- Xây dựng một chính quyền trong sạch, dân chủ
- Phù hợp với yêu cầu, đạc điểm của nền hành chính phát triển
- Nâng cao chất lượng chế độ dân chủ đại diện, mở rộng và có cơ chế từng bước thực hiện dân chủ trực tiếp một cách thiết thực, đúng hướng và hiệu quả,
- Cải tiến phương thức hoạt động của chính quyền địa phương xã gắn với vị trí vai trò, chức năng từng tổ chức.
- Xây dựng cơ cấu cán bộ hợp lý đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính hiện nay.
- Xây dựng tiêu chuẩn cụ thể đối với từng cán loại cán bộ.
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của chínhquyền địa phương ở xã Tá Bạ quyền địa phương ở xã Tá Bạ
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND
- Tăng cường vai trò của Thường trực HĐND giữa hai kỳ họp. HĐND cần nâng cao hơn nữa chất lượng trong xem xét, quyết định các vấn đề của địa phương như quyết định ngân sách, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong cơ cấu chính quyền địa phương, quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế, tài nguyên, môi trường, giáo dục, chính sách xã hội, dân tộc, quốc phòng an ninh…
- Đối với UBND, thông qua vai trò lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của chủ tịch UBND, các phó chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, nhất là thực hiện nhiệm vụ xây dựng, trình HĐND quyết định những nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết này sau khi được thông qua. Nhiệm vụ quản lý nhà nước về các
lĩnh vực trên địa bàn trong phạm vi được phân quyền, phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật và những vấn đề phát sinh từ thực tiễn. Theo luật mới, cần đề cao vai trò cá nhân của Chủ tịch UBND trong thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, của HĐND và UBND, lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước trên địa bàn, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính ở địa phương. Tránh sự đùn đẩy, dựa dẫm vào tập thể, không mạnh dạn quyết đoán, xử lý công việc thuộc thẩm quyền như đã xảy ra ở một số nơi trong những năm qua, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước chưa cao, giải quyết công việc chưa kịp thời, dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian giải quyết công việc.
3.2.2.2. Đổi mới về mặt tổ chức
- Tổ chức chính quyền xã theo hướng tăng cường tính tự quản, tăng sự tham gia của người dân trong quyết định, quản lý chính quyền.
- Đổi mới về cơ cấu tổ chức.
+ Đối với HĐND: tăng cường bộ máy của HĐND theo hướng tăng cường số lượng đại biểu HĐND và chất lượng đại biểu HĐND và tăng cường bộ máy giúp việc của HĐND xã.
+ Đối với UBND: tăng cường số cán bộ UBND trên cơ sở dân số, tránh tình trạng cào bằng số lượng cán bộ, địa phương nào tự cân đối ngân sách và có yêu cầu thì có thể tuyển dụng thêm cán bộ. Tăng tiền lương cho cán bộ cơ sở để đảm bảo cuộc sống họ sẽ yên tâm công tác. Nâng cao trình độ cán bộ UBND, nhất là Chủ tịch UBND và Phó Chủ tịch UBND. Trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, dần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ với bằng cấp thấp nhất là cao đẳng, đa số có bằng đai học. - Đổi mới công tác cán bộ đối với chính quyền xã + Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng
cán bộ
+ Đổi mới chế độ tuyển chọn, sử dụng cán bộ + Đổi mới chính sách đối với cán bộ
+ Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quản lý cán bộ
3.2.2 .3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương ở xã
Kiểm tra, thanh tra hoạt đông của chính địa phương ở xã phải được tiến hành thường xuyên, kết hợp kiểm tra, thanh tra của cấp trên với kiểm tra, thanh tra tại chỗ của nhân dân, không chờ có vụ việc xảy ra mới tiến hành kiểm tra, thanh tra.
