Nhận xét chung về đàn gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của sử dụng kháng sinh trong khẩu phần gà đẻ hisex brown nuôi trong chuồng kín (Trang 36)

Nhìn chung trong thời gian thí nghiệm, tình trạng sức khỏe của đàn gà khá ổn định, gà khỏe mạnh, không có dịch bệnh xảy ra. Dãy chuồng thí nghiệm có hệ thống làm mát đặt ở đầu trại và quạt thông thoáng trong chuồng nên điều kiện tiểu khí hậu trong chuồng tương đối ổn định.

4.2 Ảnh hưởng của kháng sinh thí nghiệm lên năng suất và khối lượng trứng

4.2.1 Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên tỉ lệ đẻ và khối lượng trứng theo từng giai đoạn

Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên tỷ lệ và khối lượng trứng trứng được trình bày qua bảng 4.1

Bảng 4.1 : Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng

Nghiệm thức ĐC E200 NE SEM P

Trước khi sử dụng

Tỷ lệ đẻ, % 90,51 90,47 90,39 0,706 0,99 Trọng lượng trứng, g 59,54 59,55 59,32 0,232 0,75 Trong thời gian sử dụng

Tỷ lệ đẻ, % 88,69 90,41 89,92 0,687 0,27 Trọng lượng trứng, g 59,98 59,62 60,05 0,197 0,32 Sau khi sử dụng

Tỷ lệ đẻ, % 87,35b 89,57a 89,31ab 0,506 0,04 Trọng lượng trứng, g 60,57 60,24 59,99 0,210 0,23

Ghi chú: các số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ khác nhau sai khác có ý nghĩa (P=0,05) theo phép thử Tukey. TTTĂ: tiêu tốn thức ăn.

Ghi chú: ĐC: thức ăn cơ sở không sử dụngkháng sinh; E200: thức ăn cơ sở + kháng sinh nhóm Enrofloxacine; NE: thức ăn cơ sở + kháng sinh nhóm Oxytetracycline và Neomycine.

24 Qua Bảng 4.1 cho thấy

Ở giai đoạn trước sử dụng kháng sinh

Trước khi sử dụng kháng sinh thì tỷ lệ đẻ của gà ở các nghiệm thức đều như nhau không có chênh lệch về tỷ lệ đẻ (P=0,99). Cụ thể gà nuôi ở nghiệm thức ĐC cao nhất (91,51%), tiếp theo là nghiệm thức E200 (90,47%) và thấp nhất là NE (90,39%). Cũng tương tự đối với chỉ tiêu khối lượng trứng trước khi sử dụng kháng sinh không có khác biệt nhau giữa các nghiệm thức, cụ thể E200 (59,55g), ĐC (59,54g) và nghiệm thức NE (59,32 g).

Ở giai đoạn sử dụng kháng sinh.

Thời gian 3 tuần sử dụng kháng sinh thì cho tỷ lệ đẻ của nghiệm thức E200 có hơi cao hơn so với đối chứng, tuy sự chênh lệch không có ý nghĩa thống kê (P=0,27). Cụ thể là tỷ lệ đẻ cao nhất ở nghiệm thức E200 (90,41%) kế đến là NE (89,98%) và thấp nhất là ĐC (88,69%).

Ngược với tỷ lệ đẻ thì trọng lượng trứng có sự chênh lệch giữa các nghiệm thức thấp nhất là E200 (59,62 g), cao nhất là NE (60,05 g), và ĐC có trọng lượng (59.98 g), mặc dù sự chênh lệch trên vẫn không có ý nghĩa thống kê (P=0,321).

