L ời cảm tạ
3.2.4 Chiều dài bông (cm)
Chiều dài bông giữa các nghiệm thức không có khác biệt thống kê. Chiều
dài bông dao động từ 21,40-22,40 cm (Bảng 3.2).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) chiều dài bông ít bị ảnh hưởng bởi mật độ
gieo sạ mà chủ yếu là chịu ảnh hưởng về đặc tính di truyền của giống và điều
3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT
3.3.1 Số bông/m2
Số bông/m2 đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến năng suất lúa.
Với mật độ khác nhau thì số bông/m2cũng khác nhau, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 1%. Số bông trung bình trên một mét vuông dao
động trong khoảng từ 506-562 bông. Nghiệm thức mật độ sạ lan 200 kg/ha
cho số bông trên mét vuông cao nhất 562 bông, kế đó là nghiệm thức mật độ
sạ lan 150 kg/ha cho 538 bông, thấp nhất là ở nghiệm thức mật độ sạ 100
kg/ha 506 bông (Bảng 3.3).
Bảng 3.3. Thành phần năng suất của giống lúa MTL480, thí nghiệm tại huyện Hồng
Dân, tỉnh Bạc Liêu vụ Đông Xuân năm 2012-2013
Mật độ sạ (kg/ha) Số bông trên mét vuông Số hạt chắc trên bông Tỷ lệ hạt chắc (%) Trọng lượng 1000 hạt (g) 100 506 c 99,19 a 96,57 a 29,72 150 538 b 93,33 a 93,95 b 30,67 200 562 a 81,11 b 91,62 c 29,81 F ** * ** ns CV (%) 12,58 10,3 0,47 4,48
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thi không khác biệt có ý
nghiã thống kê: ns: không khác biệt ý nghĩa về thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa về thống kê
ở độ tinh cậy 5%; **: khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tin cậy 1%.
Số bông trên mét vuông tỷ lệ thuận với mật gieo độ sạ, có nghĩa là khi
tăng mật độ sạ thì số bông trên mét vuông cũng tăng theo. Điều này chứng tỏ
rằng số bông trên một đơn vị diện tích chịu ảnh hưởng bởi mật độ gieo sạ, do khi sạ với mật độ càng dày thì càng có nhiều cây lúa trên ruộng, từ đó số bông
cũng nhiều hơn nhưng ở mật độ gieo sạ dày thì số bông chủ yếu là bông chính do các chồi bên bị rụi đi bởi sự thiếu ánh sáng và dinh dưỡng. Do đó, số bông
trên mét vuông thu được ở nghiệm thức sạ lan 200 kg/ha có nhiều hơn các
nghiệm thức còn lại nhưng đó đa phần điều là những thân chính. Vì vậy, nếu
sạ ở mật độ quá dày thì số bông trên mét vuông có tăng nhưng hiệu quả kinh
tế lại không cao, khả năng đẻ nhánh của cây lúa bị hạn chế do thiếu dinh dưỡng và ánh sáng.
3.3.2 Số hạt/bông
Số hạt chắc trên bông là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất. Ở các
giống lúa khác nhau và điều kiện kỹ thuật canh tác khác nhau mà số hạt chắc
trên bông dao động trong khoảng 90-236 hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Số hạt
chắc trên bông giữa các nghiệm thức về mật độ có sự khác biệt về thống kê ở
mức ý nghĩa 5%. Nghiệm thức sạ lan 100 kg/ha có số hạt chắc trên bông cao nhất (99,19 hạt), kế đó là nghiệm thức sạ lan 150 kg/ha (93,33 hạt) và thấp
nhất ở nghiệm thức sạ lan 200 kg/ha (81,11 hạt) (Bảng 3.3).
Trong cùng một diện tích gieo sạ, cùng một chế độ chăm sóc thì số hạt
chắc trên bông có xu hướng giảm khi mật độ gieo sạ tăng. Nguyên nhân do sạ
lan với mật độ dày thì sự cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng xảy ra mạnh, do đó tinh bột tích lũy cho hạt bị hạn chế và sự vận chuyển tinh bột cũng gặp khó khăn vì thân cây lúa ốm, cao và mỏng manh làm cho hạt bị lửng hoặc lép
nhiều. Vì vậy, nếu sạ với mật độ thưa sẽ giúp cho lúa nhận được lượng ánh
sáng và dinh dưỡng tốt hơn từ đó sẽ đạt được số hạt chắc trên bông nhiều hơn, cho năng suất cao hơn.