Trong tình hình thực tế hiện nay cho thấy phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền địa phương ở xã. Những yếu kém khuyết điểm, những khiếu kiện của nhân dân của chính quyền địa phương ở xã nếu như kiểm soát ngay từ khi mới phát sinh ở cở sở sẽ giúp cho công tác giải quyết đỡ phức tạp, khó khăn, kịp thời ngăn chặn để không dẫn tới tình trạng tích đọng
Lâu ngày bùng phát thành những điểm nóng khiếu kiện tập thể.
3.2.2.5. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở xã
Vai trò của nhân dân không chỉ dừng lại ở việc bàn và quyết định mà còn là lực lượng to lớn làm cho những quyết định đúng đắn của mình, của tổ chức. Nhân dân đã từng bước bỏ dần thói quen ỷ lại vào nhà nước và các tổ chức đoàn thể, đã chủ động hơn, tích cực hơn trong quá trình thực hiện cơ chế dân chủ.
Hoạt động giám sát, kiển tra của nhân dân dưới hai hình thức là trực và gián tiếp trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ là kết quả tất yếu của quá trình bàn bạc, quyết định góp ý kiến của nhân dân trong xã. Nhân dân đã thực
hiện quyền giám sát, kiểm tra, báo cáo kiểm tra của Chủ tich HĐND, Chủ tịch UBND và các trưởng xóm, báo cáo kiểm tra của các đại biểu, đại biểu HĐND xã, báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND và Nghị quyết của UBND xã, báo cáo giải trình kiến nghị của nhân dân, các công trình cơ sở do nhân dân quyết định và đóng góp. Trong những việc mà nhân dân kiểm tra, giám sát thì việc giám sát việc thực hiện các chính sách ưu đãi, chăm sóc và giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ được chú ý nhiều nhất.
3.2.2.6. Xây dựng cơ sở vật chất của chính quyền địa phương ở xã 3.2.2.7. Đổi mới công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã.
Cán bộ là khâu then chốt, khâu trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của bộ máy chính quyền, quyết định đến sự thành công hay thất bại của cách mạng. Lê nin đã khẳng định: “nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh hiên nay là then chốt, nếu không thế tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sễ chỉ là mớ giấy lộn”
Các quyết định trong quá trình quản lý nhà nước đều liên quan đến nhân tố con người, vì vậy hiệu lực quản lý nhà nước trước hết phụ thuộc vào trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức.
Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Chúng ta đang đứng trước một thực tế khó khăn đó là sự hẫng hụt về năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức. Sự thiếu hụt cơ bản của đội ngũ cán bộ, công chức xã là trình độ học vấn, trình độ quản lý hành chính nhà nước, pháp luật, ngoại ngữ, tin học… Trong khi thực hiện nhiệm vụ cán bộ, công chức xã vân chưa quen với cách điều hành công việc theo pháp luật, vẫn chủ yếu làm theo thói quen cũ hoặc cảm tính.
KẾT LUẬN
Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương xã là quá trình liên tục thích ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội và phải được thực hiện trên cơ sở những căn cứ pháp lý vững chắc. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở xã về nguyên tắc phải xuất phát từ yêu cầu chung của cải cách bộ máy nhà nước, đồng thời phải tính đến những nét đặc trưng riêng tạo ra một cơ chế thích hợp cho hoạt động quản lý các quá trình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Nghị quyết 13 Đại hội đảng bộ tỉnh khẳng định một trong những nhiệm vụ chủ yếu phát triển tỉnh là phải “nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và năng lực điều hành của hệ thống chính quyền địa phương ở xã”; “tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chính quyền địa phương ở xã” là một trong các khâu đột phá.
Thu hút được nhân dân tham gia quản lý nhà nước, nhất là kiểm kê, kiểm soát công việc của nhà nước. Trong điều kiện hiện nay việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát do các cơ quan nhà nước thực hiện theo thẩm quyền là cần thiết, nhưng cần phối hợp chặt chễ giữa thanh tra, kiểm tra, giám sát của nhân dân.