phát dục của trứng trung bình khoảng 8,4 ngày. Sự phát dục của trứng giữa các giống không có sự sai khác nào về mặt thống kê.
Tuổi 1: phát dục trong vòng 4,1 ngày, trong có có hai giống mà sự phát dục của tuổi 1 có sự khác nhau với độ tin cậy 95%, đó là giống khang dân (4,5 ± 0.17 ngày) và giống tây giang (3,9 ± 0,13 ngày). Tuổi 2,3,4,5 kéo dài trung bình tương ứng với 2,9; 2,08 và 2,8 ngày. Sự phát dục trong các tuổi này giữa các giống không có sự sai khác về mặt thống kê. Thời gian sống của
trưởng thành cái lớn hơn so với trưởng thành đực với số ngày tương ứng là 9,4 và 11,8 ngày.
Trong các giống thì thời gian sống của trưởng thành cái cao nhất trên giống nàng hương (15,8 ngày), thấp nhất trên giống khan dân (7,2 ngày). Trưởng thành đực sống lâu nhất trên giống lúa len, thấp nhất trên giống khan dân với số ngày tương ứng là: 13,5 ngày và 7,3 ngày.
Rầy nâu hoàn thành thời gian phát dục nhanh nhất trên các giống lúa khang dân (32,4 ngày) và chậm nhất trên giống nàng hương (38,0 ngày)
Bảng 4.13. Thời gian phát dục của rầy nâu trên một số giống lúa địa phƣơng.
Giai đoạn phát dục Khan dân TB ± SD hương Nàng TB ± SD Do linh TB ± SD Tây giang TB ± SD Lúa len TB ± SD TB Tham số thống kê F df P Trứng 8,5 ± 0,17 8,2 ± 0,07 8,6 ± 0,17 8,4 ± 0,09 8,3 ± 0,11 8,4 2,492 113 0,047 Tuổi1 4,5 ± 0.17* 4,1 ± 0,15 3,9 ± 0,12 3,9 ± 0,13* 4,3 ± 0,13 4,1 3,387 70 0,014 Tuổi 2 2,7 ± 0,16 3,1 ± 0,13 3,1 ± 0,7 3,1 ± 0,16 2,7 ± 0,12 2,9 2,310 67 0,067 Tuổi 3 2,0 ± 0,00 2,2 ± 0,11 2,0 ± 0,10 2,1 ± 0,10 2,1 ± 0,67 2,08 1,150 66 0,341 Tuổi 4 2,9 ± 0,21 2,6 ± 0,31 2,9 ± 0,18 2,9 ± 0,23 2,6 ± 0,19 2,8 0,493 61 0,741 Tuổi 5 4,0 ± 0,24 4,4 ± 0,26 4,0 ± 0,00 3,7 ± 0,22 3,9 ± 0,15 4,0 1,386 53 0,251 Trưởng thành Đực 6,3 ± 0,33 7,3 ± 2,40 11,3 ± 2,21 8,8 ± 1,70 13,5 ± 2,0 9,4 2,2 13 0123 Cái 7,2 ± 1,50* 15,8 ±2,22* 11,9 ± 1,97 11,5 ± 1,57 12,4 ± 1,06 11.8 2,3 33 0,035 Trứng-trưởng thành đực 31,5 ± 0,58 39,9 ±2,67 36,6 ± 2,38 33,9 ± 1,66 38,1 ± 2,14 36,0 1,5 13 0,257 Trứng-trưởng thành cái 32,9 ± 1,40 40,4 ± 2,35 37,5 ± 1,99 36,4 ± 2,44 37,5 ± 1,88 36,9 1,8 34 0,149 Vòng đời TB 32,4 ± 0,09 38,0 ± 2,04 37,2 ± 1,54 35,7 ± 1,19 37,6 ± 0,93 36,2 2,4 52 0,62
Phần 5