II. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng các quy định nhằm kiểm
2.4. Về xử lý các vi phạm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
- Thông lệ quốc tế cho thấy, việc hình sự hóa hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được xem là xu hướng chung cho những lần sửa đổi pháp luật về cạnh tranh của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại những nước xem việc tham gia các TTHCCT nghiêm trọng là một tội hình sự thì sẽ áp dụng chế tài hình sự đối với các cá nhân trực tiếp tham gia thỏa thuận. Điều này góp phần nâng cao tính răn đe, hiệu quả phòng ngừa đối với các hành vi vi phạm. Quy định tại Điều 217 của Bộ Luật hình sự sửa đổi 2017 về áp dụng các chế tài hình sự đối với cá nhân tham gia thực hiện một số loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cho thấy Việt Nam cũng đã bắt kịp với xu hướng chung của thế giới trong việc xem xét các vi phạm liên quan đến TTHCCT nghiêm trọng là một tội hình sự và áp dụng chế tài xử lý đối với cá nhân trực tiếp vi phạm. Tuy nhiên, do quy định tại Điều 217 được xây dựng dựa trên quy định về TTHCCT của Luật cạnh tranh 2004 vì đây vẫn là luật hiện hành về cạnh tranh. Từ đó, đã dẫn đến tình trạng không tương thích giữa Điều 217 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2017 và Dự thảo 5 của Luật cạnh tranh (sửa đổi) trong cách tiếp cận về xử lý đối với các vi phạm về TTHCCT trong một số trường hợp. Ví dụ: theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Tại Dự thảo 5, căn cứ để đánh giá và xem xét vi phạm đối với một số loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như “thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp
ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng” không chỉ dựa trên một căn cứ duy nhất là mức thị phần mà còn dựa trên một loạt các căn cứ như: làm tăng giá bán hoặc giảm giá mua hàng hóa, dịch vụ liên quan; lằm tăng chi phí, thời gian khách hàng…., trong khi đó, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật hình sự, việc áp dụng chế tài xử lý hình sự đối với cá nhân thực hiện hai loại thỏa thuận này dựa trên hai điều kiện: ngoài điều kiện gây thiệt hại cho người khác từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ
500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng thì điều kiện còn lại vẫn chỉ dựa trên căn cứ duy nhất là mức thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các bên tham gia thỏa thuận (trên 30%) mà không xem xét đến các căn cứ khác như Dự thảo 5. Như vậy, cần nghiên cứu để đảm bảo sự tương thích giữa Bộ luật hình sự và Dự thảo
5 trong các quy định về vấn đề này.
- Đối với đối tượng là doanh nghiệp, khi quy định mức phạt tiền nên quy định số tiền phạt đối với doanh nghiệp tham gia thỏa thuận tỷ lệ thuận với việc doanh nghiệp chấm dứt hành vi vi phạm ngay hay có tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm. Nếu quy định như vậy, vừa hạn chế được hậu quả của TTHCCT đồng thời đây là hình thức có tác dụng răn đe lớn tới các doanh nghiệp có ý định tái phạm.
- Việt Nam cũng cần nghiên cứu quy định chế tài xử phạt với các hiệp hội ngành nghề bởi thực chất, các hiệp hội ngành nghề giữ các vai trò quan trọng trong việc xây dựng ý tưởng thỏa thuận, tổ chức gặp mặt, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, vận động các doanh nghiệp thành viên tham gia và thực hiện thỏa thuận.
- Cuối cùng, thực tiễn thực thi pháp luật cạnh tranh cho thấy các TTHCCT liên quan đến thông đồng trong đấu thầu có những biến tướng phức tạp. Nếu như trước đây, hiện tượng đấu thầu khép kín xảy ra phổ biến thì sau khi Luật Đấu thầu 2005
ra đời, hiện tượng này phần nào được khắc phục, tuy nhiên vẫn xuất hiện những TTHCCT liên quan đến thông đồng trong hoạt động đấu thầu theo cả chiều ngang và
chiều dọc. Thậm chí, có cả sự "thoả thuận ngầm" giữa các doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước (thoả thuận dọc), thuận giữa các nhà thầu với những “quân xanh, quân đỏ” - tức là liên kết với các nhà thầu khác để loại bỏ các nhà thầu không trong "phe" của mình (thoả thuận ngang). Do đó, cần có chế tài xử phạt mạnh đối với loại hành vi này. Có thể học hỏi kinh nghiệm của Canada và Trung Quốc như đã nêu trên.