Ở giai đoạn sau khi sử dụng kháng sinh

Tuần sau khi sử dụng kháng sinh thì cho tỷ lệ đẻ cao hơn ở nghiệm thức E200 so với đối chứng, sự chênh lệch giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê (P=0,04). Tỷ lệ đẻ cao nhất ở nghiệm thức E200 (89,57%) thấp nhất là ĐC (87,35%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cho thấy kháng sinh sử dụng làm cho gà mái đẻ nhiều trứng hơn đúng với nhận xét của Lê Đức Ngoan (2004) cho rằng khi sử dụng kháng sinh làm tăng năng suất trứng, kháng sinh có tác động đáng kể lên tỷ lệ đẻ ở nghiệm thức E200 là do nhóm kháng sinh Enrofloxacine tác động phòng và trị các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa như bệnh CRD, thương hàn, tụ huyết trùng. Những bệnh trên có thể làm giảm tỷ lệ đẻ của gà đáng kể vì vậy nhóm Enrofloxacine tác động đáng kể đến tỷ lệ đẻ của gà, hơn nữa thuốc khả dụng đến 80% qua đường uống vì gà hấp thu được tốt hơn.

Sau giai đoạn sử dụng kháng sinh nhìn chung khối lượng trứng ở các nghiệm thức cũng không có sự khác biệt so với các giai đoạn trước và đang sử dụng kháng sinh, nhưng vẫn không có ý nghĩa thống kê (P=0,23). Khối lượng trứng ở các nghiệm thức, cao nhất là ĐC (60,57 g) tiếp theo là E200 (60,24 g), NE (59,99 g).

25

Biểu đồ 4.1: tỷ lệ đẻ của gà giai đoạn 32-36 tuần tuổi

Biểu đồ 4.2: ảnh hưởng của kháng sinh lên trọng lượng trứng (g/trứng) 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 ĐC E200 NE T rọng lượng trứng , g /t rứ ng Nghiệm thức 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 90,00 100,00

Tuần 32 Tuần 33 Tuần 34 Tuần 35 Tuần 36

tỷ lệ đ ẻ, % ĐC E200 NE

26

4.2.2 Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng

Bảng 4.2 : Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên tiêu tốn thức ăn Nghiệm thức

Nghiệm thức ĐC E200 NE SEM P

Trước khi sử dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TTTĂ/gà/ngày, g 107,2 108,3 107,4 0,36 0,163 TTTĂ/trứng, g 118,5 119,7 118,9 1,19 0,772 TTTĂ/kg trứng, kg 2,00 2,01 2,00 0,02 0,830 Trong thời gian sử dụng

TTTĂ/gà/ngày, g 107,5 108,2 107,6 0,40 0,432 TTTĂ/trứng, g 121,3 119,7 119,6 0,75 0,304 TTTĂ/kg trứng, kg 2,02 2,01 2,00 0,02 0,525 Sau khi sử dụng TTTĂ/gà/ngày, g 109,4a 108,6ab 107,5b 0,37 0,026 TTTĂ/trứng, g 125,3a 121,2b 120,3b 0,49 0,001 TTTĂ/kg trứng, kg 2,07a 2,01b 2,01b 0,01 0,006

Ghi chú: các số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ khác nhau sai khác có ý nghĩa (P=0,05) theo phép thử Tukey. TTTĂ: tiêu tốn thức ăn.

Khảo sát trước khi sử dụng kháng sinh:

Về TTTĂ/gà/ngày,TTTĂ/trứng và TTTĂ kg/kg trứng giữa các nghiệm thức gần như không có khác biệt gì cụ thể ở nghiệm thức E200 (108,3 g, 119,7 g và 2,01 kg), kế đến là nghiệm thức NE (107,4 g, 118,9 g và 2,00 kg), thấp nhất là ĐC (107,2 g, 118,5 g và 2,00 kg) tương ứng.

Trong thời gian sử dụng kháng sinh.

