- Rượu vang thanh long
Đề tài: Khảo sát ảnh hưởng của một số chủng nấm men trong sản xuất rượu vang thanh long (Đàm Sao Mai et al.,., 2009). Kết quả nghiên cứu cho thấy, điều kiện cho
sản phẩm rượu thích hợp nhất khi sử dụng phối hợp 50% nấm men Saccharomyces ovitomis, 50% nấm men Saccharomyces vini, độ Brix ban đầu là 23,7. Sản phẩm rượu
vang thanh long thu nhận đạt được hàm lượng ethanol (độ cồn) là 12%, pH là 3,48; độ Brix là 6,27.
- Rượu vang sơ ri
Đề tài: Nghiên cứu lên men rượu sơ ri (Trần Thị Thuỳ Trang, 2003). Sử dụng nguồn nguyên liệu là sơ ri, được thực hiện 15 tuần và cho ra những kết quả như sau: pH thích hợp lên men là 4,3; độ Brix là 22, thời gian kết thúc quá trình lên men là 14 ngày.
- Rượu vang mía
Đề tài: Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang mía (Lý Huỳnh Liên Hương, 2009). Sử dụng nguồn nguyên liệu là nước mía, được thực hiện 6 tháng và cho ra những kết quả như sau: Nguồn nấm men sử dụng là nấm men thị trường với mật số là
106 tế bào/mL, thanh trùng nguyên liêu bằng NaHSO3 140 mg/l trong 30 phút, độ Brix
thích hợp lên men là 22, pH tối ưu là 4, thời gian lên men là 5 ngày ở 30oC.
- Rượu vang bưởi
Đề tài: Nghiên cứu chế biến rượu vang bưởi da xanh (Mai Thị Tươi, 2007). Sử dụng nguồn nguyên liệu là bưởi da xanh, được thực hiện trong 3 tháng và cho ra những kết quả như sau: Tỷ lệ pha loãng thích hợp cho quá trình lên men rượu là 1: 0,5
(1 lít dịch quả thêm vào 0,5 lít nước, độ Brix thích hợp lên men là 22, pH tối ưu là 4,2; thời gian lên men là 8 ngày.
- Rượu vang chuối xiêm
Đề tài: Ứng dụng chế phẩm sinh học cải tiến chất lượng rượu vang chuối xiêm (Trần Ngọc Điệp, 2008). Sử dụng nguồn nguyên liệu là chuối xiêm, thời gian thực hiện là 12 tháng và cho những kết quả như sau: Việc sử dụng chế phẩm pectinase ở nồng độ 0,02% và chitosan ở nồng độ 0,01% cho sản phẩm có độ trong tốt. Tuy nhiên, sử dụng chitosan cho sản phẩm rượu trong hơn so với việc sử dụng pectinase. Thời
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU - Thời gian thực hiện từ: 8/2013 - 12/2013