Các nguyên tắc của một xã hội phát triển bền vững đều có liên quan với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Trong số 9 nguyên tắc do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đề ra, nguyên tắc thứ nhất là rất quan trọng, làm cơ sở đạo lý cho các nguyên tắc khác. Bốn nguyên tắc tiếp theo định rõ những tiêu chuẩn cần đạt tới và bốn điều cuối cùng là phương hướng phải theo để đạt được một xã hội phát triển bền vững đối với từng cá nhân, từng địa phương, quốc gia và quốc tế.
a. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng
Nguyên tắc này nói lên trách nhiệm phải quan tâm đến việc khác và các hình thức khác của sự sống trong hiện tại và tương lai. Đó là một nguyên tắc đạo đức. Điều đó có nghĩa rằng sự phát triển cua nước này không được làm thiệt hại đến nước khác và của các thế hệ mai sau. Chúng ta phải chia sẻ công bằng những phúc lợi và chi phí trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa các cộng đồng với các nhóm có liên quan, giữa người nghèo với người, giữa thế hệ chúng ta với thế hệ mai sau.
Toàn thể các dạng sự sống trên Trái Đất tạo thành một hệ thống có mối quan hệ lẫn nhau, tác động phụ thuộc vào những thành tố vô sinh như đá, đất, không khí và nước. Sự sống còn của chúng ta dựa trên các loài khác, cho nên chúng ta không nên và không được khai thác chúng một cách bừa bãi và tàn bạo.
b. Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người
Mục đích thực sự của việc phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống của loài người. Đó là một cách để con người nhận biết được khả năng của mình, xác lập niềm tin
40
và sống một cuộc sống vinh quang, thành đạt. Phát triển kinh tế là một yếu tố quan trọng của việc phát triển, nhưng nó không phải là mục đích tự thân, vô hạn định.
c. Bảo vệ sự sống và tính đa dạng của Trái Đất
Sự phát triển trên cơ sở bảo vệ đòi hỏi phải có hành động thận trọng để bảo vệ được cấu trúc, chức năng và tính đa dạng của những hệ thống thiên nhiên, của Trái Đất mà loài người chúng ta phụ thuộc vào. Điều này đòi hỏi chúng ta phải: bảo vệ hệ thống nuôi dưỡng sự sống, bảo vệ tính đa dạng sinh học và bảo đảm chắc chắn và bền vững các nguồn tài nguyên tái tạo.
d. Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm nguồn tài nguyên không tái phạm
Quặng mỏ, dầu, hơi đối và than là những tài nguyên không thể tái tạo. Khác với cây cối, cá hoặc đất đai những tài nguyên này không thể dùng bền vững được, tuy vậy, “tuổi thọ” của chúng có thể kéo dài bằng cách quay vòng, hoặc dùng một số lượng ít ỏi hay thay thế bằng những tài nguyên tái tạo được nếu có thể.
e. Giữ vững khả năng chịu đựng của Trái Đất
Những chính sách điều chỉnh số lượng người và cách sống cho phù hợp với khả năng chịu đựng của thiên nhiên phải đi đôi với những kỹ thuật nâng cao kha năng đó và có sự quản lý một cách chặt chẽ.
f. Thay đổi thái độ và thói quen của mỗi người
Xã hội cần phải đề ra những tiêu chuẩn đạo đức mới và phê phán những cách sống không phù hợp với một cuộc sống bền vững. Phải phổ biến rộng rãi những điều này bằng hệ thống giáo dục chính thức và không chính thức sao cho mọi người đều hiểu rõ các chính sách và hành động cần thiết để có thể có một xã hội tốt đẹp trên toàn thế giới.
g. Cho phép các cộng đồng tự quản lý lấy môi trường của mình
Nắm vững tình hình thực tế và có quyền lực, các cộng đồng có thể quyết định được những gì ảnh hưởng đến họ và đóng vai tò không thể thiếu được trong việc kiến tạo một xã hội an toàn và bền vững.
h. Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ
Thường xuyên thích ứng, luôn luôn điều chỉnh với kinh nghiệm và nhu cầu mới bằng những biện pháp sau:
- Coi mỗi khu vực như một hệ thống hợp thành, cần lưu ý đến những tác động qua lại giữa đất, không khí, nước, các sinh vật và hoạt động của con người.
- Phải nhận thức được rằng mỗi hệ thống đều chịu ảnh hưởng và gây ảnh hưởng đối với các hệ thống nhỏ hơn và lớn hơn, cả về sinh thái, kinh tế và chính trị.
