Các khái niệm về cảm biến:

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp : Động cơ bước (Trang 53 - 54)

- Với bước quay của rotor trong không gian thì : α =

3.3.1Các khái niệm về cảm biến:

Các hệ thống điều khiển tự động trong công nghiệp có vô số các đại lượng vật lí cần đo như: nhiệt độ, áp suất, dịch chuyển, lưu lượng, trọng lượng cần đo. Các đại lượng vật lí này không có tính chất điện, trong khi đó các bô phận điều khiển và các cơ cấu chỉ thị lại làm việc với tín hiệu điện. Ví thế phải có thiết bị để chuyển đổi các đại lượng vật lí không có tính chất điện thành đại lượng điện tương ứng mang đầy đủ các tính chất của đại lượng vật lí cần đo. Thiết bị đó chính là cảm biến.

Cảm biến là thiết bị chịu tác động của các đại lượng vật lí không có tính chất điện M và cho ra một đại lượng vật lí có tính chất điện X như: điện trở, điện áp, nhiệt độ, dòng điện tương ứng với M.

Quan hệ giữa x và m, x = f(m) được gọi là phương trình chuyển đổi của cảm biến, hàm f(m) phụ thuộc vào cấu tạo vật liệu làm cảm biến. Để chế tạo cảm biến, người ta sử dụng các hiệu ứng vật lý.

Cảm biến tích cực:

Cảm biến tích cực hoạt động như một nguồn áp hay một nguồn dòng được biểu diễn bằng một mạng hai cửa có nguồn.

Đại lượng cần đo X Đại lượng cần đo M Cảm biến

Cảm biến thụ động:

Cảm biến thụ động được mô tả như một mạng hai cửa không nguồn, có trở kháng phụ thuộc vào các kích thích.

Trong các hệ thống đo lường và điều khiển, mọi quá trình điều khiển đặc trưng bởi các biến trạng thái. Các biến trạng thái này thường là các đại lượng không điện như: nhiệt độ , áp suất, lưu lượng, tốc độ…..

Để thực hiện quá trình đo lường và điều khiển cần phải thu thập thông tin, đo đạc, theo dõi sự biến thiên của các trạng thái của quá trình thực hiện chức năng trên là các thiết bị cảm biến. Để hiểu rõ về cảm biến ta cần nắm được một số khái niệm và định nghĩa sau :

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp : Động cơ bước (Trang 53 - 54)