Kiểm soát thông qua các báo cáo về lịch sử thiết bị

Một phần của tài liệu Lựa chọn tổ máy làm đất tối ưu với máy chủ đạo là máy đào gầu ngửa 1 (Trang 75 - 80)

Việc kiểm soát lịch sử máy bao gồm các công việc:

Phân tích lịch sử sửa chữa

Bao gồm phân tích chọn lọc và mười giá trị tốt nhất của thời gian trung bình giữa các lần sửa chữa (MTBS), thời gian trung bình để sửa chữa (MTTR), và chi phí sửa chữa.

Sự phân bổ của các tổ máy xét về mặt MTBS và MTTR ảnh hưởng đến hệ số sẵn sàng và các chi phí, ta có các công thức: - MTBS (theo hệ thống) = (4.2) - MTTR (theo hệ thống) = (4.3) Ảnh hưởng đến hệ số sẵn sàng = 1- hệ số sẵn sàng (cả máy) x (4.4) (theo hệ thống)

Các cánh thức thực hiện này là hiệu quả nhất khi được áp dụng để phân tích các hỏng hóc và các vấn đề trong khai thác mỏ.Tính toán các chỉ tiêu MTBS và MTTR ở trên được trình bày cho các máy riêng rẽ hoặc các thiết bị với một model cụ thể.

Phân tích hỏng hóc được áp dụng xuống mức các hệ thống, với cùng công thức, nhưng áp dụng cho động cơ, hệ truyền động-, hệ thống thủy lực và các hệ thống máy móc khác.

Cho phép so sánh ảnh hưởng đối với hệ số -sẵn sàng của các hệ thống máy khác nhau và giúp để chọn riêng ra 20% các hư hỏng nghiêm trọng nhất. Nó được tính bằng cách nhân tỷ số của số giờ ngừng máy theo hệ thống trên tổng số giờ ngừng máy với 1 trừ đi hệ số sẵn sàng của cả máy.

Chi phí giờ máy của hệ thống cũng được tính bằng cách chia chi phí bảo dưỡng sửa chữa của hệ thống cho số giờ hoạt động.

Các nguồn dữ liệu:

+Số giờ hoạt động: Đọc công tơ mét. Số giờ này thường không trùng với số giờ trong các hệ thống truyền tin của máy do việc mã hóa năng suất bị trễ.

75

Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí

+Số lần tắt máy: Có được từ Hệ thống truyền tin và lịch sử trình tự làm việc của máy. Phải dùng từ hệ thống truyền tin để đếm những lần tắt máy mà không có được từ một trình tự làm việc. Việc đếm số lần tắt máy phải được xác định cho từng khu vực của máy cũng như cho cả máy để đánh giá không chỉ ảnh hưởng của từng khu vực mà còn để tính toán hệ số sẵn sàng làm việc.

+Số giờ ngừng máy:Thu được từ hệ thống truyền tin và lịch sử trình tự làm việc của máy. Phải dùng từ hệ thống truyền tin để xác định số giờ ngừng máy mà không có được từ một trình tự làm việc.Lưu ý rằng thời gian chậm sửa chữa được tính vào lịch sử thời gian ngừng máy.Nếu biết được các thời gian trễ này, chỉ số MTTR cần được tính với cả trường hợp có và không có thời gian trễ.Cũng giống như tính số lần tắt máy, thời gi-an ngừng việc phải được xác định riêng cho mỗi khu vực của máy và cả máy để đánh giá ảnh hưởng của mỗi khu vực.

Phân tích hư hỏng

Để xác định nguyên nhân căn bản của các sự kiện nghiêm trọng.

+Những gì bị hỏng? +Bị hỏng như thế nào? +Tại sao nó bị hỏng?

+Làm thế nào chúng ta có thể ngăn chặn được hỏng hóc nhiều hơn? +Chúng ta nên kì vọng nhiều hơn ở những gì?

Phân tích hiệu quả công việc sửa chữa và quá trình phát hiện hỏng hóc.

+Tần suất tắt máy (MTBS) sau bảo dưỡng định kì (PM)

Chỉ số này phản ánh hiệu quả và chất lượng sửa chữa. Một mục tiêu thực tế là đạt được chỉ số này cao hơn chỉ số MTBS chung.

(4.5)

+Tỉ lệ phần trăm làm lại

Phản ánh hiệu quả sửa chữa,tỉ lệ(%) số giờ công làm lại (khắc phục lỗi sửa chữa) đối với tổng số giờ công dành cho tất cả các công việc sửa chữa.

Không có mức chuẩn, nhưng mục tiêu hợp lí là số giờ công làm lại < 2% tổng số giờ công sửa chữa

Phần trăm làm lại = x 100% (4.6) 76

Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí

Như vậy qua việc tìm hiểu phân tích, lập quy trình kiểm soát tình trạng kĩ thuật của máy đào nói riêng ta biết được công việc kiểm soát tình trạng của các loại máy nói chung khác là công việc thường xuyên và rất quan trọng trong quá trình sử dụng máy để thi công. Kiểm soát tình trạng kĩ thuật máy có thể duy trì năng suất và hiệu quả ban đầu của máy, đồng thời giảm tối đa tai nạn và nguy hiểm do máy móc mang lại cho người lái và công nhân trên công trường. Về mặt kinh tế thì chi phí cho công tác kiểm soát tình trạng kĩ thuật của máy, nó sẽ rất nhỏ so với lợi ích của máy đã được kiểm soát đem lại. Tăng thời gian phục vụ của máy cũng như tuổi thọ, giảm thời gian hao phí do hỏng hóc và sửa máy gây ra.

77

Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí

78

Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí

KẾT LUẬN

Sau khi hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài "Lựa chọn tổ máy làm đất tối ưu với máy chủ đạo là máy đào gầu ngửa.” Bản thân em nhận thấy rằng, đồ án tốt nghiệp kỹ sư là tổng hợp của tất cả các kiến thức từ cơ sở cho đến chuyên ngành đã được thầy cô truyền dạy cho em trong thời gian học tập tại trường Đại học Thủy Lợi. Quá trình làm đồ án tốt nghiệp giúp em tổng hợp kiến thức đã được học và bước đầu làm quen với việc lựa chọn tổ máy tối ưu cho công tác làm đất, từ đó em đã học được nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân từ thầy giáo hướng dẫn để phục vụ cho công việc sau này.

Bản thân em đã nỗ lực hoàn thành đồ án với kiến thức hiện có của mình nhưng không thể tránh khỏi việc sai sót trong tính toán thiết kế. Em kính mong nhận được sự đóng góp giúp đỡ từ quý thầy cô để đồ án của em được hoàn thiện hơn, từ những kỹ năng cơ bản đến những kiến thức chuyên sâu. Em vô cùng biết ơn khi đón nhận những sự cảm thông của quý thầy cô giành cho em.

79

Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật Cơ Khí

Một phần của tài liệu Lựa chọn tổ máy làm đất tối ưu với máy chủ đạo là máy đào gầu ngửa 1 (Trang 75 - 80)