- Phải coi con người như một yếu tố trung tâm của hệ thống, đánh giá những nhân tố xã hội, kinh tế, kỹ thuật đã tác động đến cách họ sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như thế nào.
- Gắn liền các chính sách kinh tế với khả năng chịu đựng của môi trường. - Tăng cường nguồn lực có được của mỗi nguồn tài nguyên.
- Đẩy nhanh những kỹ thuật giúp cho việc sử dụng tài nguyên một cách hữu hiệu hơn.
41
Nếu muốn đạt được sự bền vững toàn cầu thì chúng ta phải có một liên minh chặt chẽ giữa tất cả các nước. Mức độ phát triển trên thế giới không đồng đều nên những nước có thu nhập thấp phải được hỗ trợ để phát triển bền vững và bảo vệ được môi trường của mình.
CHƯƠNG 3. GIÁO DỤC DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG 3.1. Mối quan hệ giữa dân số và tài nguyên - môi trường
Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống như đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng như gỗ, củi, nắng, gió… Các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn hóa, du lịch của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh trái đất.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng tăng cường khai thác các dạng tài nguyên mới và gia tăng số lượng khai thác, tạo ra các dạng sản phẩm mới có tác động mạnh mẽ tới chất lượng môi trường sống. Đồng thời, dân số thế giới ngày càng gia tăng, sự tấn công vào môi trường để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và thứ yếu của con người ngày càng mạnh mẽ hơn. Vì vậy, phát triển bền vững là điều mà các quốc gia cần phải chú trọng: tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc sống và vấn đề môi trường là một bài toán khó đặt ra cho các quốc gia hiện nay.
Tác động môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả bằng công thức tổng quát:
I = C.P.E.
Trong đó: I (Intensity) = cường độ tác động đến môi trường P (Population) = yếu tố gia tăng dân số
C (Consumption) = yếu tố liên quan mức tiêu thụ tài nguyên cho 1 đầu người E (Effects) = yếu tố liên quan hậu quả môi trường do tiêu thụ 1đv tài nguyên
42
VD: sau 20 năm, dân số của một nước tăng gấp 1,2 lần; mức tiêu thụ tài nguyên đầu người tăng 1,5 lần; tác động môi trường khi tiêu thụ 1 đơn vị tài nguyên tăng 2 lần cường độ tác động đến môi trường tăng lên 3,6 lần vì: I = 1,2P0 x 1,5C0 x 2E0 = 3,6I0
* Tác động môi trường của sự gia tăng dân số biểu hiện ở các khía cạnh:
Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên.
Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hóa và
các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hóa.
Sự gia tăng dân số đô thị và hình thành các thành phố lớn, các siêu đô thị, làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
* Tác động tài nguyên thiên nhiên của sự gia tăng dân số
* Dân số và đất đai
Gia tăng dân số là nguyên nhân chủ yếu làm cho đất canh tác bị mặn hóa, hoang mạc hóa. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 66.000km2 đất canh tác bị hoang mạc hóa. Hiện tượng này đang đe dọa cuộc sống hơn 850 triệu người.
Ở Việt Nam, vùng Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung đông dân cư với mật độ 971 người/km2, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là 01ha/người gây nên sức ép rất lớn đến tài nguyên đất.
* Dân số và tài nguyên rừng
Dân số gia tăng dẫn đến tài nguyên rừng bị thu hẹp nhanh chóng (do khai thác gỗ, phá rừng làm rẫy, mở đường giao thông). Hàng năm, Trái Đất mất 11 triệu ha rừng nhiệt đới và gần 10 triệu ha rừng khác. Trong đó, 80% rừng nhiệt đới bị mất do gia tăng dân số. Rừng bị tàn phá làm cho tài nguyên động, thực vật rừng suy giảm; hàng năm có 26 tỉ tấn đất bề mặt giàu dinh dưỡng bị rửa trôi do thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nhiều.
Mật độ dân số vùng đồng bằng nước ta cao hơn mật độ dân số miền núi phía Bắc và Tây Nguyên rất nhiều, khiến cho sự di cư từ đồng bằng lên miền núi, Tây Nguyên rất mạnh mẽ. Vì vậy, rừng bị chặt phá và biến mất nhanh chóng gần như theo quy luật: dân số tăng lên bao nhiêu lần thì diện tích rừng càng giảm đi bấy nhiêu lần. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam mất khoảng 200.000 ha rừng. Mất rừng gây nên những thay đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt và những thiên tai khác, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và chất lượng dân cư.
