Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức chính quyền địa phương tỉnh ninh binh năm 2016 (Trang 41 - 45)

- Trình độ năng lực quản lí của đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều bất

3.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

phương tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

+ Tiến hành cái cách chính quyền địa phương, cải cách chính quyền địa phương phải lấy dân chủ làm nền tảng để chính quyền địa phương được thành lập, tồn tại và hoạt động; phải thực sự do nhân dân địa phương quyết định; cán bộ, công chức thực sự là công bộc của nhân dân chứ không phải là những người cai trị nhân dân. Đó là một cơ sở nền tảng để có được một chính quyền tốt, hoạt động hữu dụng, giảm tối đa các khuyết tật, tiêu cực.

+ Cải cách chính quyền địa phương phải lấy dân chủ làm nền tảng để chính quyền địa phương được thành lập, tồn tại và hoạt động; phải thực sự do

nhân dân địa phương quyết định; cán bộ, công chức thực sự là công bộc của nhân dân chứ không phải là những người cai trị nhân dân. Đó là một cơ sở nền tảng để có được một chính quyền tốt, hoạt động hữu dụng, giảm tối đa các khuyết tật, tiêu cực.

+ Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương nhằm phục vụ trực tiếp nhân dân tốt hơn.

+ Việc cải cách chính quyền địa phương phải đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng. Đây là yêu cầu tối quan trọng, quyết định cho sự tiến bộ trong xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh.

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền địa phương

+ Đổi mới phương thức làm việc của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Đẩy mạnh kiện toàn cơ quan Thường trực Hội đồng nhân dân và các ban Hội đồng nhân dân để đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng hoạt động, bố chí trưởng ban, phó trưởng ban hoạt động chuyên trách.

+ Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng mở rộng, đa dạng hoá các hình thức tập hợp quần chúng nhân dân, đáp ứng yêu cầu và chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng và hợp pháp của nhân dân. Phát huy vai trò tham gia xây dựng chính quyền, giám sát các hoạt động của chính quyền, nhất là đối với các phường không tổ chức HĐND; nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.

+ Xây dựng và hoàn thiện động bộ hệ tiêu chí các tiêu chuẩn định lượng và định tính làm thước đo đánh giá năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức và hiệu quả hoạt động công vụ. Hiện tại, việc áp dụng các tiêu chí trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước mới chỉ dừng lại trong xác định các tiêu chuẩn về chức danh, vị rí hoặc ở một

số hoạt động đơn lẻ mà chưa xây dựng thành một hệ thống các định mức, tiêu chuẩn thống nhất.

+ Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hiện đại cho hoạt động của chính quyền địa phương, nhất là đảm bảo các điều kiện làm việc cho bộ phận “một cửa” theo chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ giai đoạn 2011-2020, nhằm đáp ứng với tình hình nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm làm chủ của công dân ở địa phương. Cần tập trung nâng cao nhận thức một cách toàn diện cho người dân, trong đó đặc biệt quan tâm đến giáo dục ý nghĩa, vai trò, vị trí của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Đổi mới các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thông qua sinh hoạt thôn, tổ dân phố để mọi người dân hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ của mình trong mối quan hệ với cán bộ,

KẾT LUẬN

Chính quyền địa phương nói chung và chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình nói riêng có vị trí và vai trò quan trọng trong bộ máy chính quyền nhà nước, nhằm bảo đảm, bảo vệ và phục quyền và lợi ích của công dân, nhân dân là đối tượng cơ bản để chính quyền phục vụ. Tuy nhiên thực tiễn trong thời gian qua đã cho thấy, mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thực sự phát huy được vai trò trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương và chưa thực sự là nhân tố quyết định trong việc phát huy tối đa tiềm lực phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Chính vì vậy từ việc xác định chức năng, nhiệm vụ, chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình cần phát huy cái đã đạt được, sửa đổi, xóa bỏ cái lạc hậu, không phù hợp sẽ xây dựng một chính quyền địa phương vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu qua tăng cao vừa đảm bảo lợi ích cho nhân dân được tăng cường, xã hội ổn định, trật tự hơn, thúc đẩy đất nước sớm hoàn thành cải cách hành chính và phát triển ngày một vững mạnh trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức chính quyền địa phương tỉnh ninh binh năm 2016 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w