Quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo từ 2006 2010 (Trang 30)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.1. Quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung

Trong những năm 2006 - 2010, thực hiện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng X (2006), Đại hội Đảng XI (2010), cùng với các Chương trình, Nghị quyết, Đề án về công tác xóa đói giảm nghèo. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã có nhiều chủ trương, biện pháp khuyến khích phát triển kinh tế, hỗ trợ cho vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.

Thứ nhất, Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, học sinh, sinh viên nghèo

26

Triển khai thực hiện tốt Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh - sinh viên. Tổng doanh số cho vay hộ nghèo năm 2010 là 8.379 hộ với tổng số tiền cho vay 115.890 triệu đồng và 7.631 học sinh - sinh viên nghèo với số tiền 77 triệu đồng.

Các nguồn vốn vay đều được sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, cùng với các nguồn vốn khác trên địa bàn góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu giảm nghèo của tỉnh, giúp hàng nghìn hộ thoát nghèo.

Thứ hai, Hỗ trợ về giáo dục - đào tạo

Sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo luôn được Đảng ủy và Chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, việc triển khai thực hiện các chính sách miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách được đảm bảo, qua đó giúp học sinh nghèo có điều kiện được đến trường. Từ năm 2006 đến 2010 trên địa bàn toàn tỉnh đã thực hiện miễn giảm học phí cho: 62.970 lượt học sinh thuộc hộ nghèo với tổng số tiền miễn giảm là 9.787,875 triệu đồng; miễn giảm cho 32.092 lượt học sinh thuộc hộ cận nghèo với tổng số tiền miễn giảm là 2.998,001 triệu đồng. Ngoài ra các đơn vị, tổ chức, hội đoàn thể còn tổ chức các đợt tặng học bổng, hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập, tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi [9, tr3].

Thứ ba, Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo

Chính sách tín dụng cho hộ nghèo: Thực hiện cơ chế cho vay uỷ thác qua các tổ chức đoàn thể, từ năm 2006 - 2010, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân cho vay được 150.103 lượt hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn với số tiền 1.614 tỷ đồng; Tổng dư nợ hiện nay đạt 73.103 hộ tương đương với 965 tỷ đồng, đáp ứng ngày càng đầy đủ nguồn vốn phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo động lực giúp hộ nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo.

27

Chính sách hỗ trợ sản xuất: Hàng năm tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, hạch toán kinh tế hộ gia đình, triển khai các mô hình khuyến nông - lâm - ngư đến hàng nghìn hộ dân, trong đó có hộ nghèo, hộ cận nghèo; xây dựng các chuyên mục khuyến nông, các mô hình giảm nghèo hay trên Báo Ninh Bình, Đài phát thanh & Truyền hình tỉnh giúp các hộ gia đình tiếp cận, học hỏi và vận dụng và thực tế sản xuất kinh tế, tăng thu nhập. Hội Nông dân Ninh Bình trong 2 năm 2008 - 2009 đã xây dựng 607 mô hình phát triển kinh tế tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất tiểu, thủ công nghiệp. Nhiều mô hình đạt hiệu quả cao được bà con nông dân nhân rộng như: mô hình trồng khoai lang Nhật Bản ở xã Văn Phương, Văn Phú (Nho Quan); nuôi dê sinh sản tại xã Kỳ Phú; trồng lúa chất lượng cao tại xã Quảng Lạc; trồng lúa cao sản và nuôi ếch thương phẩm ở xã Thượng Hòa; trồng nấm tại Quảng Lạc... Hội đã tổ chức 5.275 lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho 434.000 nông dân, 341 lớp dạy nghề cho 23.600 hộ nông dân nghèo, Tích cực vận động các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia hỗ trợ, tài trợ giúp đỡ cho hộ nghèo, hộ chính sách có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Chính sách dạy nghề cho người nghèo: Được sự quan tâm của tỉnh, công tác đào tạo nghề được triển khai thuận lợi đã tạo điều kiện cho người lao động tham gia học nghề, số lượng năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt thực hiện Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho các hộ gia đình đóng góp quan trọng vào công tác giảm nghèo bền vững. Từ năm 2006 - 2010 các cơ sở dạy nghề trên địa bàn toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 151.530 người trong đó đào tạo cho 7.620 lao động nghèo, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh từ 26% năm 2006 lên 36% vào cuối năm 2010 qua đây tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động đặc biệt là lao động nghèo.

Chính sách tạo việc làm cho người nghèo: Thông qua các chương trình dự án đã giải quyết việc làm mới cho 150.594 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 6.582 người. Giải quyết cho 2.753 hộ vay vốn giải quyết việc làm với tổng

28

số tiền 61.344 triệu đồng, trong đó cho vay đi xuất khẩu lao động 411 hộ với tổng số tiền 11.303 triệu đồng, các chính sách tạo việc làm đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Về xây dựng kết cấu hạ tầng, Ninh Bình đã huy động mọi nguồn lực, lồng ghép khéo léo với các chương trình của Trung ương để xây dựng khá hoàn chỉnh hệ thống giao thông, các công trình thủy lợi, kênh mương, trạm biến áp, hệ thống chợ nông thôn, trạm y tế, trường mầm non, nước sạch, nhà văn hóa thôn, bản... với 127 công trình. Đây là điều kiện rất quan trọng để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, nhất là ở các vùng khó khăn [9, tr.4-5].

