Giáo dục môi trường là quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
Giáo dục môi trường là quá trình lâu dài, cần được bắt đầu thực hiện từ tuổi mẫu giáo, được tiếp tục trong những năm học phổ thông và suốt cuộc đời.
Mục đích của giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào việc gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa môi trường, xóa nghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có những động lực và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.
* Những hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường: - Trồng cây gây rừng
- Tìm hiểu và hành động vì môi trường địa phương
- Xây dựng mô hình VAC, RVAC ở nhà trường hoặc các cộng đồng dân cư nơi trường đóng.
44
- Những hoạt động thi về môi trường với những chủ đề khác nhau.
- Tham gia tuyên truyền cộng đồng về thực trạng môi trường và cách bảo vệ môi trường.
* Ba định hướng cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường: - Giáo dục về môi trường nhằm quản lý môi trường tốt hơn
- Giáo dục trong môi trường đê hiểu rõ môi trường và tận dụng môi trường như một nguồn học tập.
- Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm hướng tới một môi trường bền vững.
3.2.3. Giáo dục dân số và môi trường
Tổng số học sinh của Việt Nam năm học 2013 – 2014 là 14,9 triệu học sinh, chiếm gần 17% dân số của đất nước. Giáo dục dân số - môi trường được thực hiện tốt sẽ tác động vào lực lượng dân số quan trọng này, nhằm giúp họ nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và trở thành các thành viên tích cực tuyên truyền giáo dục dân số - môi trường của đất nước.
Giáo dục dân số và môi trường là hình thức giáo dục chính quy hoặc không chính quy bằng hình thức tuyên truyền, truyền thông về vấn đề dân số - môi trường.
Truyền thông dân số - môi trường là quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường cũng như các vấn đề về dân số, biện pháp điều chỉnh dân số và chất lượng cuộc sống.
Truyền thông được hiểu là một quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ, thái độ giữa hai hoặc một nhóm người với nhau.
Truyền thông không nhằm quá nhiều vào việc phổ biến thông tin cá nhân mà nhằm vào việc chia sẻ nhận thức về một phương thức sống bền vững và nhằm khả năng giải quyết các vấn đề môi trường cho các nhóm người trong cộng đồng xã hội.
* Mục tiêu của giáo dục dân số - môi trường:
- Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình trạng của họ, từ đó họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
- Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trường.
- Thương lượng, hòa giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường giữa các cơ quan, trong nhân dân.
- Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào việc bảo vệ môi trường, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
- Khả năng thay đổi các hành vi sẽ được hữu hiệu hơn thông qua đối thoại thường xuyên trong xã hội.
* Các hình thức giáo dục
- Giáo dục cộng đồng trên các phương tiện truyền thông:
+ Chuyển thông tin tới từng cá nhân qua việc tiếp xúc tại nhà, tại cơ quan, gọi điện thoại, gửi thư.
45
+ Chuyển thông tin tới từng nhóm qua hội thảo, tập huấn, huấn luyện, họp nhóm, tham quan, khảo sát…
+ Chuyển thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng: báo chí, ti vi, radio, pano, áp phích, tờ rơi, phim ảnh…
+ Tiếp cận truyền thông qua những buổi biểu diễn lưu động, tham gia hội diễn, các chiến dịch, tham gia các lễ hội, các ngày kỷ niệm…
- Giáo dục học sinh trong nhà trường, thông qua lồng ghép, tích hợp trong các môn học chính khóa hoặc ngoại khóa; cũng có thể giáo dục bằng chính môn học trong chương trình nhà trường. Phương pháp giáo dục ở trong nhà trường sử dụng các phương pháp dạy học trường dùng để giáo dục.
46
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế.
2. Phân tích tình hình gia tăng dân số trên thế giới và ở Việt Nam. Chính sách và chương trình dân số đã thực hiện trong thời gian qua.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư. Đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới và ở Việt Nam.
4. Môi trường là gì? Các chức năng và thành phần cơ bản của môi trường? 5. Phân tích tác động của sự gia tăng dân số đến tài nguyên và môi trường.
6. Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp chống ô nhiễm môi trường. Liên hệ Việt Nam.
7. Phát triển bền vững là gì? Các nguyên tắc của một xã hội phát triển bền vững.
8. Giáo dục dân số và môi trường là gì? Mục tiêu và các hình thức giáo dục dân số - môi trường.
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh (1996), Dân số - Tài nguyên – Môi trường,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
[2] Vương Kim Thành (2010), Bài giảng Dân số - Môi trường – Ma túy – HIV – AIDS,
Tài liệu lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình.
[3] Cao Thị Thanh Thủy, Trương Thị Tư (2014), Bài giảng Giáo dục dân số - môi trường, Tài liệu lưu hành nội bộ Trường Đại học Quảng Bình.
[4] Lê Văn Trường, Nguyễn Kim Tiến (2005), Giáo dục môi trường, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
[5] Nguyễn Minh Tuệ (2005), Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[6] Mai Đình Yên (1997), Môi trường và con người, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. [7] Các website: www.prb.org; www. gso.gov.vn