Giới thiệu về học thuyết ngang giá lãi suất

Một phần của tài liệu phân tích và dự báo biến động của cặp tiền tệ eur usd (Trang 27 - 28)

3.2.1.1. Khái niệm

Thuyết ngang giá lãi suất nói về mối quan hệ giữa tỷ giá giao ngay của hai đồng tiền khi không còn cơ hội kinh doanh chênh lệch giá. Mối quan hệ này phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn giữa các đồng tiền

3.2.1.2. Giả định của học thuyết

 Tài sản tài chính trong nước và nước ngoài là đồng nhất, tức là chúng có thể thay thế cho nhau một cách hoàn hảo (perfect substitution). Điều này có nghĩa không tồn tại phí giao dịch, không tồn tại hàng rào chu chuyển vốn (thuế, quota, …), kinh doanh tiền tệ không chịu rủi ro quốc gia, các tài sản tài chính có chất lượng như nhau, thị trường tiền tệ là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

 Có sự tham gia của các nhà kinh doanh chênh lệch và hoạt động của họ trên thị trường làm cho thị trường trở về trạng thái cân bằng.

 Nhà đầu tư phải là người trung lập với rủi ro (risk-neutral) tức là bỏ qua rủi ro tỷ giá và chỉ quan tâm tới lãi suất kỳ vọng. Nếu nhà đầu tư là người ghét rủi ro thì có thể cộng thêm hệ số Rish premium (ل) vào công thức i = i* + EΔNER – ل

Do đó tồn tại việc phòng vệ rủi ro tỷ giá (ngang giá lãi suất có phòng vệ rủi ro (CIP))

3.2.1.3. Phân loại

Học thuyết được phân ra làm hai dạng chính:

Quan hệ ngang bằng lãi suất có bảo hiểm rủi ro tỷ giá (CIP): tỷ giá kỳ hạn được thỏa thuận ngay hôm nay cho lượng ngoại tệ dự kiến trao đổi vào một thời điểm t trong tương lai.

Quan hệ ngang bằng lãi suất không có bảo hiểm rủi ro tỷ giá (UIP): sử dụng luôn tỷ giá giao ngay trong tương lai cho lượng ngoại tệ được sử dụng tại thời điểm đó.

Một phần của tài liệu phân tích và dự báo biến động của cặp tiền tệ eur usd (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)