Về công tác chỉ đạo

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo từ 2006 2010 (Trang 41 - 56)

6. Bố cục của khóa luận

3.2.2.1. Về công tác chỉ đạo

Tiếp tục quán triệt Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và Giảm nghèo, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ-TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIX) về tăng cường lãnh đạo đối với công tác giảm nghèo. Trên cơ sở đó cụ thể hoá các hoạt động, giải pháp chi tiết đến từng xã, thôn bản và hộ nghèo, đảm bảo tạo điều kiện để các hộ nghèo đều có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định đời sống, thoát nghèo bền vững.

3.2.2.2. Cơ chế huy động vốn

Tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện Kế hoạch theo lộ trình hàng năm và cả giai đoạn. Ưu tiên nguồn lực cho các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, gắn mục tiêu giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới. Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu Quốc gia và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; vốn ngân sách địa phương cân đối; vốn huy động cộng đồng và doanh nghiệp:

+ Vốn lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia và các Chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.

+ Vốn do địa phương bố trí cân đối.

+ Huy động sự tham gia của các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, công ty đóng trên địa bàn; Huy động sự đóng góp của nhân dân thông qua hệ thống Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, huy động các tổ chức nhân đạo, từ thiện.

+ Huy động sự đóng góp của các tổ chức quốc tế bằng việc tăng cường tiếp xúc và vận động các tổ chức quốc tế tham gia các dự án về giảm nghèo, tạo việc làm. Tạo cơ chế thuận lợi để các tổ chức quốc tế đầu tư vào các lĩnh vực giảm nghèo, tạo việc làm, đặc biệt là hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội cơ bản.

37

3.2.2.3. Cơ chế thực hiện

- Thực hiện cơ chế phân cấp, trao quyền cho cơ sở, xác lập cơ chế hỗ trợ đầu tư về tài chính; trên cơ sở tổng nguồn lực được giao, các huyện, thị xã, thành phố chủ động bố trí ngân sách, chỉ đạo xây dựng đề án giảm nghèo, giải quyết việc làm cụ thể để giải quyết những nhu cầu bức xúc trên địa bàn theo những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

- Mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động giảm nghèo từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả. Chuyển dần phương thức hỗ trợ từ cho không sang hỗ trợ có điều kiện, chống tư tưởng chông chờ ỷ lại, đảm bảo tính bền vững.

- Về phân bổ nguồn lực: Bảo đảm công khai, minh bạch và tập trung vào các vùng khó khăn, vùng nghèo trọng điểm, ưu tiên theo hình thức cuốn chiếu, bảo đảm đủ mức đầu tư, hỗ trợ để phát huy nhanh hiệu quả, không dàn trải; Việc phân bổ phải dựa trên hệ thống tiêu chí cụ thể cho từng loại đối tượng và từng chính sách, đề án một cách tối ưu nhất.

- Về giám sát, quản lý sử dụng nguồn lực: Bảo đảm tính dân chủ, công khai, thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” trong quản lý và sử dụng nguồn lực gắn với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Thiết lập quy trình giám sát và hệ thống chỉ tiêu theo dõi chi tiêu chặt chẽ bảo đảm vốn được sử dụng “đúng mục tiêu, đúng đối tượng, có hiệu quả, không thất thoát”. Trong xây dựng cơ sở hạ tầng phải thực hiện nguyên tắc “xã có công trình, dân có việc làm và thu nhập”.

3.2.2.4. Về nguồn nhân lực

- Thực hiện chính sách thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao về công tác tại tỉnh;

- Tiếp tục thực hiện chính sách tăng cường, luân chuyển cán bộ cho các xã nghèo; Thực hiện tốt đề án tăng cường trí thức trẻ tình nguyện về nhận công tác ở các xã nghèo;

38

- Từng bước nâng cao năng lực tổ chức triển khai thực hiện của đội ngũ cán bộ cấp xã, phường, đảm bảo thực hiện hiệu quả các chương trình dự án về giảm nghèo tại địa phương cơ sở;

3.2.2.5. Điều hành, quản lý

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác giảm nghèo bền vững. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, sự tham gia của người dân nhất là người nghèo trong công tác giảm nghèo chung của toàn xã hội.