Thứ tư, Hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội

Thực hiện các chính sách an sinh xã hội, tỉnh đã quan tâm chỉ đạo thực hiện các chính sách trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, đặc biệt là các đối tượng người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Từ năm 2006 đến nay đã thực hiện trợ giúp đột xuất thiên tai, hoả hoạn, trợ cấp cứu đói giáp hạt cho 293.319 lượt người. Thực hiện hỗ trợ tiền điện cho 76.737 hộ nghèo và hỗ trợ trực tiếp cho 28.392 người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo quyết định 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ với tổng kinh phí 2.304 triệu đồng. Đặc biệt là thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67; NĐ13/2010/NĐ-CP số người được hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng từ 3.650 đối tượng (năm 2006) tăng lên đến năm 2010 là 39.117 đối tượng; Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ban hành quyết định nâng mức chuẩn để hỗ trợ cho đối tượng Bảo hiểm xã hội đang sinh sống tại Trung tâm Bảo hiểm xã hội từ 500.000 đ/tháng lên 750.000 đ/tháng.

Các hoạt động trợ giúp, thăm và tặng quà hàng năm cho đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người tàn tật, người nghèo nhân dịp tết nguyên đán, ngày Quốc tế Người cao tuổi, Ngày người khuyết tật Việt Nam và Ngày vì người nghèo được quan tâm tổ chức thực hiện. Ngoài ra, các hoạt động kêu gọi và tổ chức tiếp nhận hàng tài trợ của các tổ chức cá nhân hảo tâm trong và ngoài tỉnh cho hộ nghèo tiếp tục được các ban, ngành, đoàn thể và

29

địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện, với trị giá hàng chục tỷ đồng/năm, góp phần giải quyết căn bản tình trạng nghèo tuyệt đối trong đối tượng yếu thế [9, tr.6].

Thứ năm, Hỗ trợ về nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ nghèo

Thực hiện Đề án 02 về việc xây mới, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh và Đề án số 06 của Hội đồng nhân dân tỉnh đến năm 2010 toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được 2.717 nhà ở cho hộ nghèo, hộ chính sách với tổng số tiền được hỗ trợ: 62 tỷ đồng. Đến nay Tổng số hộ được hỗ trợ theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 67/2010/QĐ-TTg và được các tổ chức cá nhân hỗ trợ, tài trợ xây dựng nhà ở là: 3.216 hộ với tổng kinh phí thực hiện: 86,58 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương: 16,5 tỷ đồng, Ngân sách địa phương: 15,6 tỷ đồng, các quỹ của tỉnh 18,6 tỷ đồng; ngân sách, các quỹ cấp huyện 11,2 tỷ đồng, Vốn huy động từ các nguồn lực khác: 24.580 triệu đồng.

Tổng số hộ nghèo được hưởng lợi từ chương trình nước sạch: 26.699 hộ với tổng kinh phí 196.390 triệu đồng.

Thứ sáu, Trợ giúp pháp lý cho người nghèo

Hàng năm Sở Tư pháp triển khai thực hiện công tác trợ giúp pháp lý cho hàng nghìn lượt đối tượng trong đó có đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ tính riêng trong 3 năm (2008 – 2010) đã tổ chức được 24 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức trợ giúp pháp lý cho 2.775 người nghèo với kinh phí thực hiện 252.250.000 đồng; Tư vấn pháp luật cho 762 lượt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số với kinh phí 4.800.000 đồng; Tổ chức 1.056 buổi sinh hoạt trợ giúp pháp lý với 31.680 lượt người tham gia, kinh phí thực hiện: 251.200.000 đồng.

Thứ bảy, Hoạt động nâng cao năng lực giảm nghèo

Tổ chức tập huấn cho 12.219 lượt cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp tỉnh, huyện, xã, trưởng thôn bản, cán bộ đoàn thể thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố. Nội dung tập trung vào các lĩnh vực giới thiệu các chính sách, dự án giảm

30

nghèo, quy trình xác định hộ nghèo, cận nghèo hàng năm. Thông qua tập huấn giúp các đại biểu nắm chắc được quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, các cơ chế chính sách, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo, nghiệp vụ tổ chức khảo sát đánh giá, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo để tổ chức triển khai có hiệu quả tại địa bàn [9, tr.7].

2.2.2. Quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo đối với các xã nghèo, cụm xã nghèo trọng điểm.

Bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các xã nghèo, huyện nghèo, vùng đặc biệt khó khăn. Để tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác giảm nghèo, đặc biệt chú trọng tới công tác giảm nghèo tại các xã nghèo, cụm xã nghèo trọng điểm trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo đặc biệt là công tác giảm nghèo tại 23 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Đề án số 15.

a, Chính sách hỗ trợ của tỉnh

- Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất: Thực hiện Nghị quyết số 03 của

Tỉnh ủy về đẩy mạnh sản xuất vụ đông, từ năm 2006 đến năm 2010 Ngân sách tỉnh đã hỗ trợ 192,7 tỷ đồng cho sản xuất vụ đông trên địa bàn toàn tỉnh trong đó 133,2 tỷ đồng để hỗ trợ giống cây trồng vụ đông, phân bón, thủy lợi nội đồng và 59,5 tỷ đồng để xây dựng hệ thống thủy lợi đầu mối, trạm bơm, kênh tưới tiêu cho vụ đông. Riêng 23 xã thuộc Đề án 32 hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh cấp hỗ trợ từ ngân sách tỉnh 5 tỷ đồng để chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi.

