Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất lúa mtl480 vụ đông xuân 20122013 tại huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu (Trang 27)

L ời cảm tạ

2.3.7Phương pháp phân tích số liệu

Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê bởi phần mềm

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT

Qua thí nghiệm cho thấy, ở mật độ sạ lan 100 kg/ha tỏ ra hiệu quả trong

việc hạn chế sự xuất hiện của một số loại sâu bệnh chính như rầy nâu, sâu

cuốn lá và bệnh đạo ôn. Theo kết quả ghi nhận ở Bảng 3.1, nghiệm thức sạ lan

100 kg/ha thì sự gây hại của rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn ở cấp 1, còn ở

nghiệm thức sạ lan 150 kg/ha thì sự gây hại của sâu cuốn lá ở cấp 2 và nặng

nhất là nghiệm thức sạ lan 200 kg/ha với sự gây hại của sâu cuốn lá và rầy nâu ở cấp 3. Điều này chứng tỏ với mật độ sạ càng cao thì sự gây hại của sâu bệnh

càng nhiều. Tuy nhiên, do được kiểm soát và phòng trị kịp thời nên sự gây hại

của sâu bệnh không đáng kể và cũng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả thí

nghiệm.

Theo Lê Hữu Toàn (2009), khi sạ với mật độ dày làm cho mật số cây lúa cao, ẩm độ trong ruộng tăng lên rất thích hợp cho bệnh đạo ôn phát triển. Mặt

khác, ở mật độ sạ dày, cây lúa phải sinh trưởng trong điều kiện chật hẹp, thiếu dinh dưỡng và ánh sáng làm cho khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa bị

hạn chế, bênh cạnh ánh sáng không thể chiếu xuống gốc lúa, cũng tạo điều

kiện thuận lợi cho rầy nâu phát triển và gây hại.

Bảng 3.1 Ghi nhận tình hình chung về sâu bệnh của giống lúa MTL480 thí nghiệm

tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu trong vụ Đông Xuân năm 2012-2013.

Mật độ sạ (kg/ha) Rầy nâu (cấp) Sâu cuốn lá (cấp) Bệnh đạo ôn (cấp) Thiệt hại do chuột (%) Đổ ngã (%) 100 1 1 1 0 0 150 1 2 1 0 0 200 1 3 3 0 0

3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA LÚA MTL480 LÚA MTL480

3.2.1 Chiều cao cây (cm)

Chiều cao cây giữa các nghiệm thức về mật độ sạ không có sự khác biệt

về thống kê. Theo kết quả từ Bảng 3.2 cho thấy, chiều cao cây dao động từ

86,11-88,42 cm.

Bảng 3.2 Một số đặc tính nông học của giống lúa MTL480 thí nghiệm tại

huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu vụ Đông Xuân 2012-2013.

Mật độ sạ (kg/ha)

Chiều cao cây (cm) Số chồi tối đa (chồi) Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%)

Chiều dài bông (cm) 100 86,31 610 c 84,91 a 21,40 150 86,11 643 b 85,12 a 22,40 200 88,42 716 a 81,37 b 21,82 F ns ** * ns CV (%) 3,60 14,45 0,49 2,33

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thi không khác biệt có ý

nghiã thống kê: ns: không khác biệt ý nghĩa về thống kê: *: khác biệt có ý nghĩa về thống kê (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ở độ tinh cậy 5%

Từ kết quả trên cho thấy chiều cao cây tăng khi mật độ sạ tăng, điều này là do khi sạ với mật độ sạ dày các cây lúa phải cạnh tranh về nhiều mặt, đặc

biệt là ánh sáng. Do đó các lóng của cây lúa vươn dài giúp cho cây lúa cao lên để có thể nhận được đủ lượng ánh sáng cần thiết điều đó dẫn đến sự gia tăng

về chiều cao của cây lúa ở giai đoạn đầu. Nhưng khi cây lúa chuyển sang giai đoạn sinh sản và chín thì chiều cao cây lúa hầu như không khác biệt giữa các

mật độ sạ.

