J 1.6 Vài nét về chính sách Bảo hiểm ytế ở Việt Nam
3.2.1. Mô hình tổ chức của Bảo hiểm ytế ở Việt Nam
cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu và tài khoản riêng. Bảo hiểm y tế Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn Bảo hiểm y tế các địa phương, ngành về chuyên môn nghiệp vụ. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Lãnh đạo ngành chủ quản chịu trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự, kiểm tra việc chấp hành chế độ Nhà nước trong công tác tài chính mà trực tiếp là các sở Y tế và sở Tài chính của địa phương, ngành.
Nhận x é t: Cơ cấu tổ chức và quản lý như trên nảy sinh một số tồn tại cơ bản của hệ thống là:
- Quyền lợi của ngưòi tham gia bảo hiểm y tế chưa được bảo đảm thống nhất trong cả nước. Một số tỉnh, thành phố tự ý đặt ra những qui định riêng trong việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
- Một số địa phương có số thu Bảo hiểm y tế ít phải hạn chế chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong khi một số địa phương có số thu nhiều, quỹ bảo hiểm y tế còn kết dư nhiều nhưng không thể điều tiết được từ noi thừa sang nơi thiếu.
- Cơ quan Trung ương là Bảo hiểm y tế Việt Nam khó thực hiện chức năng giám sát, điều tiết hoạt động Bảo hiểm y tế trên phạm vi toàn quốc.
Giai đoạn 2 - từ29/9/1998 đến 3111212002:
Ngày 13/08/1998 Chính phủ đã ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế mới kèm theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP để thay thế Điều lệ Bảo hỉêm y tế theo Nghị định số 299/HĐBT. Theo đó, hệ thống Bảo hiểm y tế Việt Nam được tổ chức và quản lý theo mô hình mới. Những thay đổi cơ bản về tổ chức và quản lý trong giai đoạn này là:
- Bảo hiểm y tế Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, nghành.
- Quỹ Bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống Bảo hiểm y tế Việt Nam, hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước và được Nhà nước bảo hộ.
về tổ chức, hệ thống Bảo hiểm y tế ở Việt Nam được thống nhất quản lý từ Trung ương đến địa phương với 01 cơ quan Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, 61 cơ quan BHYT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 04 cơ quan Bảo hiểm y tế ngành (Giao thông, Than, Dầu khí, Cao su) thuộc Bảo hiểm y tế Việt Nam.
Về tài chính, quỹ Bảo hiểm y tế được quản lý tập trung thống nhất tại Bảo hiểm y tế Việt Nam. Quỹ khám chữa bệnh được Bảo hiểm y tế Việt Nam ủy quyền cho Giám đốc Bảo hiểm y tế các địa phương, ngành quản lý, chi trả theo đúng chế độ và báo cáo Bảo hiểm y tế Việt Nam. Bảo hiểm y tế Việt Nam trực tiếp quản lý nguồn quỹ dự phòng và thực hiện việc điều tiết tổng quỹ khám chữa bệnh toàn ngành khi thấy cần thiết. Việc thẩm định số liệu quyết toán hàng năm của Bảo hiểm y tế các địa phương, ngành do Bảo hiểm y tế Việt Nam thực hiện và báo cáo Hội đồng quản lý, trình Bộ Y tế, Bộ Tài chính phê duyệt tổng quyết toán cho toàn hệ thống.
Nhận xét: Trong giai đoạn này quỹ Bảo hiểm y tế được quản lý tập trung thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động bảo toàn và tăng trưởng quỹ, thực hiện được việc điều tiết trong trường hợp có sự mất cân đối giữa các vùng miền khu vực. Sự thống nhất về tổ chức và quản lý tài chính có thể tạo ra sự bảo đảm an toàn quỹ Bảo hiểm y tế.
Giai đoạn 3- Từ năm 2002 đến nay:
Thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ, hệ thống Bảo hiểm y tế Việt Nam được chuyển từ Bộ Y tế sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý. Như vậy, kể từ ngày 20/01/2002 chính sách Bảo hiểm y tế được thực hiện bởi cơ quan trực thuộc Chính phủ: Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ngày 6 tháng 12 năm 2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2002/NĐ-CP quy định mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Theo đó BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo
hiểm y tế và quản lý các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế theo qui định của pháp luật.
Hình3.3: Sơ đồ mô hình tổ chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quản lí tập trung, thống nhất toàn diện cả về tổ chức, tài chính, chuyên môn nghiệp vụ từ Trung ương đến địa phương, xoá bỏ Bảo hiểm y tế các ngành. Quỹ Bảo hiểm y tế bắt buộc được hình thành và hạch toán độc lập với quỹ Bảo hiểm y tế tự nguyện và các quỹ phúc lợi khác. Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Thủ tướng bổ
nhiệm gồm đại diện các Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Lao động TBXH, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm chủ tịch có nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát và quản lý hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đại diện pháp nhân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là Tổng giám đốc do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, gồm:
- Cơ quan Trung ương: Bảo hiểm xã hội Việt Nam trực thuộc Chính phủ. - Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh ) trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Bảo hiểm xã hội quận,huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh là Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là bảo hiểm xã hội huyện ) trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh. Ngoài ra đang xúc tiến kê hpạch tổ chức mạng lưói đại lý Bảo hiểm xã hội tuyến xã chủ yếu thực hiện chức năng chi trả và thu Bảo hiểm xã hội.
Nhận xét Việc chuyển hệ thống Bảo hiểm y tế Việt Nam sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam là sự thay đổi về mặt quản lý tổ chức, các chính sách, chế độ Bảo hiểm y tế hiện vẩn được giữ nguyên. Trong giai đoạn này quỹ Bảo hiểm y tế được quản lý tập trung thống nhất và hạch toán hoàn toàn độc lập với các quỹ Bảo hiểm xã hội khác như quỹ hưu trí, quỹ trợ cấp thai sản ốm đau, bệnh nghề nghiệp.