Agribanh và quá trình tái cơ cấu:

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu nguồn nhân lực tại agribank giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến 2020 (Trang 31 - 40)

Việt Nam, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2014, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:

- Tổng tài sản: 762.869 tỷ đồng. - Tổng nguồn vốn: 690.191 tỷ đồng. - Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng. - Tổng dư nợ: trên 605.324 tỷ đồng.

- Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia.

- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên.

Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp.

Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 123 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự án Biogas (ADB); Dự án JIBIC (Nhật Bản); Dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD) v.v...

Với vị thế là NHTM – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.

Năm 2001 là năm đầu tiên Agribank triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế đôi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại.

Năm 2003 Agribank đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái cơ cấu nhằm đưa hoạt động của mình phát triển với quy mô lớn chất lượng hiệu quả cao. Tính đến năm 2004, sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ câu giai đoạn 2001-2010, Agribank đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: tình hình tài chính đã được lành mạnh hơn qua việc cơ cấu lại nợ và tăng vốn điều lệ, xử lý trên 90% nợ tồn động, mô hình tổ chức từng bước được hoàn thiện nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành, bộ máy lãnh đạo từ trung ương đến chi nhánh được củng cố, hoàn thiện, quyền tự chủ trong kinh doanh được mở rộng hơn.

Đến cuối năm 2005, vốn tự có của Agribank đạt 7.702tỷ VND, tổng tài sản có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán bộ nhân viên

(chiếm 40% tổng số cán bộ, nhân viên toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam), ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo. Từ năm 2006 bằng những giải pháp mang tính đột phá và cách làm mới, Agribank thực sự khởi sắc. Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ USD gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70% với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 36% với gần 3 vạn doanh nghiệp dư nợ. Tổng nguồn vốn 295.048 tỷ đồng và gần như hoàn toàn là vốn huy động.

2009 là năm Agribank ưu tiên và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của cạnh tranh và hội nhập. Triển khai thành công mô hình đào tạo trực tuyến; Tuyển thêm trên 2000 cán bộ trẻ, được đào tạo căn bản, có ngoại ngữ và tin học nhằm chuẩn bị nguồn lực cho các năm tiếp theo.

Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của Agribank đạt xấp xỉ 470.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2008; tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tổng dư nợ nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 242.062 tỷ đồng.

Cũng trong 2010, Agribank được Chính phủ cấp bổ sung 10.202,11 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ của Agribank lên 20.810 tỷ đồng, tiếp tục là Định chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Ngày 28/6/2010, Agribank chính thức khai trương Chi nhánh nước ngoài đầu tiên tại Campuchia. Agribank chính thức công bố thành lập Trường Đào tạo Cán bộ (tiền thân là Trung tâm Đào tạo) vào dịp 20/11/2010.

Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.

đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng Thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, đảm bảo hệ số CAR đạt trên 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nhằm tránh xảy ra tình trạng chồng chéo, cạnh tranh giữa các chi nhánh trên cùng địa bàn, chi nhánh đầu tiên của Agribank đã chính thức tiến hành bàn giao đơn vị trực thuộc cho một chi nhánh khác, mở đầu cho kế hoạch tái cơ cấu hệ thống và mạng lưới: Agribank Chi nhánh Sài Gòn đã tổ chức ký bàn giao Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo cho Agribank Chợ Lớn vào tháng 2/2012. Đây được xem là sự kiện mở đầu cho một nội dung quan trọng trong đề án tái cơ cấu lại tổ chức, bộ máy, mạng lưới của ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Đây là chi nhánh đầu tiên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện bàn giao phòng giao dịch cùng toàn bộ con người, cơ sở vật chất, dữ liệu hoạt động kinh doanh trên hệ thống kế toán và thanh toán khách hàng (IPCAS)… cho một chi nhánh khác.

Một nội dung chính của kế hoạch tái cơ cấu là thực hiện cơ cấu lại toàn diện, từ bộ máy tổ chức, hệ thống mạng lưới, công nghệ, tín dụng, sản phẩm dịch vụ... theo hướng phát triển bền vững. Agribank sẽ rà soát lại toàn bộ hệ thống để tiến hành sáp nhập, cơ cấu lại mạng lưới một cách hợp lý hơn, kể cả việc mạnh tay đóng cửa những phòng giao dịch, chi nhánh làm ăn không hiệu quả.