- Tiếp tục kiện toàn và củng cố Ban chỉ đạo giảm nghèo, việc làm các cấp để triển khai thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo nhanh và bền vững.

3.2.2.6. Tổ chức thực hiện

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, công tác dạy nghề và giải quyết việc làm sâu rộng đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, tổ chức đoàn thể, các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo.

- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn và người nghèo, gắn đào tạo nghề cho người lao động với giải quyết việc làm, tập trung đào tạo một số ngành nghề mà thị trường xuất khẩu lao động và thị trường lao động trong nước đang có nhu cầu. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xuất khẩu lao động, thực hiện hỗ trợ người lao động kinh phí học văn hoá, học nghề, học ngoại ngữ, tạo điều kiện cho người lao động được vay vốn xuất khẩu lao động. Liên kết chặt chẽ với các đơn vị xuất khẩu lao động, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để đào tạo, cung ứng lao động xuất khẩu và lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước.

- Lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch phát triển vùng gắn với giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Hỗ trợ tạo việc làm và phát triển thị trường lao động, đặc biệt là khu vực nông thôn.

39

- Tổ chức thực hiện kịp thời các chính sách an sinh xã hội, trợ giúp đối với đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật nặng, người và gia đình bị thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn rủi ro, thiếu đói giáp hạt, đảm bảo không để các đối tượng rơi vào cảnh thiếu đói, tạo điều kiện để các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sổng ổn định, hoà nhập cộng đồng.

- Tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện Kế hoạch giảm nghèo bền vững theo lộ trình hàng năm và cả giai đoạn; gắn mục tiêu giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới. Tổ chức sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được giao đảm bảo kịp thời, đúng nội dung chính sách hỗ trợ của nhà nước; Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, vốn ngân sách địa phương cân đối, vốn huy động cộng đồng và doanh nghiệp… tập trung cho phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên tập trung cho các chính sách và các công trình cơ sở hạ tầng cấp thiết cho công tác giảm nghèo.

- Tiếp tục chủ động vận động và kêu gọi các Tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty Nhà nước và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhận hỗ trợ, giúp đỡ các xã nghèo, xã bãi ngang ven biển tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất, chuyển giao kỹ thuật;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các chính sách, chương trình dự án về giảm nghèo, việc làm, đảm bảo các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đạt hiệu quả. Tổ chức quản lý và theo dõi chặt chẽ tình hình biến động đời sống dân cư, đánh giá chính xác thực trạng hộ nghèo, làm cơ sở thực hiện các chính sách an sinh xã hội đảm bảo công bằng và hiệu quả.

Tiểu kết chương 3

Như vậy, nhìn vào quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo trong những năm 2006 – 2010 với những thành quả đã đạt được cũng như một số hạn chế còn tồn tại, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã rút ra được một số bài học kinh

40

nghiệm cho những năm tiếp theo, tiếp tục thực hiện tốt những chủ trương chính sách mới của của Đảng, nhà nước và các kì Đại hội Đảng bộ đề ra, để đưa Ninh Bình trở thành một tỉnh giàu đẹp, văn minh, không còn đói nghèo, nhân dân được hưởng những điều kiện tốt nhất.

41

KẾT LU N

Xóa đói, giảm nghèo là chiến lược lớn của Đảng và Nhà nước ta, được xem vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; vừa là lý tưởng cao cả, nhân văn của Đảng, vừa là khát vọng của toàn dân. Những năm qua, Tỉnh ủy Ninh Bình đã tích cực thực hiện chủ trương này với tinh thần "Chí đã quyết, lòng đã đồng", huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực vào công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Trong các năm tới, Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình quyết tâm xây dựng thành công nông thôn mới để giải quyết đồng bộ các vấn đề: nông nghiệp, nông dân và nông thôn, coi đây là giải pháp then chốt để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, khai thác hiệu quả tiềm năng tài nguyên, sức lao động, bảo đảm an sinh xã hội, cũng là yếu tố bền gốc, yên dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Với sự hỗ trợ của Trung ương, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền trong tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của chính người dân, trong 5 năm qua công tác giảm nghèo đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào ổn định chính trị - trật tự xã hội, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể khẳng định các Chính sách, Dự án thuộc Chương trình giảm nghèo được triển khai lồng ghép với các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đã cải thiện khả năng tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản, nhận thức, năng lực, trách nhiệm về giảm nghèo được nâng cao, tạo được phong trào giảm nghèo sôi động trên địa bàn toàn tỉnh, có những bước đột phá quan trọng nhất là mục tiêu giảm nghèo đã đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Đặc biệt là phong trào cán bộ, đảng viên và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp giúp hộ nghèo xoá nhà tranh tre dột nát, giống, gia súc .... Nhờ làm tốt công tác xã hội hoá trong công tác giảm nghèo mà nội lực được khai thác, sức dân được huy động tối đa cho việc xây dựng các