Tương tự trong thời gian sử dụng kháng sinh thì TTTĂ/gà/ngày, TTTĂ/trứng và TTTĂ kg /kg trứng cũng chưa có sự thay đổi gì đáng kể giữa đối chứng và 2 nghiệm thức bổ sung kháng sinh, cụ thể về TTTĂ/gà/ngày cao nhất là nghiệm thức E200 (108,2 g) NE (107,6 g) thấp nhất là ĐC (107,5 g).Về

27

TTTĂ/trứng và TTTĂ kg /kg trứng ở các nghiệm thức cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, cụ thể ở NE(119,6 g và 2,00 kg), và cao nhất là ĐC (121,3 và 2,02 kg), tương ứng. Kết quả thí nghiệm trên cao hơn so với kết quả của Nguyễn Hoàng Phúc (2013) trên giống gà Hisex Brown ở giai đoạn 28 đến 35 tuần tuổi việc sử dụng kháng sinh tylosin với TTTĂ/gà/ngày,g cao nhất là 106,43. Thí nghiệm trên cho thấy việc sử dụng kháng sinh thì TTTĂ/gà/ngày,g có xu hướng tăng.

Sau khi sử dụng kháng sinh

TTTĂ/gà/ngày thì các kháng sinh ảnh hưởng đến TTTĂ/gà/ngày của thí nghiệm (P=0,026) TTTĂ/gà/ngày cao nhất ở ĐC (109,4 g) , kế đến là nghiệm thức E200 (108,6 g) thấp nhất là NE (107,5 g).TTTĂ/trứng thì sau khi sử dụng kháng sinh đã tác động lên TTTĂ/trứng của gà đẻ làm khác biệt có ý nghĩa thống kê. Thấp nhất là NE với 120,3 g, tiếp đến là E200 với 121,2 g và cao nhất là nghiệm thức đối chứng với 125,5 g. Về TTTĂ/kg trứng ở nghiệm thức ĐC (2,07 kg), hai nghiệm thức E200 và NE có TTTĂ/kg trứng tương đương nhau (2,01 kg). Sự khác biệt này tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa thống kê (P=0,006).

Kết quả trên cho thấy tuần sau khi sử dụng kháng sinh thì có ảnh hưởng đến tiêu tốn thức ăn với khuynh hướng tốt hơn ở các nghiệm thức có bổ sung kháng sinh so với đối chứng. Lê Đức Ngoan (2004) cho rằng cơ chế tác động chủ yếu của kháng sinh là sử dụng liều thấp trong thức ăn thì chúng sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường ruột, tăng sự tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất trong thức ăn. Tính nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh đối với kháng sinh cao nên sẽ bị ức chế sự phát triển và khả năng gây bệnh, thành ruột non mỏng và mọc đủ long nhung, tạo điều kiện để hấp thu các dưỡng chất từ thức ăn tốt hơn, do đó làm tăng khả năng sử dụng thức ăn nên cải thiện sư tăng hiệu quả trong sử dụng thức ăn.Điều này chứng tỏ cả 2 nhóm kháng sinh đều có tác dụng tốt. Đối với nhóm Enrofloxacine có tác dụng trị CRD, viêm phổi, tụ huyết trùng, đối với nhóm oxytetracycline và Neomycine có tác dụng trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi, tụ huyết trùng, CRD, viêm xoang mũi) và tiêu hoá (thương hàn, E.coli, tiêu chảy phân xanh-phân trắng, bạch lỵ) do vi khuẩn gram (-), gram (+) ở gia súc, gia cầm.

28

Biểu đồ 4.3: Ảnh hưởng của kháng sinh đến TTTĂ/con/ngày và TTTĂ/trứng

4.2.3 Ảnh hưởng kháng sinh lên chất lượng của trứng gà

Bảng 4.3 : Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng Nghiệm thức

Chỉ tiêu ĐC E200 NE SEM P

Trước khi sử dụng Tỷ lệ trứng loại 1,% 96,79a 96,24b 96,06b 0,10 0,01 Tỷ lệ trứng loại 2,% 3,21b 3,76a 3,94a 0,10 0,01 Chỉ số hình dáng 79,12 78,22 77,35 0,63 0,22 Tỷ lệ lòng trắng, % 60,06 61,88 61,23 0,48 0,09 Tỷ lệ lòng đỏ, % 25,07 24,02 24,64 0,41 0,27 Tỷ lệ vỏ, % 14,87 14,10 14,13 0,21 0,07 Màu lòng đỏ 7,33 7,67 7,67 0,23 0,55