Agribank hiện là ngân hàng thương mại có quy mô lớn nhất trong hệ thống với hơn 2.400 chi nhánh trên toàn quốc. Sở hữu thương hiệu, hệ thống và sức chi phối lớn đối với thị trường, nhưng xét về nội tại, hoạt động của Agribank đang khá dàn trải.

Năm 2014, Agribank quyết liệt triển khai Đề án tái cơ cấu; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, quy trình nghiệp vụ; đồng thời công bố thay đổi Logo và sắp xếp lại địa điểm làm việc. Giai đoạn 2013 - 2015, chưa đặt vấn đề cổ phần hóa Agribank, nhưng phải tái cơ cấu để tiếp tục thực hiện vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ - tín dụng nông

nghiệp, nông thôn. Đó là chia sẻ của ông Trịnh Ngọc Khánh, Phụ trách điều hành Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Agribank về quá trình tái cơ cấu Ngân hàng.

Bằng quyết định số 53/QĐ-NHNN ngày 15/11/2013, Thống đốc NHNN đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2013 - 2015. Nội dung chính của đề án có thể tóm tắt:

Thứ nhất, tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp chế biến, DN nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đến năm 2015 đạt tỷ lệ cho vay lĩnh vực này khoảng 80% dư nợ, riêng dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân khoảng 70%.

Thứ hai, tập trung xử lý nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu về mức tiêu chuẩn; tăng vốn tự có đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động.

Thứ ba, thực hiện thoái vốn tại các công ty con hoạt động không phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn.

Thứ tư, cơ cấu lại tổ chức bộ máy, đặc biệt là hệ thống kiểm tra kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sắp xếp lại lao động. Tiếp tục mở rộng mạng lưới tại địa bàn nông thôn, nơi có điều kiện kinh doanh theo yêu cầu về phục vụ và chỉ đạo của chính quyền địa phương.

Tuy nhiên từ năm 2008 đến nay, các sự kiện đáng tiếc liên tiếp đến với Agribank. Nhiều vụ án hình sự đã được khởi tố với hàng loạt cán bộ các cấp bị rơi vào vòng lao lý... với những tổn thất mang dấu ấn “lịch sử” trong 26 năm hình thành và phát triển của Ngân hàng. Đặc biệt từ sau khi công bố kết luận của Thanh tra Chính phủ đến nay, các phương tiện thông tin báo chí dồn dập đưa tin, phân tích, bình luận nhiều bài báo đặt vấn đề khá gay gắt và nặng nề với những gì đã xảy ra ở Agribank trong thời gian qua. Uy tín và thương hiệu của Agribank suy giảm rõ rệt. Nhiệm vụ đặt ra đối với ngành ngân hàng giai đoạn này đã là rất nặng nề, nhưng với Agribank còn nặng nề hơn gấp bội.

Trong vòng hai năm qua, số cán bộ của Agribank bị bắt liên quan đến hoạt động ngân hàng được thống kê nhiều nhất trong các ngân hàng, rải đều ở các chi nhánh, điểm giao dịch từ Bắc xuống Nam, gần như tháng nào cũng có các vụ bắt giữ cán bộ của Agribank đăng trên báo chí. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) thời gian qua là một trong số những đơn vị xáo trộn nhiều nhất về nhân sự khi bộ máy cũ gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và một nguyên Phó Tổng giám đốc bị bắt vì những sai phạm trong quản lý.

Sau đó, Thống đốc cũng liên tiếp bổ nhiệm các cá nhân trong nội bộ ngân hàng, điều động cán bộ từ Ngân hàng Nhà nước hay các ngân hàng khác sang để tái cấu trúc ngân hàng.

Bên cạnh đó, Agribank có nhiều sai phạm trong hoạt động cho vay, tiềm ẩn rủi ro và khó thu hồi vốn. Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Agribank đã vướng vào nhiều sai phạm liên quan đến chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động tín dụng, đầu tư tài chính và đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2009-2011. Đặc biệt, hai công ty cho thuê tài chính ALC I và ALC II vi phạm gây lỗ lớn, mất hoàn toàn vốn chủ sở hữu. Các công ty con 100% vốn đầu tư của Agribank trong 3 năm 2009-2011 cũng thua lỗ gần 9.000 tỷ đồng.

