Lựa chọn và ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao sức bền chung trong

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao sức bền chung trong môn bóng đá cho học sinh nam khối 10 trường THPT cổ loa đông anh (Trang 31 - 56)

trong môn bóng đá cho HS nam khối 10 Trƣờng THPT Cổ Loa - Đông Anh.

3.2.1. Lựa chọn bài tập.

3.2.1.1. Xác định các nguyên tắc khi lựa chọn bài tập.

Để có cơ sở lựa chọn bài tập nhằm nâng cao sức bền chung trong môn bóng đá cho HS nam khối 10 Trường THPT Cổ Loa - Đông Anh. Dựa vào thực trạng huấn luyện tại Trung tâm TDTT Hà Nội, đặc điểm tâm sinh lí, trình độ tập luyện và qua quan sát tập luyện và thi đấu, đưa ra một số nguyên tắc làm cơ sở cho việc tiến hành lựa chọn bài tập, những nguyên tắc sau:

1. Các bài tập phải phù hợp với tâm sinh lí và đặc điểm tố chất thể lực của lứa tuổi cũng như sức chịu đựng của các em.

2. Các bài tập phải tạo được hứng thú tập luyện cho học sinh. 3. Bài tập phải có tính động lực là chính.

4. Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông báo cần thiết đối với đối tượng nghiên cứu.

5. Bài tập phải có khối lượng rõ ràng.

6. Thời gian nghỉ giữa các bài tập phải đủ để mạch hồi phục trở về trên dưới 120 lần/phút.

7. Các bài tập được thực hiện theo cơ chế trao đổi chất ưa khí trở nên. * Điểm lưu ý đặc biệt ở đây là việc sử dụng cường độ cũng như khối lượng bài tập phải đựơc kiểm tra theo dõi thường xuyên. Vì lứa tuổi này như tôi đã phân tích ở trên về cấu tạo giải phẫu, tâm lí lứa tuổi. Sử dụng lượng vận động hợp lý để tránh hiện tượng tập luyện quá sức ở các em.

Sau khi đã xác định được 7 nguyên tắc khi lựa chọn bài tập nhằm nâng cao sức bền chung trong môn bóng đá cho HS nam khối 10 Trường THPT Cổ Loa - Đông Anh, để tăng thêm độ tin cậy trong việc lựa chọn bài tập đã tiến

hành phỏng vấn các chuyên gia là những cán bộ quản lý và HLV bóng đá trẻ Thành Phố Hà Nội. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn đánh giá các nguyên tắc khi lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức bền chung trong môn bóng đá cho HS nam khối 10 Trƣờng THPT Cổ Loa – Đông Anh (n = 17).

S T T

Nội dung phỏng vấn

Kết quả

Quan trọng Bình thường Không quan trọng Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % 1

Các bài tập phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm các tố chất thể lực của lứa tuổi cũng như sức chịu đựng của các em.

17 100,00 0 0 0 0

2

Các bài tập phải tạo được hứng thú tập luyện cho học sinh. 14 82,35 3 17,65 0 0 3 Bài tập phải có tính động lực là chính. 17 100,00 0 0 0 0 4

Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông báo cần thiết đối với đối tượng nghiên cứu.

15 88,23 2 11,77 0 0

5 Bài tập phải có khối lượng rõ

6

Thời gian nghỉ giữa các bài tập phải đủ để mạch hồi phục trở về trên dưới 120 lần/phút.

16 94,11 1 5,89 0 0

7

Các bài tập được thực hiện theo cơ chế trao đổi chất ưa khí trở lên.

16 94,11 1 5,89 0 0

Thống kê kết quả phỏng vấn được phân tích ở bảng 3.3 có thể thấy cả 7 nguyên tắc bước đầu xác định đã được số bước đánh giá của huấn luyện viên và các chuyên gia đã đạt tỷ lệ số phiếu rất cao từ 86,66% đến 100% tán thành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào các nguyên tắc trên và thông qua tổng hợp tư liệu chuyên môn và quan sát các buổi huấn luyện của trung tâm bóng đá trong cả nước đã xác định xây dựng được 12 bài tập định hướng phát triển sức bền chung trong môn bóng đá cho HS nam khối 10 Trường THPT Cổ Loa - Đông Anh. Đó là các bài tập sau:

Bài tập 1: Chạy 2000m .

- Mục đích: Phát triển sức bền ưa khí. - Yêu cầu: Tốc độ trung bình.

- Nội dung: Các em HS thực hiện bài tập trong sân điền kinh hoặc các địa hình tự nhiên.

- Cách thực hiện: Các em HS thực hiện bài tập 1 lần vào cuối buổi tập.

Bài tập 2: Chạy 1500m.