3.3.3 Tỷ lệ hạt chắc (%)
Tỷ lệ hạt chắc có sự khác biệt về thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý
nghĩa 1%. Trong đó mật độ sạ lan 100 kg/ha có tỷ lệ hạt chắc cao nhất
(96,57%), thấp nhất là mật độ sạ lan 200 kg/ha (91,26%) (Bảng 3.3).
Như vậy, số hạt chắc trên bông giảm khi gia tăng mật độ gieo sạ, điều
này làm tỷ lệ hạt chắc trên bông cũng giảm theo, vì tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại
cảnh (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Kết quả này chứng tỏ sự ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ hạt chắc thông qua tác động đến khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng và sản phẩm quang hợp của cây lúa.
3.3.4 Trọng lượng 1000 hạt (g)
Kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy, trọng lượng 1000 hạt không có sự khác biệt
thống kê giữa các nghiệm thức. Trọng lượng 1000 hạt trung bình dao động
trong khoảng 29,72-30,67 g. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), trọng lượng ngàn hạt cũng là một trong những yếu tố cấu thành năng suất lúa nhưng ít biến động theo điều kiện ngoại cảnh mà chủ yếu là do đặc tính di truyền của giống quyết định. Vì trong thí nghiệm này chỉ sử dụng một loại giống và giữa các nghiệm
3.4 NĂNG SUẤT
3.4.1 Năng suất lý thuyết (tấn/ha)
Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của lúa và phụ thuộc
vào số bông trên mét vuông, số hạt trên bông, tỉ lệ hạt chắc và trọng lượng
1000 hạt. Các chỉ tiêu này càng cao thì năng suất lý thuyết càng cao.
Kết quả Bảng 3.4 cho thấy năng suất lý thuyết có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%. Nghiệm thức có năng suất lý thuyết
cao nhất là sạ lan 150 kg/ha (15,37 tấn/ha), thấp nhất là nghiệm thức sạ
200kg/ha (13,55 tấn/ha).
Các thành phần năng suất như số hạt chắc trên bông, tỷ lệ hạt chắc ở
nghiệm thức sạ 200 kg/ha giảm khi mật độ sạ gia tăng, điều đó làm cho năng
suất lý thuyết ở nghiệm thức sạ lan 200 kg/ha thấp nhất.
Từ kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ sạ có ảnh hưởng đến năng suất lý
thuyết của lúa, do các điều kiện về dinh dưỡng và ánh sáng đã tác động đến
các thành phần năng suất. Vì vậy, cần xác định mật độ gieo sạ hợp lý giúp cho
cây lúa có thể nhận đủ lượng ánh sáng và dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng
và phát triển tốt và cho năng suất cao.
Bảng 3.4.Năng suất của giống lúa MTL480 thí nghiệm mật độ sạ tại huyện Hồng
Dân, tỉnh Bạc Liêu vụ Đông Xuân 2012-2013
Mật độ sạ (kg/ha) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha)
100 14,96 a 8,65 b
150 15,37 a 8,99 a
200 13,55 b 8,79 ab
F * *
CV (%) 1,09 0,102
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thi không khác biệt có ý nghiã thống kê: *: khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tinh cậy 5%;
3.4.2Năng suất thực tế (tấn/ha)
Năng suất thực tế (tấn/ha) là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tác động của các biện pháp đến năng suất lúa. Năng suất thực tế của giống lúa
MTL480 nằm trong khoảng 8,65-8,99 tấn/ ha. Năng suất thực tế giữa các
nghiệm thức trong thí nghiệm mật độ gieo sạ có sự khác biệt về thống kê ở
lan 150 kg/ha (đạt 8,99 tấn/ha), thấp nhất là nghiệm thức sạ lan 100kg/ha có năng suất là 8,65 tấn/ha (Bảng 3.4).
Năng suất thực tế thu được tuy không giống như năng suất lý thuyết nhưng cũng phản ánh được sự tác động của mật độ gieo sạ lên năng suất lúa.
Kết quả thí nghiệm cho thấy sạ lan với mật độ 150 kg/ha tuy cho năng suất lý
thuyết và năng suất thực tế cao nhất. Vì vậy, có thể cho rằng với mật độ sạ này thì giống lúa MTL480 sẽ thu được năng suất tốt nhất.