Trong thời gian sử dụng

Tỷ lệ trứng loại 1,% 96,12 96,02 96,01 0,13 0,79 Tỷ lệ trứng loại 2,% 3,88 3,98 4,00 0,13 0,79 107,84 108,30 107,51 121,44 120,01 119,61 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 140,00 ĐC E200 NE gam nghiệm thức TTTĂ/con/ngày, g TTTĂ/trứng, g

29

Nghiệm thức

Chỉ tiêu ĐC E200 NE SEM P

Chỉ số hình dáng 77,25 78,41 77,26 0,84 0,56 Tỷ lệ lòng trắng, % 59,68 60,20 59,63 0,72 0,83 Tỷ lệ lòng đỏ, % 25,88 25,96 26,13 0,48 0,93 Tỷ lệ vỏ, % 14,44 13,84 14,24 0,40 0,58 Màu lòng đỏ 7,17ab 7,67a 7,58b 0,22 0,04 Sau khi sử dụng Tỷ lệ trứng loại 1,% 95,72 95,84 96,20 0,13 0,08 Tỷ lệ trứng loại 2,% 4,28 4,16 3,80 0,13 0,08 Chỉ số hình dáng 77,38 76,52 76,84 1,21 0,88 Tỷ lệ lòng trắng, % 59,70 60,57 59,75 1,30 0,87 Tỷ lệ lòng đỏ, % 25,40 26,48 26,14 0,91 0,71 Tỷ lệ vỏ, % 14,89 12,95 14,11 0,73 0,24 Màu lòng đỏ 7,50 7,33 7,67 0,22 0,58

Ghi chú: các số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ khác nhau sai khác có ý nghĩa (P=0,05) theo phép thử Tukey. TTTĂ: tiêu tốn thức ăn.

Qua bảng 4.3 ta thấy

Khảo sát chất lượng trứng trước khi sử dụng kháng sinh

Với tỷ lệ trứng loại 1 sự chênh lệch giữa các nghiệm thức là không đáng kể. Cụ thể sự chênh lệch này là ĐC (96,79 %), E200 (96,24 %) và NE (96,04 %). Tỷ lệ trứng loại 2: Các nghiệm thức hơi chênh lệch nhau thấp nhất là ĐC (3,21 %), E200(3,76 %) cao nhất là nghiệm thức NE (3,94 %) Sự khác biệt trên có ý nghĩa thống kê (P=0,01).

Chỉ số hình dáng: giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,22). CSHD cao nhất ở nghiệm thức ĐC (79,12), kế đến E200 (78,22) và thấp nhất là NE (77,35).

30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ lòng trắng, % qua bảng trên tuy có sự chênh lệch của 3 nghiệm thức nhưng vẫn không có ý nghĩa thống kê (P=0,09). Tỷ lệ lòng trắng lần lượt ở các nghiệm thức ĐC (60,06 %), E200 (61,88 %) và NE (61,23 %).

Tỷ lệ lòng đỏ, %: Tỷ lệ lòng đỏ ở nghiệm thức ĐC có khuynh hướng cao hơn 2 nghiệm thức còn lại là 25,07 % kế đến là NE với 24,64 % và E200 24,02. Màu lòng đỏ: là một trong những chỉ tiêu quyết định chất lượng lòng đỏ và cũng là chỉ tiêu quan trọng hấp dẫn người tiêu dùng. Nhìn chung màu của lòng đỏ dao động khoảng 7-8 và không có ý nghĩa thống kê (P=0,55). Cụ thể thấp nhất là ĐC (7,33) và 2 nghiệm thức E200 và NE có màu lòng đỏ như nhau (7,67).

Trong thời gian sử dụng kháng sinh.

Chỉ số hình dáng: Giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê. CSHD cao nhất ở nghiệm thức E200 (78,41), thấp nhất là ĐC (77,25) hơi chênh lệch với nghiệm thức đối chứng là nghiệm thức NE (77,26).