- Mục đích: Phát triển sức bền ưa khí. - Yêu cầu: Tốc độ trung bình.

- Nội dung: Các em HS thực hiện bài tập trong sân điền kinh hoặc các địa hình tự nhiên.

- Cách thực hiện: Các em HS thực hiện bài tập 1 lần vào cuối buổi tập.

Bài tập 3: Chạy 12’ (test cooper)

- Mục đích: Phát triển sức bền ưa khí - Yêu cầu: Chạy 75 – 80 % Vmax.

- Nội dung: Các em HS thực hiện bài tập trong sân điền kinh hoặc các địa hình tự nhiên.

- Cach thực hiện: Các em HS thực hiện bài tập 1 lần vào cuối buổi tập.

Bài tập 4: Chạy 1500m x 2 lần (nghỉ giữa quãng 3 – 5’).

- Mục đích: Phát triển sức bền ưa khí. - Yêu cầu: Chạy 75% Vmax.

- Nội dung: Các em HS thực hiện bài tập trong sân điền kinh hoặc các địa hình tự nhiên.

- Cách thực hiện: Các em HS thực hiện bài tập 1 lần vào cuối buổi tập.

Bài tập 5: Chạy 200m x 4 lần .

- Mục đích: Phát triển sức bền ưa khí. - Yêu cầu: Chạy từ 75 – 85% tốc độ tối đa.

- Nội dung: Các em HS thực hiện bài tập trong sân điền kinh hoặc các địa hình tự nhiên.

- Cách thực hiện: Các em HS thực hiện bài tập 1 lần vào cuối buổi tập.

Bài tập 6: Chạy trên địa hình tự nhiên (800m)

- Mục đích: Phát triển sức bền ưa khí, yếm khí. - Yêu cầu: Chạy lên dốc 200m và xuống dốc 200m

- Nội dung: Các em HS thực hiện bài tập trong sân điền kinh hoặc các địa hình tự nhiên.

- Cách thực hiện: Các em HS thực hiện bài tập 1 lần vào cuối buổi tập.

Bài tập 7: Bài tập biến tốc:

100m nhanh + 100m chậm 200m nhanh + 200m chậm 300m nhanh + 300m chậm

- Mục đích: Phát triển sức bền ưa khí, yếm khí.

- Yêu cầu: Các đoạn nhanh 75 - 85% tốc độ tối đa. Các đoạn chậm chạy nhẹ nhàng không đi bộ. Nghỉ giữa tổ 10 phút.

- Nội dung: Các em HS thực hiện bài tập trong sân điền kinh hoặc các địa hình tự nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cách thực hiện: Các em HS thực hiện bài tập 1 lần vào cuối buổi tập.

Bài tập 8: Chạy việt dã biến tốc (2000m)

- Mục đích: Phát triển sức bền ưa khí trên cơ sở sức bền yếm khí. - Yêu cầu: Chạy 200m nhanh tốc độ 36” - 38” (70 - 75% tốc độ tối

đa).

- Nội dung: Các em HS thực hiện bài tập trong sân điền kinh hoặc các địa hình tự nhiên.

- Cách thực hiện: Các em HS thực hiện bài tập 1 lần vào cuối buổi tập.

Bài tập 9: Chạy lặp lại 1200m x 2 lần.

- Mục đích: Phát triển sức bền ưa khí, yếm khí để hoàn thiện hoạt động hô hấp tuần hoàn.

- Yêu cầu: Chạy với tốc độ trung bình nghỉ giữa 5 - 7 phút. Mạch trong vận động 150 -160 lần/phút. Mạch hồi phục 120 -130 lần/phút. - Nội dung: Các em HS thực hiện bài tập trong sân điền kinh hoặc các

địa hình tự nhiên.

- Cách thực hiện: Các em HS thực hiện bài tập 1 lần vào cuối buổi tập.

Bài tập 10: Chạy 400m x 2 lần.

- Mục đích: Phát triển sức bền ưa khí. - Yêu cầu: Chạy 80 -85 Vmax .

- Nội dung: Các em HS thực hiện bài tập trong sân điền kinh hoặc các địa hình tự nhiên.

- Cách thực hiện: Các em HS thực hiện bài tập 1 lần vào cuối buổi tập.

Bài tập 11: Nhảy dây 3 phút x 4 lần.

- Mục đích: Phát triển sức bền ưa khí.

- Yêu cầu: Nhảy liên tục không ngừng, với vận tốc 75 -80 Vmax - Nội dung: Các em HS thực hiện bài tập trong sân điền kinh hoặc các

địa hình tự nhiên.

- Cách thực hiện: Các em HS thực hiện bài tập 1 lần vào cuối buổi tập.

