Diễn biến mật độ rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal trên các giống lúa điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và tính độc của rầy nâu đối với một số giống lúa địa phương vụ Đông Xuân 2007-2008 tại Hợp tác xã Hương Long, thành phố Huế (Trang 33 - 35)

- Bệnh trên lá (đạo ôn, đốm nâu, tiêm lửa)

4.4.1 Diễn biến mật độ rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal trên các giống lúa điều tra

Trên cây lúa có nhiều loài sâu bệnh hại nhưng rầy nâu và rầy lưng trắng là hai loại nguy hiểm đối với lúa. Rầy nâu (N. lugens Stal) và rầy lưng trắng (S.

furcifera Horvath) là loại côn trùng thuộc họ muội bay, bộ cánh đều. Ngoài gây hại trực tiếp, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Qua điều tra theo dõi, chúng tôi thấy rằng trong thành phần sâu hại lúa chúng tôi ghi nhận được thì rầy nâu và rầy lưng trắng là hai đối tượng sâu hại quan trọng,thường xuyên có mặt trên đồng ruộng và chúng đã gây nhiều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Mặt khác, ở miền Trung trong những năm gần đây, rầy nâu và rầy lưng trắng là hai đối tượng nguy hiểm thường gây ra dịch, làm ảnh hưởng trầm trọng đến năng suất lúa. Vì vậy, trong vụ Đông Xuân này chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến mật độ của rầy nâu và rầy lưng trắng trên các giống lúa nghiên cứu nhằm có cái nhìn toàn diện hơn về hai đối tượng sâu hại này tại Thừa Thiên Huế. Qua điều tra theo dõi, chúng tôi ghi nhận được diễn biến mật độ rầy nâu thể hiện qua Bảng 4.5; Bảng 4.6; biểu đồ 2 và biểu đồ 3.

4.4.1 Diễn biến mật độ rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal trên các giống lúa điều tra điều tra

Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống được thể hiện ở Bảng 4.5 và biểu đồ 2. Qua Bảng 4.5 và biểu đồ 2 chúng ta thấy rằng:

Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa gần như giống nhau. Rầy nâu xuất hiện tương đối muộn so với các loại sâu hại khác. Hầu như tất cả trên các giống, rầy nâu bắt đầu xuất hiện vào giai đoạn kết thúc đẻ nhánh. Sau đó tăng lên nhanh chóng và đạt đỉnh cao vào giai đoạn bắt đầu trổ đến trổ hoàn toàn. Đây là giai đoạn cây lúa tập trung dinh dưỡng để đi vào quá trình dinh dưỡng sinh thực, do đó giai đoạn này dinh dưỡng trong cây đạt cao nhất. Mặt khác, giai đoạn trổ của lúa là vào tháng 4. Lúc này nhiệt độ không khí khá cao 25,90

C, ẩm độ không khí cao (80%),do đó tạo điều kiện cho rầy nâu bùng phát nhanh về số lượng. Trong giai đoạn này, mật độ cao nhất trên các giống Bắc ưu, Tây giang và Kim

rầy nâu thấp nhất trên các giống vào giai đoạn này là Kapachs, Baceeng và Lúa đá với mật độ tương ứng là 16,7 con/m2

, 33 con/m2 và 50 con/m2. Sau đợt cao điểm đó, từ giai đoạn trổ hoàn toàn cho đến chín hoàn toàn thì mật độ rầy nâu giảm xuống nhanh chóng với 10 con/m2

, 13,3 con/m2, 16,7 con/m2 trên các giống Bắc ưu, Baceeng, Nàng hương. Từ giai đoạn trỗ hoàn toàn đến chín hoàn toàn, mật độ rầy nâu giảm xuống nhanh chóng là do giai đoạn này cây lúa đi vào cuối thời kì sinh trưởng, dinh dưỡng trong cây đã tập trung nuôi hạt nên cây già cỗi không thích hợp cho rầy nâu sinh sống, mặt khác giai đoạn này trời nắng nóng, mật nước trong ruộng khô cạn, hầu như không có, do đó đa số rầy nâu xuất hiện cánh dài và di chuyển đi chỗ khác.

Vậy ta thấy rằng rầy nâu bắt đầu xuất hiện trên đồng ruộng là vào giai đoạn đẻ nhánh rộ và đạt đỉnh cao vào giai đọan bắt đầu trỗ cho đến trỗ hoàn toàn. Sau đó mật độ giảm đi nhiều vào giai đoạn chín hoàn toàn.

Bảng 4.5: Diễn biến mật độ rầy nâu (N. lugens Stal) trên các giống lúa điều tra

Đơn vị:con/m2 STT GĐĐT Giống 3 lá BĐĐ N ĐNR KTĐ N LĐ BĐT THT CHT 1 Nàng hương 0 0 5 8,3 50 46,7 43,3 13,7 2 Baceeng 0 0 0 10 33,3 40 50 13,3 3 Kim cương 0 0 3,3 25 53,3 76,7 70 - 4 Bắc ưu 1,7 0 0 6,7 63,3 93,3 90 10 5 Tây giang 0 0 0 5 56,7 70 80 -

6 Côn tây giang 0 0 1,7 6,7 106,7 66,7 60 -

7 Lúa đá 0 0 0 10 50 56,7 33,. -

8 Kapachs 0 0 0 6,7 23,3 16,7 13,3 -

Ghi chú: BĐĐN: Bắt đầu đẻ nhánh ĐNR: Đẻ nhánh rộ KTĐN: Kết thúc đẻ nhánh LĐ: Làm đòng BĐT: Bắt đầu trổ THT: Trổ hoàn toàn

0 20 40 60 80 100 120 3 lá BĐĐN ĐN R K TĐN BĐT TH T CH T

Giai đoạn điều tra

M ật đ ộ (c o n /m 2 ) Nàng hương Baceeng Kim cương Bắc ưu Tây giang Côn tây giang Lúa đá Kapachs

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và tính độc của rầy nâu đối với một số giống lúa địa phương vụ Đông Xuân 2007-2008 tại Hợp tác xã Hương Long, thành phố Huế (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)