Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu của Agribank:

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu nguồn nhân lực tại agribank giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến 2020 (Trang 40 - 45)

Agribank phát triển bền vững vì sự thịnh vượng của cộng đồng

Agribank từ khi thành lập đến nay luôn khẳng định vai trò là NHTM lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.

Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lưới hoạt động, số lượng khách hàng. Đến 31/12/2014, Agribank có tổng tài sản 762.869 tỷ đồng; vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 690.191 tỷ đồng; tổng dư nợ 605.324 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 người; gần 2.300 chi nhánh và PGD, chi nhánh Campuchia; quan hệ đại lý với trên 1.000 ngân hàng tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn… Agribank cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… Agribank đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á- Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010. Trong những năm gần đây, Agribank còn được biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.

phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 07/11/2006, cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính - ngân hàng vào năm 2011, Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới.

Những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “Tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt trên 70%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa...

Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính đa nghành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực. Theo đó, toàn hệ thống xác định những mục tiêu lớn phải ưu tiên, đó là:

• Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, luôn là người bạn đông hành thủy chung tin cậy cuả 10 triệu hộ gia đình; • Đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, đạt hệ

số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế,

• Phát triển hệ thống công nghệ thông tin, đa dạng hóa sản phẩm , nâng cao chất lượng dịch vụ,

lao động,

• Phát triển thương hiệu- văn hóa Agribank. (Agribank) •

Chương 3: GIẢI PHÁP CƠ CẤU LẠI NGUỒN NHÂN LỰC CHO AGRIBANK ĐẾN 2020

Xuất phát từ sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của Agribank tôi xin đề ra một số giải pháp cho quá trình tái cơ cấu nguồn nhân lực như sau:

Xây dựng chiến lược dài hạn về nguồn nhân lực của Agribank từ nay đến năm 2020. Công bố các tiêu chuẩn của nhân viên ngân hàng, xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng tương đương với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực. Tiêu chuẩn phải thể hiện cụ thể từng mức độ kiến thức. Xây dựng tiêu chí tuyển dụng người vào làm việc trong ngân hàng, thông báo cho sinh viên biết trước khi có ý định vào làm việc.

Chủ động tham gia đào tạo nguồn nhân lực theo đơn đặt hàng với các trường. Tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực, bằng cách cử chuyên gia ngân hàng vào giảng dạy một số chuyên đề, đóng góp kinh phí đào tạo, khi sinh viên ra trường nếu đạt tiêu chuẩn sẽ nhận vào làm việc. Có thể nói Agribank sẽ tham gia vào cả quá trình đào tạo nhân viên từ khi người đó còn là một sinh viên như Agribank tạo điều kiện để sinh viên được thực tập, nghiên cứu trong suốt quá trình học tập, các đề tài báo cáo thực tập và tốt nghiệp phải xuất phát từ yêu cầu của Agribank, tham gia quá trình chấm và bảo vệ luận văn tốt nghiệp.

Chủ động thực hiện việc đánh giá chất lượng đào tạo hằng năm, rà soát và xây dựng các chương trình đào tạo nghiệp vụ theo yêu cầu của công việc và theo nhu cầu học hỏi nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên. Đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kinh doanh cơ bản cho cán bộ hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp và chịu áp lực cạnh tranh ngày càng cao của môi trường kinh doanh. Hiện nay, công tác đào tạo cán bộ tại Agribank vẫn mang tính hình thức, chưa thực chất. Công tác đào tạo cần phải gắn liền với kiểm tra, tổng kết, phải thực sự mang lại lợi ích cho ngân hàng (thể hiện qua năng suất lao động, cũng như trình độ chuyên môn của mỗi nhân viên được tham gia các khóa đào tạo). Chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản

lý cho cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch cải cách và chấp nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và cấp thực hiện. Đa dạng hoá việc đào tạo các kỹ năng chuyên nghiệp cho đội ngũ giao dịch viên và chuyên viên quan hệ khách hàng tại các PGD nhằm tạo dựng phong cách kinh doanh hiện đại, đáp ứng yêu cầu và các phẩm chất cần có của mạng lưới bán lẻ. Phải coi trọng việc đào tạo các kỹ năng mềm cho cán bộ tác nghiệp nhằm biến tiềm năng kiến thức thành hiệu quả công việc. Đồng thời cần quan tâm thích đáng tới việc đào tạo ngoại ngữ (đặc biệt tiếng Anh) ở các PGD đóng tại các đô thị lớn để đón trước thời cơ mở rộng giao dịch với khách hàng nước ngoài. cần đa dạng hóa phương thức đào tạo, quan tâm thích đáng đến hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học về kiến thức, về không gian, thời gian.

Xây dựng chế độ đãi ngộ tương xứng để người lao động gắn bó với ngân hàng: Trong bối cảnh các ngân hàng khác luôn đưa ra chế độ đãi ngộ, lương, thưởng cao hơn để tuyển dụng những ứng viên có kinh nghiệm và năng lực sang làm việc, để bảo đảm “giữ chân” được những cán bộ có năng lực, Agribank phải căn cứ vào điều kiện và quy mô của mình để xây dựng các chế độ đãi ngộ tương xứng với khả năng, trình độ chuyên môn và mức độ đóng góp sức lao động vào hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Định hướng và quản lý tư tưởng, thái độ. Đây là một trong những vấn đề cốt lõi của quá trình quản lý lao động. Để người lao động chung sức cùng với Agribank, thì vấn đề định hướng, đào tạo nội bộ đối với nhân viên là hết sức cần thiết. Thông qua các buổi đào tạo nội bộ, người lao động có thể hiểu hơn về tổ chức, công việc mình đang làm và gắn kết hơn tình đồng nghiệp, đồng thời Agribank cũng hiểu hơn về tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, nhân viên để từ đó đưa ra những quyết sách lớn phù hợp với thực tế.

tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, chương trình, nội dung đào tạo, giảng viên và phương pháp giảng dạy.

Phân bổ hợp lý lực lượng lao động giữa các vùng miền nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.

KẾT LUẬN

Để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần thiết phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Có con người năng lực, nhiệt huyết và sáng tạo mới thực hiện được chiến lược phát triển dài hạn cho hệ thống ngân hàng, mới khắc phục được rủi ro trong ngân hàng cứ rình rập hiện nay, mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và nước ngoài.

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu nguồn nhân lực tại agribank giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến 2020 (Trang 40 - 45)