Bài tập 12: Chạy theo hình chữ chi: 5m, 10m, 15m, 20m và 25m.

- Mục đích: Phát triển sức bền ưa khí, yếm khí. - Yêu cầu: Chạy hết cự li; chạy 75 -80 Vmax

- Nội dung: Các em HS thực hiện bài tập trong sân điền kinh hoặc các địa hình tự nhiên.

- Cách thực hiện: Các em HS thực hiện bài tập một lần vào cuối buổi tập.

Sau khi bước đầu lựa chọn được 12 bài tập nhằm phát triển sức bền chung trong môn bóng đá cho HS nam khối 10 Trường THPT Cổ Loa - Đông Anh. Để tăng thêm độ tin cậy của các bài tập chúng tôi tiến hành phỏng vấn huấn luyện và các chuyên gia bóng đá ở trong và ngoài trường. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn để lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao sức bền chung trong môn bóng đá cho HS nam khối 10 Trƣờng THPT Cổ Loa - Đông Anh (n = 60).

TT Nội dung bài tập Đồng ý Tỷ lệ %

1 Bài tập 1chạy 200m 60 100

2 Bài tập 2 chạy 1500m 57 95

3 Bài tập 3 chạy 12’ 57 95 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Bài tập 4 chạy 1500m x 2 lần 54 90

5 Bài tập 5 chạy 200m x 4 lần 51 85

6 Bài tập 6 chạy trên địa hình tự nhiên 800m 54 90

7 Bài tập 7 bài tập biến tốc 30 50

8 Bài tập 8 chạy việt dã biến tốc (2000m) 36 60

9 Bài tập 9 chạy lặp lại 1200m x 2 lần 57 95

10 Bài tập 10 cahyj 400m x 2 lần 39 65

11 Bài tập 11nhảy dây 3’ x 4 lần 33 55

12 Bài tập 12 chạy theo hình chữ chi: 5m, 10m,

15m, 20m, 25m. 54 90

Từ kết quả bảng 3.4 cho thấy 12 bài tập đưa ra thì có 8 bài tập được huấn luyện viên, và các chuyên gia bóng đá trong và ngoài trường tán thành có số phiếu tán thành từ 85% trở lên là các bài tập 1,2,3,4,5,6,9,12.

Để có cơ sở thực tiễn cho việc thực nghiệm đã trao đổi, mạn đàm và tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi các chuyên gia và các giáo viên, huấn luyện viên bóng đá trong và ngoài trường. Để thu thập được thông tin khách quan hơn.

Trong quá trình phỏng vấn đã nêu mức độ ưu tiên sử dụng số buổi tập trong một tuần và thời gian cho mỗi buổi huấn luyện. Kết quả phỏng vấn về mức độ ưu tiên sử dụng số buổi tập phát triển sức bền chung được chúng tôi trình bày ở bảng 3.5.

Thông qua bảng 3.5 cho thấy: Huấn luyện sức bền chung cho HS bóng đá nhất thiết phải sử dụng 3 buổi tập trong một tuần chiếm 50% và thời gian cho mỗi buổi tập là 25’-30’ chiếm 60%, chiếm tỷ lệ cao nhất. Vậy để đảm bảo hiệu quả trong một tuần nên sử dụng 3 buổi tập và thời gian là 25’-30’.

Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn về mức độ ƣu tiên sử dụng số buổi tập trong mỗi tuần, thời gian cho mỗi buổi huấn luyện sức bền chung trong

môn bóng đá cho HS nam khối 10 Trƣờng THPT Cổ Loa - Đông Anh. (n = 60).

Nội dung

câu hỏi Mức độ ưu tiên sử dụng, % tán thành

Số buổi tập trong một tuần 1 2 3 4 5 6 10% 20% 50% 15% 5% 0 Thời gian cho mỗi buổi tập 20-25’ 25-30’ 35-40’ 45-50’ 50-55’ 5% 60% 10% 20% 5%

3.2.2. Tiến hành thực nghiệm

Để đánh giá hiệu quả các bài tập nhằm nâng cao sức bền chung đã lựa chọn tiến hành thực nghiệm huấn luyện cho 60 HS nam khối 10 Trường THPT Cổ Loa – Đông Anh. Đối tượng nghiên cứu được chia làm 2 nhóm một cách ngẫu nhiên. Nhóm thực nghiệm (A) và nhóm đối chứng (B) mỗi nhóm có 30 em. Trong đó nhóm thực nghiệm tập những bài tập đã lựa chọn còn nhóm đối chứng tập những bài tập do chương trình huấn luyện của Trường THPT Cổ Loa - Đông Anh. Các em HS ở cả 2 nhóm có trạng thái, chiều cao, cân nặng và trình độ tập luyện tương đương nhau.