3.2.2 Số chồi/m2

Số chồi tối đa giữa các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý

nghĩa 1%. Trong đó, nghiệm thức sạ lan 200 kg/ha có số chồi tối ta trung bình cao nhất (716 chồi), kế đó là nghiệm thức sạ lan 150 kg/ha (643 chồi) và thấp

nhất là nghiệm thức sạ lan 100 kg/ha (610 chồi). Qua đó cho thấy số chồi tối đa tỷ lệ thuận với mật độ gieo sạ, có nghĩa là có biểu hiện tăng dần khi mật độ

Số chồi tối đa bao gồm cả thân chính và những nhánh được sinh ra từ thân chính, được ghi nhận vào thời điểm 40 ngày sau sạ, giai đoạn này cây lúa

đạt số chồi cao nhất và chuẩn bị bước vào giai đoạn làm đòng. Số chồi tối đa

phụ thuộc vào mật độ sạ và khả năng đẻ nhánh của cây lúa, do cùng điều kiện chăm sóc và chế độ dinh dưỡng nên khi sạ với mật độ dày thì càng có nhiều

thân chính trên ruộng, từ đó số nhánh sinh ra càng nhiều dẫn tới số chồi tối đa

cao nhất.

3.2.3 Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%)

Tỷ lệ chồi hữu hiệu là tỷ lệ phần trăm giữa số chồi hữu hiệu so với số

chồi tối đa, hay nói cách khác là tỷ lệ phần trăm giữa số chồi mang bông với

tổng số chồi được hình thành. Theo kết quả Bảng 3.2 cho thấy, tỷ lệ chồi hữu

hiệu giữa các nghiệm thức có sự khác biệt về thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Theo đó, tỷ lệ chồi hữu hiệu cao nhất là ở nghiệm thức sạ lan 150 kg/ha

(85,12%), thấp nhất ở nghiệm thức sạ lan 200 kg/ha (81,37%).

Kết quả thí nghiệm cho thấy ở tất cả các nghiệm thức số chồi hữu hiệu được hình thành đều nhỏ hơn so với số chồi tối đa, số chồi còn lại là những

chồi không mang bông và được gọi là chồi vô hiệu. Trên cây lúa thường chỉ có

những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều, điều kiện dinh dưỡng

thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành nhánh hữu hiệu. Còn những nhánh đẻ muộn, thời gian sinh trưởng ngắn, số lá ít thường trở thành nhánh vô hiệu (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).

Do vào giai đoạn chưa trổ bông nguồn dinh dưỡng trong đất còn nhiều,

không gian sống trong ruộng lúa còn thông thoáng, nên cây lúa mọc nhiều

nhánh. Khi cây bắt đầu mang bông, lúc này lá nhiều, diện tích lá lớn che ánh

sáng và nguồn dinh dưỡng trong đất ít đi nên làm cho những chồi non, chồi vô

hiệu không thể phát triển được và dần dần rụi đi (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

3.2.4 Chiều dài bông (cm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiều dài bông giữa các nghiệm thức không có khác biệt thống kê. Chiều

dài bông dao động từ 21,40-22,40 cm (Bảng 3.2).

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) chiều dài bông ít bị ảnh hưởng bởi mật độ

gieo sạ mà chủ yếu là chịu ảnh hưởng về đặc tính di truyền của giống và điều

3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT

3.3.1 Số bông/m2

Số bông/m2 đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến năng suất lúa.

Với mật độ khác nhau thì số bông/m2cũng khác nhau, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 1%. Số bông trung bình trên một mét vuông dao

động trong khoảng từ 506-562 bông. Nghiệm thức mật độ sạ lan 200 kg/ha

cho số bông trên mét vuông cao nhất 562 bông, kế đó là nghiệm thức mật độ

sạ lan 150 kg/ha cho 538 bông, thấp nhất là ở nghiệm thức mật độ sạ 100

kg/ha 506 bông (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Thành phần năng suất của giống lúa MTL480, thí nghiệm tại huyện Hồng

Dân, tỉnh Bạc Liêu vụ Đông Xuân năm 2012-2013

Mật độ sạ (kg/ha) Số bông trên mét vuông Số hạt chắc trên bông Tỷ lệ hạt chắc (%) Trọng lượng 1000 hạt (g) 100 506 c 99,19 a 96,57 a 29,72 150 538 b 93,33 a 93,95 b 30,67 200 562 a 81,11 b 91,62 c 29,81 F ** * ** ns CV (%) 12,58 10,3 0,47 4,48

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thi không khác biệt có ý

nghiã thống kê: ns: không khác biệt ý nghĩa về thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa về thống kê

ở độ tinh cậy 5%; **: khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tin cậy 1%.