* Dân số và tài nguyên nước
Tác động của gia tăng dân số đối với tài nguyên nước thể hiện ở những khía cạnh sau: thu hẹp diện tích ao, hồ và sông gây ô nhiễm nguồn nước do chất thải sinh hoạt, các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp, thay đổi chế độ thủy văn của dòng chảy (do phá rừng, xây dựng đập và công trình thủy lợi, rác thải bồi lắng…).
43
Gia tăng dân số làm gia tăng lượng thải các chất khí nhà kính (nhất là COx, NOx) làm cho Trái Đất nóng dần lên. Các khu vực đông dân cư và công nghiệp phát triển là những khu vực phát thải các khí nhà kính lớn nhất.
* Dân số và các vùng cửa sông, ven biển
Sự tập trung đông dân cư tại các vùng cửa sông, ven biển gây nên hàng loạt các tác động môi trường. Đánh bắt thủy sản gia tăng, thậm chí sử dụng các phương pháp đánh bắt mang tính chất hủy diệt; dùng chất nô, xung điện, dùng lưới đánh bắt có mắt lưới quá nhỏ. Diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp do khai thác để lấy củi và nhất là phá rừng ngập mặn để nuôi tôm. Nước vùng cửa sông ven biển bị ô nhiễm do nước thải, rác thải sinh hoạt và công nghiệp, do khai thác dầu khí và các sự cố khác trên biển.
3.2. Giáo dục dân số và môi trường 3.2.1. Giáo dục dân số 3.2.1. Giáo dục dân số
Giáo dục dân số là quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào điều chỉnh sự phát triển dân số nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống và một xã hội phát triển bền vững.
Mục đích của giáo dục dân số nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như các kỹ thuật hạn chế sự gia tăng, công tác dự báo dân số… Nó cũng bao hàm cả việc học tập các kiến thức về quá trình động lực gia tăng dân số, xu hướng biến đổi dân số ở các nhóm nước trên thế giới và những ảnh hưởng của nó, biện pháp điều chỉnh dân số để đảm bảo chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững.
3.2.2. Giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường là quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
Giáo dục môi trường là quá trình lâu dài, cần được bắt đầu thực hiện từ tuổi mẫu giáo, được tiếp tục trong những năm học phổ thông và suốt cuộc đời.
Mục đích của giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào việc gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa môi trường, xóa nghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có những động lực và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.
* Những hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường: - Trồng cây gây rừng
- Tìm hiểu và hành động vì môi trường địa phương
- Xây dựng mô hình VAC, RVAC ở nhà trường hoặc các cộng đồng dân cư nơi trường đóng.
44
- Những hoạt động thi về môi trường với những chủ đề khác nhau.
- Tham gia tuyên truyền cộng đồng về thực trạng môi trường và cách bảo vệ môi trường.
* Ba định hướng cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường: - Giáo dục về môi trường nhằm quản lý môi trường tốt hơn
- Giáo dục trong môi trường đê hiểu rõ môi trường và tận dụng môi trường như một nguồn học tập.
- Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm hướng tới một môi trường bền vững.
3.2.3. Giáo dục dân số và môi trường
Tổng số học sinh của Việt Nam năm học 2013 – 2014 là 14,9 triệu học sinh, chiếm gần 17% dân số của đất nước. Giáo dục dân số - môi trường được thực hiện tốt sẽ tác động vào lực lượng dân số quan trọng này, nhằm giúp họ nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và trở thành các thành viên tích cực tuyên truyền giáo dục dân số - môi trường của đất nước.
Giáo dục dân số và môi trường là hình thức giáo dục chính quy hoặc không chính quy bằng hình thức tuyên truyền, truyền thông về vấn đề dân số - môi trường.
Truyền thông dân số - môi trường là quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường cũng như các vấn đề về dân số, biện pháp điều chỉnh dân số và chất lượng cuộc sống.
Truyền thông được hiểu là một quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ, thái độ giữa hai hoặc một nhóm người với nhau.
Truyền thông không nhằm quá nhiều vào việc phổ biến thông tin cá nhân mà nhằm vào việc chia sẻ nhận thức về một phương thức sống bền vững và nhằm khả năng giải quyết các vấn đề môi trường cho các nhóm người trong cộng đồng xã hội.
* Mục tiêu của giáo dục dân số - môi trường:
- Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình trạng của họ, từ đó họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.