Tỷ lệ lòng trắng, %: Ở 3 nghiệm thức có khuynh hướng cao nhất là nghiệm thức là E200 (60,20%) tiếp theo là ĐC (59,68%) thấp nhất là NE (59,63%).

Tỷ lệ lòng đỏ, %: Tỷ lệ lòng đỏ lần lượt của các nghiệm thức ĐC là 25,88%, E200 là 25,96% và NE là 26,13%. Trong đó cao nhất là nghiệm thức NE (26,13%) và thấp nhất là ĐC (25,88%).

Màu lòng đỏ: Nhìn chung màu lòng đỏ dao động ở mức 6-8 và có ảnh hưởng bởi các kháng sinh trong khẩu phần đặc biệt là nghiệm thức E200 (7,67), 2 nghiệm thức còn lại là NE (7,58) và ĐC (7,17). Sự khác biệt này mang lại kết quả là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,036).

Sau khi sử dụng kháng sinh

Tỷ lệ trứng loại 1 (%) và tỷ lệ trứng loại 2 sau khi sử dụng kháng sinh cũng không khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Chỉ số hình dáng: Cao nhất ở nghiệm thức ĐC (77,38), kế đến NE (76,84) và thấp nhất là E200 (76,52). Chỉ số hình dáng của các nghiệm thức điều nằm trong khoảng có chất lượng tốt và còn cao hơn chỉ tiêu của Nguyễn Đức Hưng (2006) (73-75). Đây là chỉ tiêu có ý nghĩa kinh tế trong quá trình vận chuyển.

Tỷ lệ lòng trắng, % và tỷ lệ lòng đỏ của các các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,87). Tỷ lệ lòng trắng ở nghiệm thức E200 (60,57%) có khuynh hướng cao hơn các nghiệm thức còn lại NE (59,75%), ĐC (59,70%). Cả 3 nghiệm thức điều cao hơn tiêu chuẩn của Nguyễn Đức Hưng (2006) là lớn hơn 58,5%. Tỷ lệ lòng đỏ của các nghiệm thức điều không đạt tiêu chuẩn trứng tốt của Nguyễn Đức Hưng (2006) là lớn hơn 30% và có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P=0,71). Tỷ lệ lòng đỏ thấp nhất là ĐC (25,40%), cao hơn là NE (26,14%) và cao nhất là E200 (26,48%).

31

Tỷ lệ vỏ, %: tỷ lệ vỏ ở các nghiệm thức chênh lệch nhau cao nhất là ĐC (14,89%), kế đến là NE (14,11 %) thấp nhất là E200 (12,95%). Sự khác biệt của các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P=0,24).

Màu lòng đỏ: là một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định chất lượng của vỏ trứng. Nhìn chung màu của lòng đỏ không chịu tác động của kháng sinh nên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P=0,58). Cụ thể là cao nhất là NE (7,67) thấp nhất là E200 (7,33)

Biều đồ 4.4: Ảnh hưởng của kháng sinh đến tỷ lệ trứng loại 1 và tỷ lệ trứng loại 2

4.2.4 Tỷ lệ chết của gà đẻ

Bảng 4.4 tỷ lệ chết (%) của gà đẻ qua từng giai đoạn

nghiệm thức ĐC E200 NE

Trước khi sử dụng kháng sinh 0,00 0,17 0,00

Trong thời gian sử dụng kháng sinh 4.34 0.35 0,17

Sau khi sử dụng kháng sinh 0,00 0,00 0,00

Qua Bảng 4.4 ta thấy

Trước khi sử dụng kháng sinh:chỉ có gà ở nghiệm thức E200 có tỷ lệ chết 0,17% .Trong thời gian sử dụng kháng sinh tỷ lệ chết của các nghiệm thức có tăng cao vì cụ thể là nghiệm thức ĐC (4,34%) kế đến là E200 (0,35%) và thấp nhất là NE (0,17%). Tuần sau khi sử dụng kháng sinh thì không có gà chết ở cả 3 thí nghiệm 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 90,00 100,00 ĐC E200 NE T lệ trứ ng , % Nghiệm thức TL TL1 TL TL2

