Phú Mỹ
Là một đơn vị trực thuộc ngành xây dựng cơ bản, Công ty cổ phần xây dựng thương mại Phú Mỹ có cơ cấu tổ chức sản xuất, cơ cấu quản lý riêng phù hợp với đặc điểm của ngành xây dựng. Tổ chức bộ máy của Công ty, đứng đầu là giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách tài chính, phó tổng giám đốc phụ trách đội, phòng kỹ thuật, phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài vụ, phòng vật tư, đội xe, ban chỉ huy công trình, xưởng sữa chữa cơ khí. Có thể hình dung bộ máy quản lý của Công ty quasơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức quản lý
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp Tổng Giám Đốc Phó tổng giám đốc phụ trách đội xe Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Phòng kỹ thuật Phòng tổchức hành chính Phòng kế toán tài vụ Phòng vật tư Đội xe Ban chỉ huy
Giải thích sơ đồ:
- Tổng giám đốc: Là chủ tài khoản của công ty, là người đứng đầu công ty, trực tiếp điều hành tổng thể quá trình hoạt động kinh doanh, định hướng phát triển công ty.
- Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính: Là người trợ giúp cho TGĐ trong công tác chỉ đạo, điều hành công việc khi TGĐ đi vắng, kiểm tra và báo cáo cho TGĐ toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Tham mưu cho TGĐ phương hướng, giải pháp để mở rộng và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty. Là người chỉ đạo phòng kỹ thuật, phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài vụ.
+ Phòng kỹ thuật: Chỉ đạo cho ban chỉ huy công trình. Có trách nhiệm lập kế hoạch thi công, quản lý kỹ thuật thi công công trình theo đúng tiến độ, lập kế hoạch nguyên vật liệu cho từng công trình, tổ chức nghiệm thu khối lượng công trình, lên bảng kê khối lượng hoàn thành để làm căn cứ lập phiếu giá thanh toán từng công trình.
+ Phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm mở sổ ghi chép các văn bản, lưu trữ và bảo quản các công văn đi-đến, phối hợp với phòng kỹ thuật làm hồ sơ thầu, thực hiện tốt chức năng tổ chức nhân sự nhằm phục vụ cho các phòng, ban một cách có hiệu quả.
+ Phòng kế toán tài vụ: Xây dựng kế hoạch tài chính trên cơ sở SXKD hàng năm của công ty.Tổ chức quyết toán,báo cáo tài chính cho các cơ quan hữu quan,tham gia xây dựng các văn bản có liên quan đến công tác tài chính,công tác hạch toán.Xây dựng các chứng từ theo đúng luật kế toán,quản lý thống nhất các nghiệp vụ của công ty.
+ Ban chỉ huy công trình: Điều hành mọi hoạt động thi công trên công trường,
lập bảng kê khối lượng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Sau đó báo về phòng kỹ thuật để tổ chức nghiệm thu, báo cáo kịp thời về công ty tình hình biến động trên công trường và những đề xuất giải quyết.
- Phó tổng giám đốc phụ trách đội xe: Là người quản lý các hoạt động vận tải, chỉ đạo phòng vật tư, đội xe và xưởng sửa chữa cơ khí.
+ Phòng vật tư: Thực hiện các nghiệp vụ thu mua và cung ứng vật tư cho các công trình mà công ty đang thi công, lập kế hoạch thu mua hợp lý, tiết kiệm chi phí và có biện pháp cung ứng kịp thời.
+ Đội xe: Quản lý xe, điều động xe kịp thời để phục vụ cho quá trình thi công, có kế hoạch sửa chữa và bảo quản xe một cách hợp lý, tránh lãng phí, nhằm tiết kiệm bớt chi phí sửa chữa.
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần xây dựng thương mại Phú Mỹ
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty cổ phần xây dựng thương mại Phú Mỹ tiến hành theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Theo hình thức tổ chức này thì toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của công ty, các đội và xí nghiệp xây lắp trực thuộc không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ về phòng tài chính kế toán của công ty.
