ThS Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu luận văn trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân, hoạt động của khai thác khoáng sản (Trang 32 - 36)

- Phí bảo vệ môi trường

9ThS Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư xây dựng công trình, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiến hành khai thác khoáng sản ở khu vực dự án đó không phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.

Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thuộc đối tượng phải lập dự án cải tạo môi trường tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật lập dự án cải tạo phục hồi môi trường trình cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt.

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường phải có cấu trúc và nội dung theo quy định, bao gồm các nội dung chính sau:

- Khái quát chung về dự án: Thông tin chung; Cơ sở để lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường; vị trí địa lý; mục tiêu của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường.

- Đặc điểm công tác khai thác khoáng sản: Khái quát chung về khu vực khai thác khoáng sản; phương pháp khai thác; hiện trạng môi trường; tác động đến môi trường.

- Phương án cải tạo, phục hồi môi trường: Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường; nội dung cải tạo, phục hồi môi trường.

- Tổ chức quản lý và giám sát môi trường: Chương trình quản lý; chương trình giám sát môi trường.

- Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường: Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường; tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ; đơn vị nhận ký quỹ.

- Cam kết thực hiện và kết luận: Cam kết của tổ chức, cá nhân; kết luận.

Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khai thác khoáng sản mới; dự án đầu tư nâng công suất hoặc mở rộng diện tích, độ sâu khai thác khoáng sản lập dự án cải tạo, phục hồi môi trường và nộp Dự án cải tạo, phục hồi môi trường kèm theo hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt/xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường. Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt/ xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường phải bổ sung thêm nội dung đề nghị thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường.

Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản đã có Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường/Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường/Đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt/xác nhận nhưng chưa có Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chưa thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường phải lập hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường. Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được lập theo mẫu quy định và 07 (bảy) thuyết minh Dự án cải tạo, phục hồi môi trường kèm theo các bản vẽ liên quan (nếu có).

Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản nhưng chưa có Đề án bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt/xác nhận và chưa thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường không phải lập hồ sơ riêng, chỉ nộp Dự án cải tạo, phục hồi môi trường kèm theo hồ sơ đề nghị phê duyệt/xác nhận Đề án bảo vệ môi trường. Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt/xác nhận Đề án bảo vệ môi trường phải bổ sung thêm nội dung đề nghị thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường.

2.1.7 Trách nhiệm ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhânhoạt động khai thác khoáng sản hoạt động khai thác khoáng sản

Khai thác khoáng sản là một trong những hoạt động kinh tế góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng GDP. Tuy nhiên hoạt động này cũng gây nhiều tác động tới môi trường. Các tác động chính có thể kể tới đó là: Chấn động do nổ mìn, bụi, tiếng ồn tại hầu hết các công đoạn sản xuất, ảnh hưởng tới môi trường nước, đất… Do vậy, bên cạnh các loại thuế, phí về môi trường, Điều 114 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy đinh: Các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên phải thực hiện việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.

Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là việc các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản ký gửi một khoản tiền nhất định, theo một thời hạn nhất định, vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ môi trường địa phương (sau đây gọi chung là Quỹ bảo vệ môi trường) nhằm mục đích bảo đảm tài chính cho việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.

Ký quỹ phục hồi môi trường là một công cụ kinh tế cần thiết trong quản lý quản lý tài nguyên môi trường, đóng vai trò tác động trực tiếp đến việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường ngay sau khi thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân.

Trước đây, việc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường được thực hiện theo thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22/10/1999 của Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Hiện nay cơ chế ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường được quy định tại Quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản và Nghị định số 160/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản. Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 134/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.