3.5 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ
Khi thay đổi mật độ gieo sạ trên cùng nền đất canh tác trong suốt mùa vụ
thì các yếu tố như thời tiết, dịch hại tác động là như nhau và lượng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng cũng như nhau, chỉ có mỗi lượng giống là
thay đổi. Và các yếu tố giống, lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là nguồn
chi phí bắt buộc người nông dân phải đầu tư cho mỗi mùa vụ canh tác. Khi lượng giống giảm thì tổng chi phí đầu tư cho mùa vụ cũng giảm rõ rệt. Kết quả
trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy ở nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg/ha và nghiệm thức sạ 150 kg/ha sẽ giảm được một lượng giống lần lượt là 100 kg/ha và 50 kg/ha so với nghiệm thức sạ 200 kg/ha. Như vậy, khi sạ ở mật độ 150
kg/ha sẽ tiết kiệm được 50 kg giống với giá ở thời điểm hiện tại là 10.000
đồng/kg thì nông dân sẽ tiết kiệm được 500.000 đồng chi phí đầu tư trên một
hecta so với khi sạ ở mật độ 200 kg/ha. Bên cạnh đó, khi giảm mật độ sạ thì
lượng chi phí đầu tư cho thuốc ngâm ủ giống giảm là 150.000 đồng/ha đối với
mật độ sạ 150 kg/ha. Tổng thu ở nghiệm thức 150 kg/ha tăng cao hơn nghiệm
thức 200 kg/ha là 1.200.000 đồng/ha. Cuối cùng lợi nhuận tăng thêm là
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến hiệu quả kinh tế của giống MTL480 vụ Đông Xuân năm 2012-2013 tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
Mật độ sạ Chỉ tiêu
200 (ĐC) 150 100
Giá giống lúa MTL480 10.000 10.000 10.000
Chi phí giống giảm (đồng/ha) - 500.000 1.000.000
Thuốc ngâm giống giảm (đồng/ha) - 150.000 300.000
Năng suất (tấn/ha) 8,79 8,99 8,65
Năng suất tăng (tấn/ha) - 0,2 -0,14
Giá lúa (đồng/kg) 6.000 6.000 6.000
Tổng chi phí giảm (đồng/ha) - 650.000 1.300.000
Tổng thu tăng (đồng/ha) - 1.200.000 -840.000 Lợi nhuận tăng thêm (đồng/ha) - 1.850.000 460.000
Năng suất tăng = năng suất ở các nghiệm thức – năng suất đối chứng
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN
Đối với giống lúa MTL480 thì sạ với mật độ 100 kg/ha sẽ hạn chế thiệt
hại về rầy nâu, sâu cuốn lá, đạo ôn. Và sạ ở mật độ 100 kg/ha có số chồi tối đa, số bông/m2 thấp nhất, nhưng số hạt chắt/bông và tỷ lệ hạt chắc cao hơn
nghiệm thức sạ 200 kg/ha. Sạ 100 kg/ha có lợi nhuận tăng thêm là 460.000
đồng/ha so với nghiệm thức 200 kg/ha.
Sạ 150 kg/ha có số chồi tối đa, số bông/m2 thấp hơn nghiệm thức sạ 200 kg/ha nhưng số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc và năng suất đạt cao nhất. Đồng
thời lợi nhuận tăng thêm cũng đạt cao nhất (1.850.000 đồng/ha).
Sạ 200 kg/ha có số bông/m2 cao nhưng thành phần năng suất và năng
suất thấp hơn sạ 150 kg/ha.
4.2 ĐỀ NGHỊ
Có thể khuyến cáo nông dân tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu áp dụng mật độ sạ 150 kg/ha để lúa đạt năng suất cao, giảm chi phí sản xuất góp phần tăng
hiệu quả kinh tế cho người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Huy Đáp, 1989. Cây lúa Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
2. Đào Thế Tuấn, 1970. Sinh lý ruộng lúa năng suất cao. Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Đinh Văn Lữ, 1978. Giáo trình cây lúa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
4. IRRI, 1972. Những thiệt hại trên ruộng lúa nhiệt đới (Nguyên bản: K.E. Mueller, Bản tiếng Việt: Võ Tòng Xuân). IRRI, Philippines.
5. IRRI, 1986. Những thiệt hại trên ruộng lúa nhiệt đới (Revised edition).
IRRI, Philippines.
6. Nguyễn Ngọc Đệ. 2009. Giáo trình cây lúa. Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia TP.HCM.
7. Nguyễn Ngọc Đệ và Phạm Thị Phấn, 2001. Kỹ thuật canh tác lúa cao sản.
Dự án nâng cao năng lực xoá nghèo, tỉnh Trà Vinh do UNDP tài trợ, Sở Văn
hoá Thông tin Trà Vinh.
8. Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Mạnh Chinh, 2003. Cẩm
nang Sâu bệnh hại cây trồng (Quyển 1) Cây lương thực, cây thực phẩm, cây
hoa cảnh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh.