Số bông trên mét vuông tỷ lệ thuận với mật gieo độ sạ, có nghĩa là khi

tăng mật độ sạ thì số bông trên mét vuông cũng tăng theo. Điều này chứng tỏ

rằng số bông trên một đơn vị diện tích chịu ảnh hưởng bởi mật độ gieo sạ, do khi sạ với mật độ càng dày thì càng có nhiều cây lúa trên ruộng, từ đó số bông

cũng nhiều hơn nhưng ở mật độ gieo sạ dày thì số bông chủ yếu là bông chính do các chồi bên bị rụi đi bởi sự thiếu ánh sáng và dinh dưỡng. Do đó, số bông

trên mét vuông thu được ở nghiệm thức sạ lan 200 kg/ha có nhiều hơn các

nghiệm thức còn lại nhưng đó đa phần điều là những thân chính. Vì vậy, nếu

sạ ở mật độ quá dày thì số bông trên mét vuông có tăng nhưng hiệu quả kinh

tế lại không cao, khả năng đẻ nhánh của cây lúa bị hạn chế do thiếu dinh dưỡng và ánh sáng.

3.3.2 Số hạt/bông

Số hạt chắc trên bông là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất. Ở các

giống lúa khác nhau và điều kiện kỹ thuật canh tác khác nhau mà số hạt chắc

trên bông dao động trong khoảng 90-236 hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Số hạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chắc trên bông giữa các nghiệm thức về mật độ có sự khác biệt về thống kê ở

mức ý nghĩa 5%. Nghiệm thức sạ lan 100 kg/ha có số hạt chắc trên bông cao nhất (99,19 hạt), kế đó là nghiệm thức sạ lan 150 kg/ha (93,33 hạt) và thấp

nhất ở nghiệm thức sạ lan 200 kg/ha (81,11 hạt) (Bảng 3.3).

Trong cùng một diện tích gieo sạ, cùng một chế độ chăm sóc thì số hạt

chắc trên bông có xu hướng giảm khi mật độ gieo sạ tăng. Nguyên nhân do sạ

lan với mật độ dày thì sự cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng xảy ra mạnh, do đó tinh bột tích lũy cho hạt bị hạn chế và sự vận chuyển tinh bột cũng gặp khó khăn vì thân cây lúa ốm, cao và mỏng manh làm cho hạt bị lửng hoặc lép

nhiều. Vì vậy, nếu sạ với mật độ thưa sẽ giúp cho lúa nhận được lượng ánh

sáng và dinh dưỡng tốt hơn từ đó sẽ đạt được số hạt chắc trên bông nhiều hơn, cho năng suất cao hơn.

3.3.3 Tỷ lệ hạt chắc (%)

Tỷ lệ hạt chắc có sự khác biệt về thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý

nghĩa 1%. Trong đó mật độ sạ lan 100 kg/ha có tỷ lệ hạt chắc cao nhất

(96,57%), thấp nhất là mật độ sạ lan 200 kg/ha (91,26%) (Bảng 3.3).

Như vậy, số hạt chắc trên bông giảm khi gia tăng mật độ gieo sạ, điều

này làm tỷ lệ hạt chắc trên bông cũng giảm theo, vì tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại

cảnh (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Kết quả này chứng tỏ sự ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ hạt chắc thông qua tác động đến khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng và sản phẩm quang hợp của cây lúa.

3.3.4 Trọng lượng 1000 hạt (g)

Kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy, trọng lượng 1000 hạt không có sự khác biệt

thống kê giữa các nghiệm thức. Trọng lượng 1000 hạt trung bình dao động

trong khoảng 29,72-30,67 g. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), trọng lượng ngàn hạt cũng là một trong những yếu tố cấu thành năng suất lúa nhưng ít biến động theo điều kiện ngoại cảnh mà chủ yếu là do đặc tính di truyền của giống quyết định. Vì trong thí nghiệm này chỉ sử dụng một loại giống và giữa các nghiệm

3.4 NĂNG SUẤT

3.4.1 Năng suất lý thuyết (tấn/ha)

Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của lúa và phụ thuộc

vào số bông trên mét vuông, số hạt trên bông, tỉ lệ hạt chắc và trọng lượng

1000 hạt. Các chỉ tiêu này càng cao thì năng suất lý thuyết càng cao.

Kết quả Bảng 3.4 cho thấy năng suất lý thuyết có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%. Nghiệm thức có năng suất lý thuyết

cao nhất là sạ lan 150 kg/ha (15,37 tấn/ha), thấp nhất là nghiệm thức sạ

200kg/ha (13,55 tấn/ha).

Các thành phần năng suất như số hạt chắc trên bông, tỷ lệ hạt chắc ở

nghiệm thức sạ 200 kg/ha giảm khi mật độ sạ gia tăng, điều đó làm cho năng

suất lý thuyết ở nghiệm thức sạ lan 200 kg/ha thấp nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ sạ có ảnh hưởng đến năng suất lý

thuyết của lúa, do các điều kiện về dinh dưỡng và ánh sáng đã tác động đến

các thành phần năng suất. Vì vậy, cần xác định mật độ gieo sạ hợp lý giúp cho

cây lúa có thể nhận đủ lượng ánh sáng và dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng

và phát triển tốt và cho năng suất cao.