Theo quy định, các tổ chức, cá nhân khi hoạt động khai thác khoáng sản phải lập dự án cải tạo, phục môi trường sau khai thác (trong đó số tiền ký quỹ đã được cụ thể hóa và dự toán chi tiết theo phương án phục môi trường) và tiến hành ký quỹ tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hay Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương nơi có mỏ khai thác (thay vì thông qua ngân hàng như trước đây); mức tiền ký quỹ phụ thuộc vào quy mô khai thác, tác động xấu đối với môi trường, chi phí cần thiết để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác, đồng thời số tiền ký quỹ sẽ được tính lãi suất như đối với số tiền ký quỹ gửi không kỳ hạn. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trả lại hoặc bị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản, nếu khoảng tiền ký quỹ đã ký quỹ lớn hơn số tiền thực tế dùng cho cải tạo, phục hồi môi trường thì khoản chênh lệch này sẽ được trả lại cho các tổ chức, cá nhân đã ký quỹ, việc hoàn trả chỉ được thực hiện sau khi có xác nhận đã hoàn thành việc cải tạo, phục hồi môi trường; nếu khoản tiền đã ký quỹ nhỏ hơn số tiền thực tế dùng cho cải tạo, phục hồi môi trường, thì tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp bổ sung khoản chênh lệch cho đủ vào Quỹ Bảo vệ môi trường nơi đã ký. Trong thời hạn 5 năm kể từ hoàn thành việc cải tạo, phục hồi môi trường, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải tiếp tục chịu trách nhiệm về trách nhiệm của dự án cải tạo, phục hồi môi trường; trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường tại nơi đã tiến hành cải tạo phục hồi môi trường, tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm đầu tư khắc phục sự cố. Tổ chức, cá nhân không thực hiện việc ký quỹ phải bị đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng; bị xử phạt vi phạm hành chính và chịu trách nhiệm khắc phục các hậu quả gây ra đối với môi trường theo quy định của pháp luật.

2.2 Trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi phạm phápluật về bảo vệ môi trường hoạt động khai thác khoáng sản trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường hoạt động khai thác khoáng sản trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân có những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoạt động khai thác khoáng sản được hiểu là chế tài mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoạt động khai khai thác khoáng sản. Hay nói cách khác, việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường hoạt động khai thác khoáng sản chính là những biện pháp bảo đảm tính cưỡng chế của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật môi trường hoạt động khai thác khoáng sản.

Vi phạm pháp luật môi trường hoạt động khai thác khoáng sản là các hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản gây ra, xâm

phạm các quan hệ xã hội được pháp luật môi trường bảo vệ và thường gây hậu ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoạt động khai thác khoáng sản phải xác định cấu thành vi phạm pháp luật, bao gồm: mặt khách quan, chủ quan, chủ thể và khách thể. Những yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật này sẽ được làm rõ khi nghiên cứu trách nhiệm pháp lý cụ thể. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, đối với mỗi loại vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoạt động khai thác khoáng sản có loại trách nhiệm pháp lý tương ứng, đó là:

2.2.1 Trách nhiệm hành chính

Cơ sở pháp lý của xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường hoạt động khai thác khoáng sản là pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 quy đinh về xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, Nghị định số 77/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2005/NĐ-CP và Nghị định số 117/2009/NĐ- CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đây là những văn bản pháp luật quan trọng quy định những vấn đề có tính chất chung nhất trong xử lý vi phạm hành chính, cũng như những vấn đề có liên quan đến nguyên tắc, hình thức, biện pháp, thủ tục thẩm quyền…về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường nói chung, và lĩnh vực khoáng sản nói riêng.

Về nguyên tắc trách nhiệm pháp lý hành chính được áp dụng khi tổ chức, cá nhân vi phạm gây hậu quả lớn xong chưa đến mức xử lý hình sự. Hình thức phạt hành chính chủ yếu là phạt tiền và các hình thức phạt bổ sung khác, tùy theo mức độ môi trường bị xâm phạm mà số tiền và các hình thức xử phạt cũng khác nhau.

Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 quy đinh về xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản quy đinh:

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt sau:

- Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền.

Mức phạt tiền cụ thể đối với hành vi vi phạm quy định về khai thác khoáng sản được quy định tại khoản 3 điều 1 của Nghị định số 77/2007/NĐ-CP.10

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân, hoạt động của khai thác khoáng sản (Trang 32 - 36)