32

4.2.5 Hiệu quả kinh tế của các khẩu phần thí nghiệm

Chi phí thức ăn cho cả đợt thí nghiệm:

Qua bảng 4.5 ta thấy, chi phí thức thức ăn ở khẩu phần E200 là cao nhất

(21.896.729đồng) kế đến là NE (21.618.536 đồng) và ĐC (21.305.733 đồng) có

chi phí thấp nhất. Nguyên nhân là giá 1kg thức ăn cơ sở (9800 đồng) thấp hơn nhiều so với giá tiền 1 lít (476.300 đồng/lít) kháng sinh và 1kg kháng sinh (360.000 đồng/kg). Nên giá của 1kg thức ăn cơ sở kết hợp với kháng sinh càng cao thì giá thành thức ăn càng tăng cao dẫn đến tổng chi phí thức ăn của từng nghiệm thức cũng tăng cao.

Chênh lệch thu chi của các đợt thí nghiệm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chênh lệch thu chi của các nghiệm thức NE là cao nhất (10.840.864 đồng). Nguyên nhân là giá trứng/quả đều bằng nhau ở các nghiệm thức (1800 đồng/trứng) nhưng chi phí thức ăn của nghiệm thức E200 là thấp nhất (10.476.271 đồng).Ở nghiệm thức NE tuy có tỷ lệ đẻ (89,89%) thấp hơn tỷ lệ đẻ của nghiệm thức E200 (90,26%) nhưng do tổng chi phí thức ăn ở nghiệm thức NE (21.618.536 đồng) thấp hơn tổng chi phí thức ăn ở nghiệm thức E200 (21.896.729 đồng). Do đó dẫn đến lợi nhuận từ gà ở NT NE là cao hơn NT ĐC nhưng ở NT E200 lại thấp hơn đối chứng.

Bảng 4.5 Hiệu quả kinh tế của các khẩu phần thức ăn thí nghiệm.

Nghiệm thức ĐC E200 NE

Số ngày thí nghiệm, ngày 35 35 35

Số gà thí nghiệm, con 576 576 576 Tỷ lệ đẻ (%) 88,80 90,26 89,89 Trọng lượng trứng (g) 60,0 59,7 59,9 Tiêu tốn thức ăn/gà/ngày (g) 107,8 108,3 107,5 Số lượng trứng (quả) 17678 17985 18033 Số lượng thức ăn (kg) 2174,05 2183,33 2167,40

Giá tiền 1kg TĂ (đồng) 9800 9800 9800

Chi phí thức ăn cơ sở (đồng) 21.305.733 21.396.614 21.240.536

Giá tiền kháng sinh ( đồng/kg) 0 476.300 360.000

Chi phí kháng sinh trong KP (đồng) 0 500115 378000

Tổng chi phí (đồng) 21.305.733 21.896.729 21.618.536

Tiền bán trứng (đồng) 31.820.400 32.373.000 32.459.400

33

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận

Từ kết quả thí nghiệm cho thấy khi sử dụng kháng sinh nhóm Oxytetracyline và Neomycine (NE) với mức 30g/20 lít nước thì có khuynh hướng cải thiện hơn nghiệm thức sử dụng kháng sinh nhóm Enrofloxacine (E200) và đối chứng về các chỉ tiêu năng suất, tiêu tốn thức ăn và hiệu qủa kinh tế. Nên bổ sung kháng sinh Oxytetracyline và Neomycine vào khẩu phần cho gà đẻ

5.2 Đề nghị

Nên tiến hành đề tài trên các giống gà địa phương nuôi chuồng hở, độ tuổi khác nhau ở các mức độ tác động kháng sinh khác nhau để đạt được kết quả tốt hơn.

Cần kiểm tra kháng sinh có ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn gà đẻ hay không.

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của sử dụng kháng sinh trong khẩu phần gà đẻ hisex brown nuôi trong chuồng kín (Trang 36)