Bảng 3.4.Năng suất của giống lúa MTL480 thí nghiệm mật độ sạ tại huyện Hồng

Dân, tỉnh Bạc Liêu vụ Đông Xuân 2012-2013

Mật độ sạ (kg/ha) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha)

100 14,96 a 8,65 b

150 15,37 a 8,99 a

200 13,55 b 8,79 ab

F * *

CV (%) 1,09 0,102

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thi không khác biệt có ý nghiã thống kê: *: khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tinh cậy 5%;

3.4.2Năng suất thực tế (tấn/ha)

Năng suất thực tế (tấn/ha) là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tác động của các biện pháp đến năng suất lúa. Năng suất thực tế của giống lúa

MTL480 nằm trong khoảng 8,65-8,99 tấn/ ha. Năng suất thực tế giữa các

nghiệm thức trong thí nghiệm mật độ gieo sạ có sự khác biệt về thống kê ở

lan 150 kg/ha (đạt 8,99 tấn/ha), thấp nhất là nghiệm thức sạ lan 100kg/ha có năng suất là 8,65 tấn/ha (Bảng 3.4).

Năng suất thực tế thu được tuy không giống như năng suất lý thuyết nhưng cũng phản ánh được sự tác động của mật độ gieo sạ lên năng suất lúa.

Kết quả thí nghiệm cho thấy sạ lan với mật độ 150 kg/ha tuy cho năng suất lý

thuyết và năng suất thực tế cao nhất. Vì vậy, có thể cho rằng với mật độ sạ này thì giống lúa MTL480 sẽ thu được năng suất tốt nhất.

3.5 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ

Khi thay đổi mật độ gieo sạ trên cùng nền đất canh tác trong suốt mùa vụ

thì các yếu tố như thời tiết, dịch hại tác động là như nhau và lượng phân bón,

thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng cũng như nhau, chỉ có mỗi lượng giống là

thay đổi. Và các yếu tố giống, lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là nguồn

chi phí bắt buộc người nông dân phải đầu tư cho mỗi mùa vụ canh tác. Khi lượng giống giảm thì tổng chi phí đầu tư cho mùa vụ cũng giảm rõ rệt. Kết quả

trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy ở nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg/ha và nghiệm thức sạ 150 kg/ha sẽ giảm được một lượng giống lần lượt là 100 kg/ha và 50 kg/ha so với nghiệm thức sạ 200 kg/ha. Như vậy, khi sạ ở mật độ 150

kg/ha sẽ tiết kiệm được 50 kg giống với giá ở thời điểm hiện tại là 10.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng/kg thì nông dân sẽ tiết kiệm được 500.000 đồng chi phí đầu tư trên một

hecta so với khi sạ ở mật độ 200 kg/ha. Bên cạnh đó, khi giảm mật độ sạ thì

lượng chi phí đầu tư cho thuốc ngâm ủ giống giảm là 150.000 đồng/ha đối với

mật độ sạ 150 kg/ha. Tổng thu ở nghiệm thức 150 kg/ha tăng cao hơn nghiệm

thức 200 kg/ha là 1.200.000 đồng/ha. Cuối cùng lợi nhuận tăng thêm là

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến hiệu quả kinh tế của giống MTL480 vụ Đông Xuân năm 2012-2013 tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.

Mật độ sạ Chỉ tiêu

200 (ĐC) 150 100

Giá giống lúa MTL480 10.000 10.000 10.000

Chi phí giống giảm (đồng/ha) - 500.000 1.000.000

Thuốc ngâm giống giảm (đồng/ha) - 150.000 300.000

Năng suất (tấn/ha) 8,79 8,99 8,65

Năng suất tăng (tấn/ha) - 0,2 -0,14

Giá lúa (đồng/kg) 6.000 6.000 6.000

Tổng chi phí giảm (đồng/ha) - 650.000 1.300.000

Tổng thu tăng (đồng/ha) - 1.200.000 -840.000 Lợi nhuận tăng thêm (đồng/ha) - 1.850.000 460.000

Năng suất tăng = năng suất ở các nghiệm thức – năng suất đối chứng

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN

Đối với giống lúa MTL480 thì sạ với mật độ 100 kg/ha sẽ hạn chế thiệt

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất lúa mtl480 vụ đông xuân 20122013 tại huyện hồng dân, tỉnh bạc liêu (Trang 27)