Những điều cần chú ý khi tổ chức tiệc và dự tiệc 3.2.1 Khi tổ chức tiệc
Trước khi tổ chức tiệc, cần xây dựng danh sách khách mời, trên cở sở đó phát thiêp mời và bao giờ cũng phải mời đích danh khách được mời.
Khi xây dựng thực đơn cho bữa tiệc, tuỳ vào cơ cấu khách mời để chuẩn bị món ăn, đồ uống. Cần chú ý những khách mời phải ăn kiêng( do bệnh lý , do tập quán tôn giáo…) Nếu trong thực đơn có món ăn dân tộc cũng chỉ nên có giới hạn 1 hoặc 2 món. Tuy nhiên những món ăn quá độc đáo nhự thịt sng, thịt rắn … cũng nên thật trọng khi đưa vào thực đơn.
Nếu tổ chức tặng quà cho khách đến dự tiệc cần :
- Phải tặng quà cho tất cả mọi người nhưng nên phân biệt giá trị của chất lượng quà theo cương vị
- Qùa tặng bao giờ cũng có bao bì đẹp
3.2.2 Khi đi dự tiệc
- Nếu là khách được mời dự tiệc, sau khi nhận được thiếp mời cần xác định có đi dự tiệc hay không nếu dự tiệc đứng thì việc đi dự tiệc hay không của khách mời ít ảnh hưởng đến sự chuẩn bị của chủ tiệc, nếu là tiệc ngồi, nhất thiết phải trả lời sớm để người chủ tiệc thuận tiện trong việc tổ chức.
- Người được mời tuyệt đối không được trao giấy mời cho người khác đi thay, trong trường hợp không đi được, phải cử người khác đi cần báo cho chủ tiệc để gửi giấy mời khác.
- Nên đến sớm 5-10 phút trước giờ khai mạc, song đừng quá sớm hoặc quá muộn.
- Lúc đến và sau khị ra về cần chào chủ tiệc. Nếu về sớm cần nói rõ lý do để chủ tiệc hiểu và thông cảm.
3.2.3. Cách xử sự nơi bàn tiệc
Cách xử sự lịch thiệp ở bàn tiệc góp phần làm tăng thú vị cho buổi tiệc. Bữa tiệc điễn ra tốt đẹp và náo nhiệt hay không phụ thuộc vào cách xử sự của các thành viên trong buổi tiệc.
Khi chủ tiệc mời khách khách chính vào phòng tiệc, các vị khách khác chủ động vào vị trí của mình theo sơ đồ hoặc theo sự chỉ dẫn của nhân viên phục vụ . Mọi người chỉ ngồi khi chủ tiệc và khách chính đã ngồi vào vị trí của họ. Sau khi chủ tiệc mở khăn ăn, mọi người mới bắt đầu mở khăn ăn của mình và đặt trên đùi. Không dắt hoặc quàng vào cổ áo, không dùng khăn lau mặt để lau tay, lau bát. Cuối cùng, sau khi
ăn xong, cầm giữa khăn ăn, xếp gọn lại và nhẹ nhàng đặt lên trên bàn, bên cạnh đĩa thức ăn.
Khi ăn nếu gặp những món ăn lạ, nên quan sát chủ tiệc hoặc những người xung quanh để làm theo. Khi lấy thức ăn ở đĩa chung phải dùng dao, dĩa hoặc đũa chung đã được đặt cạnh đấy , không đảo hoặc đụng vào nhiều miếng thức ăn trong đĩa chung. Khi ăn xong một món ăn , không nên đẩy đĩa ra chỗ khác mà phải chờ mọi người cùng ăn xong món đó. Khi ăn khép môi kín, tuyệt đối không cười nói khi miệng còn đầy thức ăn, nếu chủ tiệc hoặc khách chính phát biểu, phải ngừng ăn và không nói chuyện.
Trong bữa tiệc nếu nam giới ngồi cạnh nữ giới thì nam giới nên giúp đỡ nữ giới lấy thức ăn và trò chuyện cùng họ.
* Cần lưu ý:
- Không tỳ cùi chỏ trên bàn trong khi ăn
- Không nên uống các loại thuốc ngay tại bàn ăn, trứơc mặt mọi người .
- Không ăn qúa nhanh hoặc quá chậm so với tốc độ của đa số người dự trong bàn tiệc .
- Tránh khi nhai, hút gây tiếng động. Khi ăn phải gọn. Nếu dùng tăm nên che tay khi xỉa, không nên xỉa răng trước mặt mọi người.
- Không nên lựa chọn các miếng thức ăn trên đĩa, hoặc đã lấy rồi lại đổi hoặc không lấy nữa.
- Khi ăn tránh khua thìa, đĩa. Khi uống đồ nóng, không nên dùng thìa cà phê để uống từng ngụm nhỏ mà nên nhấp một hớp nhỏ thật nhanh. Tránh khuấy hoặc thổi mà nên để đồ uống nguội dần. Trước khi uống phải bỏ thìa ra khỏi ly, cốc.
- Không nên từ chối khi người khác tha thiết mời mình một món ăn dân tộc độc đáo của họ, dù món đó không hợp khẩu vị.
- Không dùng thìa, dĩa của cá nhân để lấy thức ăn trong khay người phục vụ . Nên gắp phần thức ăn gần nhất và trả lại thìa, dĩa cho khay thức ăn chung ngay.
- Khi chuyển đĩa thức ăn cho người khác hoặc cầm đĩa thức ăn để tự phục vụ, nên dùng bàn tay và các đầu ngón tay đỡ đĩa, không tỳ ngón tay lên mép đĩa.
- Nên nhờ người khác chuyển hộ thức ăn , tránh với qua mặt người khác hoặc qua bên bàn để lấy thức ăn về cho mình.
- Khi nếm thử thức ăn, không dùng dụng cụ cá nhân để lấy thức ăn mà phải dùng dụng cụ mới.
- Trong bữa tiệc nên có những lời khen ngợi về món ăn, về cách trang trí, cáchphục vụ, sự đón tiếp của chủ tiệc..
Chủ tiệc luôn phải quan sát để tạo bầu không khí trong bữa tiệc. Mỗi cá nhân cần chú ý lắng nghe và khi nói cần sử dụng từ ngữ dễ hiểu, trong sáng, để tránh sự hiểu lầm không đáng có. Luôn giữ thái độ bình tĩnh, vui vẻ, hoà nhã và kín đáo.