* Thời gian thực nghiệm.

Tiến hành thực nghiệm trong 6 tuần. Mỗi tuần tổ chức tập luyện 3 buổi. Để xác định chính xác lượng vận động cho tập luyện là điều kiện hết sức phức tạp, bởi vì ảnh hưởng của lượng vận động đến người tập phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Thời gian, trình độ, điều kiện sống... Thời gian buổi tập là 90’ trong đó dành 25-30’ tập luyện sức bền chung.

* Địa điểm thực nghiệm.

Tiến hành thực nghiệm tại Trường THPT Cổ Loa – Đông Anh.

* Xây dựng tiến trình thực hiện.

Căn cứ vào trình độ của đối tượng, trong quá trình huấn luyện và giảng dạy khi sắp xếp các nội dung bài tập sức bền chung trong mỗi buổi tập cần chú ý tới vị trí của nó. Bài tập sức bền chung được bố trí vào phần cuối của bài tập, vào thời điểm như vậy thì hiệu quả bài tập sẽ cao. Căn cứ vào mục đích, khối lượng yêu cầu của bài tập. Đồng thời căn cứ vào quỹ thời gian và chương trình huấn luyện. Mặt khác, thông qua tham khảo các ý kiến chuyên gia giáo viên và các thầy cô giáo trong bộ môn xây dựng được tiến trình thực nghiệm.

Bảng 3.6 Tiến trình giảng dạy TT Tuần 1 2 3 4 5 6 Giáo án số Nội dung GD 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 1 Bài tập 1 Kiểm tr a trư ớ c thự c n g h iệ m + + + Kiểm tr a sa u thự c n g h iệ m 2 Bài tập 2 + + 3 Bài tập 3 + + 4 Bài tập 4 + + 5 Bài tập 5 + + 6 Bài tập 6 + + 7 Bài tập 7 + + 8 Bài tập 8 +

Khi tiến hành thực nghiệm nhóm đối chứng vẫn tập theo chương trình của Trường THPT Cổ Loa - Đông Anh, còn thực nghiệm tập theo các bài tập đã lựa chọn.

Thời gian tập trong một tuần là 3 buổi (3, 5, 7) thời gian còn lại của buổi tập là 2, 4, 6 HS vẫn tập bình thường theo chương trình của trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tổ chức thực nghiệm

Để đảm bảo tính chính xác hiệu quả thực nghiệm trước khi bước vào thực nghiệm, tiến hành kiểm tra và sau quá trình huấn luyện đúng các test đánh giá trình độ sức bền chung như đã trình bày ở phần 3.1.2.

Để làm sáng tỏ tác dụng của các bài tập đã lựa chọn trước khi bước vào huấn luyện đã sử dụng 3 Test để kiểm tra cả 2 nhóm nghiên cứu kết quả thu được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. So sánh các test đánh giá sức bền chung của 2 nhóm thực nghiệm (nA = 30) và nhóm đối chứng (nB = 30) trước thực nghiệm

STT Tham số thống kê test NTN NĐC t P ̅ ± δ ̅ ± δ 1 Chạy 1500m (s) 527 ± 19,0 523 ± 18,5 0,72 >0,05 2 Chạy 800m (s) 312 ± 17,47 318 ± 16,75 0,69 >0,05 3 Chạy 1200m x 2 lần (s) 467 ± 15,16 472 ± 15,35 0,635 >0,05

Qua bảng 3.7 ta thấy ttính < tbảng =0,860 Vậy có thể kết luận rằng sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p>0,05, hay nói cách khác trình độ ban đầu của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau.

Bảng 3.8. So sánh các Test đánh giá sức bền chung của 2 nhóm thực

nghiệm (nA = 30) và nhóm đối chứng (nB = 30) sau thực nghiệm.

STT Tham số thống kê test NTN NĐC t P ̅ ± δ ̅ ± δ 1 Chạy 1500m (s) 515 ± 19,5 520 ± 18,7 0,930 <0,05 2 Chạy 800m (s) 305 ± 17,6 313 ± 16,5 0,893 <0,05 3 Chạy 1200m x 2 lần (s) 455 ± 11,23 463 ± 11,92 0,913 <0,05

Theo kết quả bảng 3.8 ta thấy ttính > tbảng=0,860 ở ngưỡng xác suất p<0,05. Như vậy sự khác biệt giữa 2 nhóm là có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p<0,05.

Hay nói cách khác các bài tập lựa chọn cho nhóm thực nghiệm có hiệu

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao sức bền chung trong môn bóng đá cho học sinh nam khối 10 trường THPT cổ loa đông anh (Trang 31 - 56)