9. Reissig W. H., E. A. Heinrichs, J. A. Litsinger, K. Moody, L. Fiedler, W.
Mew and A. T. Barrion, 1993. Hướng dẫn biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch
hại trên lúa ở Châu Á nhiệt đới. Võ-Tòng Xuân chủ biên dịch. Nhà xuất bản
Nông Nghiệp. (Nguyên bản tiếng Anh “Illustrated guide to integrated pest
management in rice in tropical Asia, 1985. IRRI, Philippines)..
10.Võ Tòng Xuân, 1993. Hướng dẫn biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại
trên lúa ở Châu Á nhiệt đới. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Viện Nghiên Cứu
Lúa Quốc tế.
11.Nguyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc Đệ, 2005. Ảnh hưởng của phương
pháp sạ và các mức độ phân đạm lên sinh trưởng và năng suất lúa ngắn ngày. Tạp chí Khoa học. Trường Đại học Cần Thơ, trang 161-187.
12.Lê Hữu Hải, Phạm Văn Kim, Phạm Văn Dư, Trần Thị Thu Thủy và Dương
Ngọc Thành, 2006. Ảnh hưởng của bệnh đạo ôn đến năng suất và chất lượng
xay xát của lúa gạo ở hai mật độ sạ và các lượng phân đạm. Tuyển tập công
quyển 2: Bảo vệ thực vật – Khoa học cây trồng – Di truyền giống nông
nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ, tr. 77-82.
13.Trần Thị Ngọc Huân, Trịnh Quang Khương, Phạm Sỹ Tân và Hiraoka,
1999. Phân tích tương quan hệ số Path năng suất và thành phần năng suất lúa
sạ thẳng dưới ảnh hưởng của mật độ sạ. Tạp chí Omonrice số 7/1999, tr. 85- 90.
14.Chang, T.T and E.A Bardenas, 1965. The morphology and varietal characteristics of the rice plant. Technical Bulletin 4. IRRI, Philippines.
15.Chang, T.T. et al, 1981. Descriptors for rice Oryza sativa L.. IRRI, Philippines.
PHỤ CHƯƠNG
1. Bảng phân tích phương sai số chồi tối đa
2. Bảng phân tích phương sai tỷ lệ chồi hữu hiệu (%)
3. Bảng phân tích phương sai chiều cao cây (cm)
4. Bảng phân tích phương sai chiều dài bông
5. Bảng phân tích phương sai số bông trên mét vuông
Nguồn biến
động Độ tự do
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương Giá trị F Giá trị P
Lặp lại 2 810,67 405,33 3,818 0,031 Nghiệm thức 2 17588,67 8794,33 82,835** 0,001 Sai số 4 424,67 106,167 CV (%) 14,45 **: khác biệt thống kê 1% Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phương Trung bình
bình phương Giá trị F Giá trị P
Lặp lại 2 7,367 3,688 1,742 0,286 Nghiệm thức 2 46,889 23,444 11,087ns 0,23 Sai số 4 8,459 2,115 CV (%) 2,588 ns: không khác biệt thống kê Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phương Trung bình
bình phương Giá trị F Giá trị P
Lặp lại 2 3,170 1,585 0,507 0,637 Nghiệm thức 2 9,828 4,914 1,571ns 0,314 Sai số 4 12,515 3,129 CV (%) 3,60 ns: không khác biệt thống kê Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phương Trung bình
bình phương Giá trị F Giá trị P
Lặp lại 2 0,310 0,155 0,304 0,753 Nghiệm thức 2 1,512 0,756 1,483ns 0,330 Sai số 4 2,039 0,510 CV (%) 2,33 ns: không khác biệt thống kê Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phương Trung bình
bình phương Giá trị F Giá trị P
Lặp lại 2 258,67 129,33 1,921 0,260
Nghiệm thức 2 4736,00 2368,00 35,168** 0,003
Sai số 4 269,33 67,33
6. Bảng phân tích phương sai số hạt chắc trên bông
7. Bảng phân tích phương sai tỷ lệ hạt chắc
8. Bảng phân tích phương sai trọng lượng ngàn hạt
9. Bảng phân tích phương sai năng suât lý thuyết
10. Bảng phân tích phương sai năng suất thực tế
Nguồn biến
động Độ tự do
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương Giá trị F Giá trị P
Lặp lại 2 1,47 0,74 0,078 0,926 Nghiệm thức 2 510,40 255,20 27,166** 0,005 Sai số 4 37,58 9,39 CV (%) 10,3 **: khác biệt thống kê 1% Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phương Trung bình
bình phương Giá trị F Giá trị P
Lặp lại 2 5,21 2,60 5,88 0,064