Trước những hành vi trên, một loạt lãnh đạo của Agribank đã bị bắt để điều tra, như cựu Chủ tịch Đỗ Tất Ngọc, nguyên Tổng giám đốc Phạm Thanh Tân... Đề án tái cơ cấu Agribank cũng đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt nhằm xử lý cụ thể, minh bạch.

Những vi phạm và bất cập như vậy ở Agribank tồn tại đã lâu và chỉ có thể giải quyết bằng một cuộc tái cơ cấu toàn diện.

Có lẽ đó là động lực khiến Ngân hàng Nhà nước quyết tâm bổ sung nhiều cán bộ giàu kinh nghiệm vào Ban lãnh đạo Agribank để vực dậy ngân hàng thương mại có quy mô lớn nhất nước này Các vị trí mới ở Agribank:

Chủ tịch Hội đồng thành viên: Ông Trịnh Ngọc Khánh - Phụ trách điều hành

Hội đồng Thành viên. Tổng giám đốc Agribank được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank.

Phó chủ tịch Hội đồng thành viên: Phó tổng giám đốc ngân hàng gốc quốc

doanh khác, ông Phạm Đức Ấn từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được chuyển qua làm Phó chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank.

Các thành viên Hội đồng thành viên:

Ông Tiết Văn Thành - Phó tổng giám đốc Agribank được bổ nhiệm chức danh Thành viên Hội đồng Thành viên và giao làm quyền tổng giám đốc ngân hàng này. Ông Nguyễn Viết Mạnh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN;

Ông Phạm Hoàng Đức - Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán, NHNN;

Ông Nguyễn Đăng Hồng - Phó Chánh Thanh tra giám sát ngân hàng Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN;

Ông Nguyễn Ngọc - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, NHNN;

Ông Nguyễn Văn Minh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị,Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp.

Ban Tổng giám đốc:

Hai tân phó tổng giám đốc: bà Nguyễn Thị Phượng - Giám đốc Sở giao dịch Agribank; bà Đinh Thị Thái - Trưởng phòng Phòng Quản lý rủi ro tín dụng Vietcombank.

Với tiêu chí lành mạnh hóa hệ thống, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng đề án tái cấu trúc Agribank và thành lập ban chỉ đạo do một Phó Thống đốc chịu trách nhiệm trực tiếp, nhằm mục tiêu "thay máu" ngân hàng.

chính Thống đốc thừa nhận khiến "cán bộ ngân hàng có phần xao xuyến", song người đứng đầu ngành ngân hàng khẳng định sẽ làm mọi biện pháp để nhanh chóng khắc phục điểm yếu, đưa Agribank trở về đúng trọng tâm là phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Về việc chuyển đổi vị trí làm việc và địa bàn công tác đối với cán bộ Agribank, thời hạn chuyển đổi được áp dụng cho cán bộ kế toán, giao dịch viên tối đa 06 tháng, cán bộ tín dụng tối đa 18 tháng và Giám đốc Phòng giao dịch, Phó Giám đốc Phòng giao dịch tối đa 18 tháng.

Về tổ chức giao dịch với khách hàng, mới chỉ qua 4 tháng đầu năm 2014, Agribank đã thay đổi toàn bộ hệ thống cơ chế chính sách về tín dụng, về giao dịch với khách hàng. Mọi giao dịch liên quan đến thu, chi tiền mặt đều giao về cho phòng Kế toán- Ngân quỹ, quầy giao dịch phân ra quầy loại 1 và 2 căn cứ theo hạn mức hạch toán và có thu chi tiền mặt hay không. Các sự thay đổi này làm tiền đề cho quá trình hoàn thiện dần cơ chế quản trị nội bộ để kích thích tăng năng suất lao động, nhằm thực hiện tốt đề án tái cơ cấu đã được NHNN phê duyệt và phục vụ tốt hơn bà con khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Hội nhập quốc tế không chỉ cho phép các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cạnh tranh bình đẳng trong nền kinh tế Việt Nam mà các ngân hàng ở Việt Nam còn phải đáp ứng được các chuẩn mực mang tầm quốc tế nếu không muốn bị mất khách hàng. Quá trình hội nhập này làm cho cơ cấu ngành ngân hàng có một số thay đổi qua các thước đo:

- Mức độ sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng trong nước.

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu nguồn nhân lực tại agribank giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến 2020 (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w