42

công trình phục vụ dân sinh, các công trình cơ sở hạ tầng hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, đời sống văn hoá xã hội của nhân dân ngày càng được nâng cao, số người nghèo được thụ hưởng các thành quả kinh tế xã hội ngày càng nhiều, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, đã giúp người nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, hưởng thụ tốt hơn các dịch vụ công cộng và các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội. Người dân ngày càng tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh và tái nghèo còn cao, chênh lệch thu nhập giữa các hộ, nhóm hộ, các vùng, các dân tộc trong tỉnh vẫn còn lớn. Vẫn còn hộ gia đình thiếu đất canh tấc nông nghiệp, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất. Tình trạng lao động chưa qua đào tạo, thiếu kiến thức làm ăn vẫn còn, tình trạng nhà ở tạm bợ trong các hộ nghèo vẫn còn khá phổ biến. Hạ tầng cơ sở nông thôn còn thấp kém, thiếu tính bền vững, đặt biệt là về giao thông và nước sạch. Trong nhân dân thậm chí trong cán bộ cơ sở vẫn còn một số bộ phận có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, cấp trên.

Trên cơ sở nhận thức trên, công tác xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn tới cần được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên và tập trung, thống nhất của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong việc tham gia chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là trong việc vận động, huy động đóng góp của cộng đồng hỗ trợ người nghèo về mọi mặt, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước ta, thực hiện mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

43

T I LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2007), Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 15-10-2007 về tăng cường lãnh đạo công tác giảm nghèo đến năm 2010.

2. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Ninh Bình, Thông báo số 921-TB/TU về việc hỗ trợ

xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ chính sách có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

3. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội.

4. Địa chí Ninh Bình, Nxb Chính trị Quốc gia (2008), lưu trữ tại phòng lịch sử,

Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình.

5. Đinh Văn Hùng (2010), “Xóa đói, giảm nghèo ở Ninh Bình: khi “chí đã quyết, lòng đã đồng”, Tạp chí Lịch sử Đảng số ra ngày 14/6/2010.

6. Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình (2007), Nghị quyết số36/2007/NQ- HĐND V/v về phê duyệt công tác giảm nghèo đến năm 2010.

7. Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình (2008), Đề án số 02/ĐA – HĐND về việc

xây mới, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh.

8. Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình (2008), ra Quyết định số 2290/2008/QĐ-

UBND V/v sửa đổi, bổ sung việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn trích từ ngân sách tỉnh cho vay xoá đói giảm nghèo.

9. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình, Báo cáo giám sát

công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006- 2010.

10.Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình, Báo cáo tổng kết công

tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 – 2005.

11.Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 20/2007/QĐ – TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 phê duyệt trương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn (2006 – 2010).

44

12.Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 167/2008/QĐ – TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 phê duyệt chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo và chính sách an sinh xã hội.

13.Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình (2008), Nghị quyết số 08/2008/NQ-HĐND V/v về phê duyệt hỗ trợ xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008 – 2009. Lưu

trữ văn phòng Tỉnh ủy Ninh Bình.

14.Tiến tới kỷ niệm 20 tái lập tỉnh Ninh Bình (1992 – 2012), 5 năm thành lập thành phố Ninh Bình (2007 – 2012), Tạp chí Lịch sử Đảng số ra ngày 1/3/2012.

15.Tỉnh ủy Ninh Bình (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo từ 2006 2010 (Trang 41 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)