Đánh giá thực trạng sức bền chung trong môn bóng đá cho HS

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao sức bền chung trong môn bóng đá cho học sinh nam khối 10 trường THPT cổ loa đông anh (Trang 27 - 31)

khối 10 Trƣờng THPT Cổ Loa - Đông Anh.

Để đánh giá được thực trạng sức bền chung trong môn bóng đá cho HS nam khối 10 Trường THPT Cổ Loa - Đông Anh đã tiến hành các bước sau:

3.3.1. Đánh giá kế hoạch huấn luyện môn bóng đá cho HS nam khối 10 Trường THPT Cổ Loa - Đông Anh.

Chương trình huấn luyện là một nội dung rất quan trọng trong việc giảng dạy và huấn luyện. Nó là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đào tạo. Chương trình huấn luyện được xây dựng trên cơ sở thống nhất một cách logic các mục đích của từng giai đoạn huấn luyện, nhiệm vụ cụ thể cần đạt được và giải quyết trong từng giai đoạn huấn luyện cùng với các con đường nhằm giải quyết nhiệm vụ đã được đặt ra.

Chương trình huấn luyện trong môn bóng đá cho HS nam khối 10 Trường THPT Cổ Loa - Đông Anh đây là đội bóng chỉ mang tính nghiệp dư. Với việc tập luyện và thi đấu theo kế hoạch huấn luyện của Trường THPT Cổ Loa. Để tìm hiểu thực trạng việc huấn luyện sức bền của đội bóng đá nam khối 10, chúng tôi đã tiến hành quan sát và trực tiếp tìm hiểu về tiến trình huấn luyện của đội bóng đá. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.1

Thông qua kết quả ở bảng 3.1 cho thấy:

- Về mặt thể lực ở trường THPT Cổ Loa - Đông Anh chiếm 52,6% kế hoạch huấn luyện.

- Về mặt kỹ thuật chiếm 26,3%, chiến thuật chiếm 21,1%, kế hoạch huấn luyện.

- Xét về tổng thời gian huấn luyện sức bền ở trường THPT Cổ Loa - Đông Anh là 10,53% thời gian huấn luyện thể lực.

Để có cơ sở khoa học trong việc khảo sát việc huấn luyện sức bền của đội bóng đá đã tiến hành so sánh với kế hoạch huấn luyện của đội bóng đá nam khối 10 Trường THPT Vân Nội - Đông Anh. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát kế hoạch huấn luyện sức bền chung trong môn bóng đá cho HS nam khối 10 Trƣờng THPT Cổ Loa - Đông Anh và Trƣờng THPT Vân Nội - Đông Anh.

Trường Nội dung

THPT Cổ Loa – Đông Anh THPT Vân Nội – Đông Anh Số giáo án Tỷ lệ % Số giáo án Tỷ lệ % Kỹ thuật 15 26,3 16 23,8 Chiến thuật 12 21,1 14 20,8 Thể lực Sức nhanh 10 17,5 12 18 Sức mạnh 14 24,6 13 19,4 Sức bền 6 10,5 12 18

Thông qua bảng 3.1 cho thấy rằng thời gian đội THPT Vân Nội cho huấn luyện thể lực chiếm nhiều hơn thời gian huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật cụ thể là:

- Tỉ lệ kế hoạch huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật là 44,6% trong đó kỹ thuật chiếm 23,8%, chiến thuật chiếm 20,8%.

- Tỉ lệ huấn luyện thể lực là 55,4% trong đó: Huấn luyện sức bền chiếm 18% trong tổng thời gian huấn luyện thể lực lớn hơn thời gian huấn luyện sức bền là 10,5% của đội bóng đá cho HS nam khối 10 Trường THPT Cổ Loa – Đông Anh.

Điều đó cũng trùng với sự quan sát đội bóng thi đấu qua giải các trường THPT của Thành Phố Hà Nội Trong hiệp thi đấu thì có sự giảm sút về thể lực một cách nhanh chóng, thể hiện thông qua tốc độ trận đấu càng về cuối càng giảm, dẫn đến khả năng thực hiện kỹ thuật cũng không chuẩn xác.

Từ kết quả nêu trên cho thấy việc huấn luyện sức bền của đội bóng đá nam Trường THPT Cổ Loa là rất ít so với đội bóng đá nam Trường THPT Vân Nội, đội bóng luôn dành được thứ hạng cao trong các mùa giải và cũng là cái nôi cung cấp nhiều cầu thủ bóng đá trẻ Thành Phố Hà Nội. Thành tích của đội bóng ngoài việc phụ thuộc vào trình độ, kỹ, chiến thuật, tâm lí, thể lực trong đó có sức bền là đặc biệt quan trọng.

Vì vậy, cần phải có sự chú trọng điều chỉnh tiến trình huấn luyện sức bền của đội bóng đá nam khối 10 Trường THPT Cổ Loa về thời gian dành cho huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật và thể lực cho hợp lý, đặc biệt là huấn luyện sức bền.

3.1.2. Đánh giá thực trạng sức bền chung môn bóng đá của HS nam khối 10 Trường THPT Cổ Loa - Đông Anh thông qua quan sát quá trình tập luyện và thi đấu.

Để đánh giá thực trạng sức bền chung của các cầu thủ đội bóng, đã tiến hành tham khảo các tài liệu chuyên môn ở trong và ngoài trường thông qua các chuyên gia, huấn luyện viên, các giáo viên bóng đá và thông qua tổng hợp tư liệu.

Kết quả kiểm tra và phân loại trình độ sức bền chung được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra và phân loại trình độ sức bền chung trong môn bóng đá cho HS nam khối 10 Trƣờng THPT Cổ Loa – Đông Anh (n = 60). TT Nội dung kiểm tra ̅ ±  Phân Loại Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 1 Test chạy 1500m (”) 423,5 5,5 1 2 2 5 11 3 2 Test chạy 800m (”) 318,5 4,72 2 1 6 7 5 3 3 Test chạy 1200m (”) 372,65 3,56 1 6 5 8 3 1

Qua bảng 3.2 đã nhận xét và đánh giá thực trạng phát triển sức chung như sau:

- Số HS đạt loại rất tốt có 4 HS. - Số HS đạt loại tốt có 9 HS. - Số HS đạt loại khá có 13 HS.

Trong khi đó số HS rơi vào tình trạng trung bình, yếu và kém chiếm tỉ lệ rất cao.

Từ kết quả trên đây cho thấy khả năng sức bền chung của các HS nam khối 10 Trường THPT Cổ Loa - Đông Anh còn hạn chế và chưa đạt yêu cầu. Vì vậy cần quan tâm nghiên cứu và đưa ra những bài tập hợp lý, khoa học để phát triển sức bền chung cho các em để đạt thành tích trong tập luyện và thi đấu cần thiết.

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập nhằm nâng cao sức bền chung trong môn bóng đá cho học sinh nam khối 10 trường THPT cổ loa đông anh (Trang 27 - 31)