Phòng kế toán tài chính của Công ty có 7 người: Kế toán trưởng và các phần hành kế toán như: kế toán tiền lương, kế toán TSCĐ, kế toán CPSX và tính giá thành, kế toán thanh toán, kế toán nguyên liệu vật tư, thủ quỹ. Có thể khái quát mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
- Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo toàn bộ công tác kế toán của công ty, chịu trách nhiệm trước TGĐ về hoạt động tài chính, có nhiệm vụ quản lý, điều hành nhân viên trong phòng kế toán, kiểm soát tình hình thu chi của công ty, làm tham mưu cho TGĐ về tài chính kế toán.
Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ giúp kế toán trưởng trong công tác kế toán, tập hợp các số liệu tài chính phát sinh, ghi chép vào sổ sách kế toán có liên quan, chịu trách nhiệm báo cáo quyết toán tài chính, quyết toán thuế, lưu trữ, bảo quản chứng từ…tham mưu cho kế toán trưởng về tình hình tài chính của công ty.
Kế toán vật tư: Mở sổ theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, ..cả về số lượng lẫn giá trị. Phân tích được nhu cầu thừa thiếu nguyên vật liệu,..trên công trường để tránh lãng phí nhằm sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả. Sau đó tổng hợp số liệu cho kế toán tổng hợp để trình lên kế toán trưởng. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư Kế toán thanh toán Thủ quỹ
Kế toán thanh toán: Mở sổ theo dõi tình hình thu chi tiền hàng ngày, theo dõi công nợ từng đối tượng đối với người mua, người bán. Ngoài ra còn mở sổ công nợ cho đội thợ, sổ công nợ cán bộ công nhân viên.
Thủ quỹ: Mở sổ quỹ tiền mặt, theo dõi tình hình thu chi tiền mặt hàng ngày và phải thường xuyên đối chiếu với kế toán thanh toán, chịu trách nhiệm chấm công cho bộ phận văn phòng công ty, cuối tháng lập bảng tổng hợp công các công trình để lập bảng tính lương và thanh toán lương.
2.1.4.2. Chế độ kế toán áp dụng
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Công ty có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết nên đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết để xử lý thông tin từ các chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính và quản trị cũng như phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát.
- Niên độ kế toán: được bắt đầu từ 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 năm dương lịch.
- Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng.
- Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Công ty đã và đang áp dụng 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam được Bộ Tài Chính ban hành.
- Các chính sách kế toán áp dụng:
+ Phương pháp tính thuế: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nhật ký chung Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Nhật ký chuyên
dung
(Nhật ký đặc biệt)
Sổ cái Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh Chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc
+ Nguyên tắc xác định các khoản tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển gồm:
• Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền;
• Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán theo tỷ giá thực tế;
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
• Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Trung bình tháng theo giá thực tế
• Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: (Đầu kỳ + nhập trong kỳ) – xuất trong kỳ
• Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
• Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Chưa có + Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ:
• Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, TSCĐ vô hình, thuê tài chính)
• Phương pháp khấu hao TSCĐ (hữu hình, TSCĐ vô hình, thuê tài chính) + Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư:
• Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư.
• Phương pháp khấu hao bất động sản đầu tư. + Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính:
• Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở KD đồng kiểm soát
• Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạ
• Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn;
• Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn + Nguyên tắc ghi nhận vốn hóa các khoản chi phí đi vay
• Nguyên tắc ghi nhận vốn hóa các khoản chi phí đi vay: Vay ngân hàng & vay cá nhân.
• Tỷ lệ vốn hóa chi phí đi vay được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ.
+ Nguyên tắc ghi nhận vốn hóa các khoản chi phí khác
• Chi phí trả trước
• Chi phí khác
• Phương pháp phân bổ chi phí trả trước
• Phương pháp và thời gian phân bổ lợi thế thương mại + Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả
+ Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả + Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:
• Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư chủ sở hữu, thặng dư vốn CP, vốn khác của chủ sở hữu.
• Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản
• Nguyên tắc ghi chênh lệch tỷ giá
• Nguyên tắc ghi chênh lệch tỷ giá, lợi nhuận chưa phân phối + Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
• Doanh thu bán hàng
• Doanh thu cung cấp dịch vụ
• Doanh thu hoạt động tài chính
• Doanh thu hợp đồng xây dựng
+ Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính
+ Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại
+ Các nghiệp vụ dự phòng rủi ro hối đoái + Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác