- Tài liệu khảo sát địa hình: Mặt cắt dọc - ngang kênh Thức Hóa đoạn thiết kế từ cống điều tiết Thức Hóa đến cuối kênh: L = 4.500 (m).
- Tài liệu lưu lượng thiết kế:
+ Tưới: Đây là đoạn kênh đầu mối dẫn toàn bộ lượng nước cần tưới cho khu vực xã Giao Tân. Theo tài liệu, hệ thống phải đảm bảo cấp nước cho 1.100 ha đất canh tác, vùng nghiên cứu là vùng ảnh hưởng triều nên thời gian lấy nước tự chảy trong 1 ngày chỉ có 12 giờ, hệ số tưới tính được cho 24h là qtk = 1,19 l/s-ha nên hệ số tưới trong trường hợp này là qtk = 2,38 l/s-ha. Hệ số sử dụng kênh mương trên toàn hệ thống η = 0,75, với
Qđầu mối tưới = η ω . 1000 . TK q = 1000.0,75 1100 . 38 , 2 = 3,22 (m3/s).
+ Lưu lượng môi trường: Là lưu lượng nước kênh Thức Hóa chuyển vào qua cống Thức Hóa cần duy trì thường xuyên trong mùa tưới để đảm bảo môi trường nước kênh Thức Hóa không bị ô nhiễm. Hiện nay chưa có quy định cụ thể xác định chính xác lưu lương môi trường, trong đồ án này em lấy:
Qmt = 10%Qtưới = 10%.3,22 = 0,322(m3/s) + Như vậy, lưu lượng thiết kế trong mùa tưới:
Qtk = 3,2 + 0,322 = 3,52 (m3/s)
+ Tiêu: Đoạn kênh Thức Hóa cần thiết kế nạo vét đón nhận nước tiêu của toàn bộ tiểu vùng tiêu trực tiếp ra sông Ngô Đồng. Theo tài liệu, hệ thống phải đảm bảo tiêu nước cho 4.140 ha đất với hệ số tiêu thiết kế trong 24 giờ là qtktiêu =12,53 l/s-ha, mà vùng quy hoạch nằm trong vùng ảnh hưởng triều nên thời gian tiêu nước của vùng chỉ có 12,8 giờ. Vì vậy hệ số tiêu thiết kế tương ứng là 23,5 l/s-ha.
Qtiêu = 1000 . tiêu tiêu tk q ω = 1000 4140 . 5 , 23 = 97,29 (m3/s)
Trong thiết kế nạo vét kênh Thức Hóa, yêu cầu đặt ra là cần phải đáp ứng được yêu cầu tưới cho toàn bộ diện tích đất canh tác trong hệ thống thủy lợi xã Giao Tân, nhưng đồng thời phải đảm bảo được cho khả năng chuyển tải lượng nước tiêu của đoạn kênh phụ trách trong hệ thống khi tiêu với lưu lượng tiêu thiết kế.
- Tài liệu mực nước thiết kế: Theo tài liệu của công ty khai thác công trình Thủy lợi Xuân Thủy thì:
+ Mực nước thiết kế tưới: Tại thượng lưu cống điều tiết Thức Hóa là +1,5 (m). + Mực nước thiết kế tiêu: tại xã Giao Tân là +2,5 (m).
- Tài liệu về cao độ đáy kênh thiết kế: Cao độ đáy kênh Thức Hóa thiết kế nạo vét nên bằng với cao độ đáy công trình điều tiết có trên cống Thức Hóa: kênh Thức Hóa có cao trình thiết kế là -2,0 (m).
- Tài liệu về cao độ đáy kênh hiện trạng: kênh Thức Hóa có cao trình đáy kênh hiện trạng là -1,5 (m).
- Tài liệu về đặc điểm địa chất lòng sông.
Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất, địa mạo lòng kênh Thức Hóa chủ yếu là loại đất thịt nặng và sét nhẹ, lòng dẫn ít có đoạn cong so với tổng chiều dài kênh.
+ Chọn độ nhám lòng kênh: Theo TCVN 4118 - 2012 lấy hệ số nhám từ 0,025 ÷ 0,03 với đặc trưng lòng dẫn là đất liền trong điều kiện sạch, thẳng. Chọn n = 0,025.
+ Chọn độ dốc mái kênh: Theo TCVN 4118 - 2012 lấy hệ số mái kênh là 1,5 cho Q>10 m3/s và loại đất là đất sét pha. Chọn m = 1,5.
+ Độ dốc kênh: dựa vào cao độ đáy kênh Thức Hóa thiết kế là -2,0 (m) và cao trình đáy kênh Thức Hóa hiện trạng là -1,2 (m), đoạn kênh thiết kế có chiều dài L = 4.500 (m) có độ dốc kênh i = 0,00009.