- Chính sách dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động được quan tâm:

Từ năm 2007 đến năm 2010 đã mở 132 lớp dạy nghề cho 5.022 người nghèo tại 23 xã với kinh phí hỗ trợ 4,718 tỷ đồng; thực hiện tư vấn dạy nghề, dạy tiếng cho 450 người lao động của 23 xã, trong đó 279 người đã đi xuất khẩu lao động.

- Chính sách tín dụng đối với hộ nghèo được tăng cường: Trong vòng 2

31

15 là 181 tỷ đồng, các nguồn vốn cho hộ nghèo vay đặc biệt là vay phát triển sản xuất đã phát huy hiệu quả cao góp phần quan trọng tạo tiền đề giúp người nghèo vương lên thoát nghèo [8, tr.10].

- Chính sách hỗ trợ về nhà ở: Thực hiện Đề án 02 và số 06 của Hội đồng

nhân dân tỉnh đến năm 2010 toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được 2.717 nhà ở cho hộ nghèo, hộ chính sách với tổng số tiền được hỗ trợ: 62 tỷ đồng. Đối với 23 xã theo đề án 15 có 671 hộ nghèo, hộ chính sách được hỗ trợ về nhà ở theo Đề án 02, 06 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh góp phần hộ nghèo có nơi ở ổn định, cải thiện cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất vươn lên thoát nghèo.

Các chính sách về bảo trợ xã hội, bảo hiểm y tế, giáo dục đào tạo được thực hiện đảm bảo đúng, đủ, kịp thời.

b, Kết quả đạt được

Từ chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân cùng với sự chỉ đạo tập trung, trọng điểm, quyết liệt của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh mà kết quả giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và tại 23 xã nghèo trọng điểm theo Đề án 15 nói riêng đã đạt được những kết quả đáng kể: Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm nhanh xuống còn 6,87% năm 2009; tỷ lệ hộ nghèo ở 23 xã nghèo trọng điểm giảm từ 21,51% năm 2007 xuống còn 10,67% năm 2009. Đến nay đã có 15 xã nghèo thoát khỏi danh sách xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, 8 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tiếp tục được quan tâm thực hiện các chính sách để giảm nghèo nhanh, bền vững [9, tr.11-12].

Tiểu kết chương 2

Như vậy, Trong 5 năm (2006 - 2010) thực hiện Nghị quyết Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X, các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX và Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ; trên cơ sở nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí của mình trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Ninh Bình đã

32

không ngừng vươn lên khắc phục những khó khăn trong giai đoạn trước, kế thừa những kết quả đã đạt được, phát huy mạnh mẽ nguồn nội lực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kết cầu cơ sở hạ tầng, kĩ thuật ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên, số hộ nghèo trong những năm 2006 – 2010 đã giảm vượt mục tiêu mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra tại Nghị quyết 10-NQ/TU (đến năm 2010 toàn tỉnh phấn đấu giảm hộ nghèo xuống còn 8 – 9%). Điều đó chứng tỏ những chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình là đúng đắn, phù hợp, đi vào lòng dân, được nhân dân ủng hộ giành được nhiều kết quả to lớn.

Chương 3

NH N X T V B I HỌC KINH NGHIỆM 3.1. MỘT SỐ KẾT QUẢ V HẠN CHẾ

3.1.1. Những kết quả đạt được

Cùng với hệ thống chính sách chương trình giảm nghèo của chính phủ, sự nỗ lực quyết tâm cao của các Đảng bộ, chính quyền và toàn xã hội, mục tiêu giảm nghèo của Ninh Bình đến năm 2010 đã thu được những kết quả đáng ghi nhận cụ thể:

Đã có 2717 hộ nghèo đã hỗ trợ nhà ở, hoàn thành vượt tiến độ mục tiêu đề ra.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp được chuyển đổi, đổi tạo giá trị cao trên cùng một đơn vị sản xuất, giúp tạo thu nhập cho người dân nói chung, người nghèo nói riêng.

33

Phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, du lịch dịch vụ, phát huy thể mạnh của địa phương đã góp phần tạo thu nhập cho người dân.

Giải quyết việc làm bình quân mỗi năm: 17.500 lao động (mục tiêu trên 16.000 lao động); xuất khẩu lao động bình quân hàng năm là 1.700 lao động (mục tiêu trên 2000 lao động); tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đến năm 2010: 28% (mục tiêu 25%).

Tỷ lệ cường hóa giao thông huyện, xã, phường, thị trấn đến cuối nhiệm

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo từ 2006 2010 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)